Chuyện ăn của Tony
Admin-DNQM
07:51
1.Sau 1 đêm chìm trong mộng mị, Tony sẽ thức giấc. Trong đầu là sự giằng co: đánh răng trước hay ăn sáng trước? Sau khi động não, ăn sáng trước là câu trả lời cuối cùng. Tối qua trước khi ngủ Tony đã đánh răng rồi. Vả lại ăn xong đánh răng đi làm tiếp xúc người khác mới tự tin, thay đổi, kiên quyết không mang những mảng bám thức ăn đường phố vào công sở.
Hôm trước thấy 1 chị kia xinh đẹp ở hội nghị, lúc chị cười thấy có cọng hành xinh xinh dính trên kẽ răng. Tony biết ngay sáng nay chị ấy đã điểm tâm bằng phở bò bà Bảy. Bà ấy dạo này xắt hành hơi nhỏ.
Người quý tộc ở châu âu thường ăn sáng trên giường, người châu âu, Hàn Quốc, Nhật... thường nấu cơm tự ăn ở nhà ( thấy trên phim chứ qua bển toàn ở khách sạn, hổng lẽ mới tờ mờ sáng đã mò qua nhà người ta coi người ta ăn cái gì). Nhưng Tony có hỏi thì biết là họ ăn xong rồi mới đánh răng, uống cafe rồi đi làm. Nên nói chiện, hơi thở thơm phức hà. Trong khi Tony thường đánh răng xong mới ăn, thường ăn sáng ở ngoài trên đường đi làm. Hình ảnh vừa đi vừa xỉa răng, thậm chí vừa lái xe máy vừa ngậm tăm trên đường phố là hình ảnh rất nên thơ, trong đó có Tony.
2. Chúng ta có lẽ là dân tộc ăn rau sống nhiều nhất trên thế giới. Không chắc lắm, tuy nhiên những nơi mà Tony đi qua, rau ăn sống chỉ có vài ba loại, còn tất tần tật người ta chiên xào nấu soup hết. Ngoài rau phổ biến, chúng ta còn thích ăn chuối chát, hoa chuối, lá xoài non, lá mận, lá sung, lá cách, lá lụa, lá mơ, lá ổi, lá chùm ruột, kèo nèo, lục bình, bông súng, rau má, rồi cải xanh, rau nhút, rau muống, lá lộc vừng, lá bần, lá me, lá sấu, lá cóc….Đi siêu thị ở nước ngoài, Tony cứ đừng tần ngần ở quầy rau, rồi cứ so sánh cái này to hơn ở nước mình, cái này nhỏ hơn nè, cái này mắc quá, ở Sài Gòn có 5 ngàn đồng 1 bó hành còn bên London tới 1.50 bảng nhưng chỉ có 3 cọng. Còn mấy cái bồn hoa giữa đường phố Tokyo hay Thượng Hải, không biết nó trồng cái loại cây gì mà nứt đọt non mơn mởn, nhìn là muốn bứt xuống luộc chấm nước mắm.
Hồi còn sinh viên, Tony có làm tour guide ( tua gai), chuyên khách nước ngoài đi tham quan để rèn Anh ngữ, lúc đó còn ngây ngô không biết văn hóa nước nào là nước nào, nghĩ mình thích ăn gì thì khách cũng vậy. Vào quán ăn toàn đặt món theo ý mình. Nên sau 2 ngày được Tony nhiệt tình giới thiệu ẩm thực truyền thống, khách cứ nghe Tony đưa đi ăn là sợ hãi. Bữa sáng thì cháo lòng bún mắm, bữa trưa thì hủ tiếu bánh canh, buổi chiều thì ăn cơm 3 món kho, xào, canh. Nhiều ông khách 80 tuổi người châu Âu nói tụi tao 80 năm nay lớn lên trong bánh mì bơ sữa pho mát, nên mày gọi món như vầy, tụi tao ăn gì được. Cầm đũa đã khó, mà mày bắt gắp tới gắp lụi, gọi là gắp nghệ thuật. Tay tụi tao bị Parkinson run lẩy bẩy mà mày cứ bắt lấy bánh tráng ra cuốn- wrap and roll- miết. Ban đêm về khách sạn, tụi tao ngủ không được vì đói. Nghe vậy, Tony gắp bỏ đầy chén ép ăn, rồi giả bộ nói mấy ông bà không ăn ở đây người ta sẽ giận, ngon lắm ăn đi ăn đi. Nên khách ăn mà nước mắt rơi lã chã trên bát, nước mắt chan hòa với nước canh cua rau đay. Răng cốt không có mà Tony bắt nhai cà pháo, mà phải nhai ra âm thanh rộn ràng thì Tony mới chịu.
