Giáo trình 100 bài tài liệu học viện WEST POINT P9
Admin-DNQM
06:41
Bài 9: Các câu hỏi cắc cớ
Thỉnh thoảng bạn vẫn gặp những câu hỏi, mà Tony tạm gọi là cắc cớ, thường của nhóm người hoặc ngáo ngơ hoặc thích gây lộn. Ví dụ: mày thấy phở ở Hà Nội so với phở ở Sài Gòn cái nào ngon hơn. Mày đi Trung Quốc, Hàn Quốc thấy gái ở bển so với gái Việt Nam đẹp hay xấu? Mày thấy Thanh Lam hát bài “Nửa đêm ngoài phố” hay hơn hay Bảo Yến hát hay hơn. Bác sĩ tốt nghiệp ĐH Y Khoa Huế và ĐH Y Khoa Tp HCM, ai giỏi hơn. Mày thấy thanh niên Mỹ béo phì hay thon thả….
Và ngày xưa khi còn khờ dại, Tony cũng gân cổ lên cãi với các câu hỏi dạng này. Vì thích Việt Nam nên nói gái Việt Nam đẹp hơn. Thích Sài Gòn nên nói phở Sài Gòn ngon hơn. Thích Bảo Yến nên nói Bảo Yến hát hay hơn. Qua Mỹ được 1 tiểu bang thấy bạn bè toàn béo phì nên nói tụi Mỹ béo lắm, đứa nào chả béo. Rồi suốt ngày cãi nhau với bao nhiêu người, với những câu hỏi tương tự về mọi ngóc ngách của cuộc sống. Rồi giận rồi hờn.
Sau này qua HBS học, thấy học viên nào đặt mấy câu hỏi giống vầy, các giáo sư sẽ chỉ mỉm cười và im lặng. Xong ổng đưa micro cho học viên khác, không thèm trả lời. Mình mới thắc mắc, nói ủa sao thầy không trả lời vậy. Cái ổng mới nói, với các câu hỏi dạng này, nó sai từ phương pháp đặt câu hỏi, nên tốt nhất là im lặng. Nhưng có lần có một thầy cũng trả lời, câu hỏi là theo ý kiến riêng của thầy, Pizza ở Ý ngon hay ở Boston ngon hơn ạ? Thì ổng nói là tui thấy ở Boston ngon hơn, vì tui sống ở đây 20 năm, quen khẩu vị ở đây. Và quan trọng hơn là tui nói ở đây ngon, tui có thể chạy ra tui ăn liền chứ không thể bay qua Ý được. Nói xong, cả lớp cười ồ. Riêng anh người Ý nóng máu lên, đứng dậy phản ứng liền, nói Pizza và mì ống là đặc sản riêng có của người Ý, sao dở hơn người Boston làm được. Vâng vâng và vâng vâng. Cái mấy cánh tay khác giơ lên, định phản biện. Ông thầy mới nói, đừng nên phản ứng vậy, vì sẽ không đi tới đâu, và rất nhảm. Vì sao, ổng giải thích:
1. Nói Pizza ở Ý và ở Boston. Ý là ở đâu? Thành phố nào. Có hàng ngàn tiệm Pizza ở Ý và mấy trăm quán Pizza ở Boston, so sánh dựa trên cơ sở nào, quán nào, loại bánh nào? Có quán sang trọng cũng có quán bình dân. Có quán à-la-carte ( gọi món) và cũng có quán fastfood ( thức ăn nhanh). Có đầu bếp chuyên nghiệp và cũng có mấy bà nội trợ tự làm ở nhà. Còn nếu lấy trung bình hay bình quân hay nhìn chung thì phải có cơ sở, khảo sát bảng biểu đàng hoàng thì mới nói.
2. Ngon hay dở, đẹp hay xấu, xinh hay không xinh, tuyệt vời hay nhảm nhí, sang hay quê, vừa miệng hay không….là các tính từ 100% cảm tính, tức cảm nhận của mỗi cá nhân. Họ có gu thẩm mỹ, văn hóa, giới tính, sự trải nghiệm khác nhau thì sẽ cảm nhận khác nhau. Nên khi tôi nói “ theo ý kiến của riêng tôi”, thì phải được tôn trọng chứ mắc mớ gì cãi lại hay chê bai. Cơ sở nào để mình thì đúng thì người khác thì sai, cơ sở nào cho rằng cảm tính của mình là văn minh còn của người là thấp kém? Còn trích dẫn từ báo chí hay sách vở, thì cũng chỉ là cảm tính của nhà báo đó, quan điểm của tòa soạn đó, của nhà văn đó, của nhà xuất bản đó thôi. Không thể lấy làm chuẩn được.