Có lần, đưa đoàn Ấn Độ vào quán bánh tráng Trảng Bàng, bọn nó nhìn nhau cười ngất ngây khi trên bàn là 1 đống các loại lá, rồi thấy Tony bứt bỏ vô miệng rào rào, nên chụp hình khí thế. Kêu bọn nó ăn, bọn nó một mực từ chối, nói we cannot eat those leaves. Một lần Tony dắt đoàn khách Tây đi ngang qua khu trồng điều (đào lộn hột) của Đồng Nai đang mùa thay lá. Thấy các cây trơ trọi, một người trong số họ( ông này có vẻ đã từng qua VN, thấy hay múa may giải thích với mấy người khác) nói ở đây khí hậu nhiệt đới, không có mùa đông nên cây không có rụng lá. Nhưng dân địa phương ăn hết rồi. Cả đoàn gật gù. Ồng Mark còn bảo hôm nào rủ Tony sang nước tao chơi, vườn nhà tao có mấy cây giống như vậy có lá tươi tốt lắm, thích cứ hái xuống ăn với cơm. Xuống xe cho khách đi tự đạp xe tham quan cồn Thới Sơn dưới Tiền Giang, khách về, đứa nào đứa nấy khệ nệ 1 đống lá gồm lá chuối, lá dừa, lá mít, lá tre….nói thôi tụi tao hái để tặng mày để ăn dinner tối nay, khỏi đưa tiền boa cho mày nhé.
Tụi nó cứ nghĩ Tony là động vật nhai lại ấy. Nên giặn, nghỉ, không làm hướng dẫn viên du lịch nữa
Hôm trước thấy 1 chị kia xinh đẹp ở hội nghị, lúc chị cười thấy có cọng hành xinh xinh dính trên kẽ răng. Tony biết ngay sáng nay chị ấy đã điểm tâm bằng phở bò bà Bảy. Bà ấy dạo này xắt hành hơi nhỏ.
Người quý tộc ở châu âu thường ăn sáng trên giường, người châu âu, Hàn Quốc, Nhật... thường nấu cơm tự ăn ở nhà ( thấy trên phim chứ qua bển toàn ở khách sạn, hổng lẽ mới tờ mờ sáng đã mò qua nhà người ta coi người ta ăn cái gì). Nhưng Tony có hỏi thì biết là họ ăn xong rồi mới đánh răng, uống cafe rồi đi làm. Nên nói chiện, hơi thở thơm phức hà. Trong khi Tony thường đánh răng xong mới ăn, thường ăn sáng ở ngoài trên đường đi làm. Hình ảnh vừa đi vừa xỉa răng, thậm chí vừa lái xe máy vừa ngậm tăm trên đường phố là hình ảnh rất nên thơ, trong đó có Tony.