Như Tony Buổi Sáng, có người đọc thấy hay, nhưng cũng có người thấy dở. Có người đọc và nắm được cái thông điệp truyền tải, có người chỉ coi chi tiết nào hài để cười. Có người nghĩ là “đá xéo” mình, vì cái xấu của mình được ổng mô tả thật quá, nên giận không đọc nữa. Có những cuốn sách nói về tật xấu, có người phải mua cả chục cuốn, vì vừa mua xong, mở ra đọc bài đầu tiên, tưởng nói mình, giận xé sách. Nhưng tò mò nên mua lại, đọc bài thứ hai, lại tưởng nói mình, xé tiếp. Sách có bao nhiêu bài là bấy nhiều lần xé.
Tony mở sách cũ say mê một thời ra đọc, mới thấy các bác nhà mình viết văn cảm tính và áp đặt quá. Món ngon Hà Nội, cảnh đẹp Hà Tiên, nhan sắc Tuyên Quang, cà phê Buôn Mê Thuột ngon nhất thế giới,… đọc thấy toàn ý kiến chủ quan của tác giả. Ai nói ngược lại (đám đông mặc định là đúng vì tư duy lối mòn của mình) là bị ném đá tơi bời. Các chủ đề này suốt ngày gây tranh cãi, cứ có ý kiến mới là đám đông sẽ không chịu, vì khác với CÁI CŨ, CÁI QUEN THUỘC. Tính” thủ cựu” thì Tây Tàu đều bị, Tàu nhiều hơn Tây do giáo dục cứng nhắc rập khuôn, ít sáng tạo, kiểu tầm chương, trích cú của thầy nho xưa, sách có câu, sách có câu…
Thậm chí, để tranh luận khi có ai chê Tony Buổi Sáng viết dở, có người có viện “dòng 30 từ dưới lên, trang 27, cuốn Tam Quốc Diễn Nghĩa xuất bản năm 2990 có nói, ông Tony Tèo là người viết hay nhất thế kỷ 22…” thì cũng chỉ có tác dụng tham khảo. Hay-dở là cảm tính, là ý riêng của ông La Quán Trung chứ mắc mớ gì xem đó là chân lý?
Thỉnh thoảng bạn vẫn gặp những câu hỏi, mà Tony tạm gọi là cắc cớ, thường của nhóm người hoặc ngáo ngơ hoặc thích gây lộn. Ví dụ: mày thấy phở ở Hà Nội so với phở ở Sài Gòn cái nào ngon hơn. Mày đi Trung Quốc, Hàn Quốc thấy gái ở bển so với gái Việt Nam đẹp hay xấu? Mày thấy Thanh Lam hát bài “Nửa đêm ngoài phố” hay hơn hay Bảo Yến hát hay hơn. Bác sĩ tốt nghiệp ĐH Y Khoa Huế và ĐH Y Khoa Tp HCM, ai giỏi hơn. Mày thấy thanh niên Mỹ béo phì hay thon thả….
Và ngày xưa khi còn khờ dại, Tony cũng gân cổ lên cãi với các câu hỏi dạng này. Vì thích Việt Nam nên nói gái Việt Nam đẹp hơn. Thích Sài Gòn nên nói phở Sài Gòn ngon hơn. Thích Bảo Yến nên nói Bảo Yến hát hay hơn. Qua Mỹ được 1 tiểu bang thấy bạn bè toàn béo phì nên nói tụi Mỹ béo lắm, đứa nào chả béo. Rồi suốt ngày cãi nhau với bao nhiêu người, với những câu hỏi tương tự về mọi ngóc ngách của cuộc sống. Rồi giận rồi hờn.
Sau này qua HBS học, thấy học viên nào đặt mấy câu hỏi giống vầy, các giáo sư sẽ chỉ mỉm cười và im lặng. Xong ổng đưa micro cho học viên khác, không thèm trả lời. Mình mới thắc mắc, nói ủa sao thầy không trả lời vậy. Cái ổng mới nói, với các câu hỏi dạng này, nó sai từ phương pháp đặt câu hỏi, nên tốt nhất là im lặng. Nhưng có lần có một thầy cũng trả lời, câu hỏi là theo ý kiến riêng của thầy, Pizza ở Ý ngon hay ở Boston ngon hơn ạ? Thì ổng nói là tui thấy ở Boston ngon hơn, vì tui sống ở đây 20 năm, quen khẩu vị ở đây. Và quan trọng hơn là tui nói ở đây ngon, tui có thể chạy ra tui ăn liền chứ không thể bay qua Ý được. Nói xong, cả lớp cười ồ. Riêng anh người Ý nóng máu lên, đứng dậy phản ứng liền, nói Pizza và mì ống là đặc sản riêng có của người Ý, sao dở hơn người Boston làm được. Vâng vâng và vâng vâng. Cái mấy cánh tay khác giơ lên, định phản biện. Ông thầy mới nói, đừng nên phản ứng vậy, vì sẽ không đi tới đâu, và rất nhảm. Vì sao, ổng giải thích:
1. Nói Pizza ở Ý và ở Boston. Ý là ở đâu? Thành phố nào. Có hàng ngàn tiệm Pizza ở Ý và mấy trăm quán Pizza ở Boston, so sánh dựa trên cơ sở nào, quán nào, loại bánh nào? Có quán sang trọng cũng có quán bình dân. Có quán à-la-carte ( gọi món) và cũng có quán fastfood ( thức ăn nhanh). Có đầu bếp chuyên nghiệp và cũng có mấy bà nội trợ tự làm ở nhà. Còn nếu lấy trung bình hay bình quân hay nhìn chung thì phải có cơ sở, khảo sát bảng biểu đàng hoàng thì mới nói.
2. Ngon hay dở, đẹp hay xấu, xinh hay không xinh, tuyệt vời hay nhảm nhí, sang hay quê, vừa miệng hay không….là các tính từ 100% cảm tính, tức cảm nhận của mỗi cá nhân. Họ có gu thẩm mỹ, văn hóa, giới tính, sự trải nghiệm khác nhau thì sẽ cảm nhận khác nhau. Nên khi tôi nói “ theo ý kiến của riêng tôi”, thì phải được tôn trọng chứ mắc mớ gì cãi lại hay chê bai. Cơ sở nào để mình thì đúng thì người khác thì sai, cơ sở nào cho rằng cảm tính của mình là văn minh còn của người là thấp kém? Còn trích dẫn từ báo chí hay sách vở, thì cũng chỉ là cảm tính của nhà báo đó, quan điểm của tòa soạn đó, của nhà văn đó, của nhà xuất bản đó thôi. Không thể lấy làm chuẩn được.
Như Tony Buổi Sáng, có người đọc thấy hay, nhưng cũng có người thấy dở. Có người đọc và nắm được cái thông điệp truyền tải, có người chỉ coi chi tiết nào hài để cười. Có người nghĩ là “đá xéo” mình, vì cái xấu của mình được ổng mô tả thật quá, nên giận không đọc nữa. Có những cuốn sách nói về tật xấu, có người phải mua cả chục cuốn, vì vừa mua xong, mở ra đọc bài đầu tiên, tưởng nói mình, giận xé sách. Nhưng tò mò nên mua lại, đọc bài thứ hai, lại tưởng nói mình, xé tiếp. Sách có bao nhiêu bài là bấy nhiều lần xé.
Tony mở sách cũ say mê một thời ra đọc, mới thấy các bác nhà mình viết văn cảm tính và áp đặt quá. Món ngon Hà Nội, cảnh đẹp Hà Tiên, nhan sắc Tuyên Quang, cà phê Buôn Mê Thuột ngon nhất thế giới,… đọc thấy toàn ý kiến chủ quan của tác giả. Ai nói ngược lại (đám đông mặc định là đúng vì tư duy lối mòn của mình) là bị ném đá tơi bời. Các chủ đề này suốt ngày gây tranh cãi, cứ có ý kiến mới là đám đông sẽ không chịu, vì khác với CÁI CŨ, CÁI QUEN THUỘC. Tính” thủ cựu” thì Tây Tàu đều bị, Tàu nhiều hơn Tây do giáo dục cứng nhắc rập khuôn, ít sáng tạo, kiểu tầm chương, trích cú của thầy nho xưa, sách có câu, sách có câu…
Thậm chí, để tranh luận khi có ai chê Tony Buổi Sáng viết dở, có người có viện “dòng 30 từ dưới lên, trang 27, cuốn Tam Quốc Diễn Nghĩa xuất bản năm 2990 có nói, ông Tony Tèo là người viết hay nhất thế kỷ 22…” thì cũng chỉ có tác dụng tham khảo. Hay-dở là cảm tính, là ý riêng của ông La Quán Trung chứ mắc mớ gì xem đó là chân lý?