2. Chúng ta có lẽ là dân tộc ăn rau sống nhiều nhất trên thế giới. Không chắc lắm, tuy nhiên những nơi mà Tony đi qua, rau ăn sống chỉ có vài ba loại, còn tất tần tật người ta chiên xào nấu soup hết. Ngoài rau phổ biến, chúng ta còn thích ăn chuối chát, hoa chuối, lá xoài non, lá mận, lá sung, lá cách, lá lụa, lá mơ, lá ổi, lá chùm ruột, kèo nèo, lục bình, bông súng, rau má, rồi cải xanh, rau nhút, rau muống, lá lộc vừng, lá bần, lá me, lá sấu, lá cóc….Đi siêu thị ở nước ngoài, Tony cứ đừng tần ngần ở quầy rau, rồi cứ so sánh cái này to hơn ở nước mình, cái này nhỏ hơn nè, cái này mắc quá, ở Sài Gòn có 5 ngàn đồng 1 bó hành còn bên London tới 1.50 bảng nhưng chỉ có 3 cọng. Còn mấy cái bồn hoa giữa đường phố Tokyo hay Thượng Hải, không biết nó trồng cái loại cây gì mà nứt đọt non mơn mởn, nhìn là muốn bứt xuống luộc chấm nước mắm.
Hồi còn sinh viên, Tony có làm tour guide ( tua gai), chuyên khách nước ngoài đi tham quan để rèn Anh ngữ, lúc đó còn ngây ngô không biết văn hóa nước nào là nước nào, nghĩ mình thích ăn gì thì khách cũng vậy. Vào quán ăn toàn đặt món theo ý mình. Nên sau 2 ngày được Tony nhiệt tình giới thiệu ẩm thực truyền thống, khách cứ nghe Tony đưa đi ăn là sợ hãi. Bữa sáng thì cháo lòng bún mắm, bữa trưa thì hủ tiếu bánh canh, buổi chiều thì ăn cơm 3 món kho, xào, canh. Nhiều ông khách 80 tuổi người châu Âu nói tụi tao 80 năm nay lớn lên trong bánh mì bơ sữa pho mát, nên mày gọi món như vầy, tụi tao ăn gì được. Cầm đũa đã khó, mà mày bắt gắp tới gắp lụi, gọi là gắp nghệ thuật. Tay tụi tao bị Parkinson run lẩy bẩy mà mày cứ bắt lấy bánh tráng ra cuốn- wrap and roll- miết. Ban đêm về khách sạn, tụi tao ngủ không được vì đói. Nghe vậy, Tony gắp bỏ đầy chén ép ăn, rồi giả bộ nói mấy ông bà không ăn ở đây người ta sẽ giận, ngon lắm ăn đi ăn đi. Nên khách ăn mà nước mắt rơi lã chã trên bát, nước mắt chan hòa với nước canh cua rau đay. Răng cốt không có mà Tony bắt nhai cà pháo, mà phải nhai ra âm thanh rộn ràng thì Tony mới chịu.
Có lần, đưa đoàn Ấn Độ vào quán bánh tráng Trảng Bàng, bọn nó nhìn nhau cười ngất ngây khi trên bàn là 1 đống các loại lá, rồi thấy Tony bứt bỏ vô miệng rào rào, nên chụp hình khí thế. Kêu bọn nó ăn, bọn nó một mực từ chối, nói we cannot eat those leaves. Một lần Tony dắt đoàn khách Tây đi ngang qua khu trồng điều (đào lộn hột) của Đồng Nai đang mùa thay lá. Thấy các cây trơ trọi, một người trong số họ( ông này có vẻ đã từng qua VN, thấy hay múa may giải thích với mấy người khác) nói ở đây khí hậu nhiệt đới, không có mùa đông nên cây không có rụng lá. Nhưng dân địa phương ăn hết rồi. Cả đoàn gật gù. Ồng Mark còn bảo hôm nào rủ Tony sang nước tao chơi, vườn nhà tao có mấy cây giống như vậy có lá tươi tốt lắm, thích cứ hái xuống ăn với cơm. Xuống xe cho khách đi tự đạp xe tham quan cồn Thới Sơn dưới Tiền Giang, khách về, đứa nào đứa nấy khệ nệ 1 đống lá gồm lá chuối, lá dừa, lá mít, lá tre….nói thôi tụi tao hái để tặng mày để ăn dinner tối nay, khỏi đưa tiền boa cho mày nhé.
Tụi nó cứ nghĩ Tony là động vật nhai lại ấy. Nên giặn, nghỉ, không làm hướng dẫn viên du lịch nữa