Tỏi đen của Tony
Bạn nào ở Hàn hay Nhật sẽ biết giá tỏi đen mắc kinh khủng như thế nào. Tỏi đen không phải là giống tỏi mới mà là tỏi thông thường được lên men vi sinh. Tỏi đen là dược liệu số 1 về khả năng chống ung thư, chống cholesterol trong máu, giúp da dẻ trắng hồng, bí quyết trường thọ của người Nhật. Tỏi đen ăn rất ngọt, có vị bùi như hạt dẻ. Tỏi Phan Rang hay Lý Sơn khi làm ra tỏi đen thậm chí còn ngon hơn tỏi Nhật vì hàm lượng garlic oil trong tỏi mình rất cao.
Mình đầu tiên lựa các củ tỏi lớn, càng lớn càng tốt. Sau đó mình ngâm trong bia (mua bia nào cũng được, chủ yếu để lấy men vi sinh trong bia). Mình sẽ ngâm cả củ tỏi trong bia khoảng 15 phút, vớt ra xếp vào máy làm tỏi đen hoặc có thể dùng tạm nồi cơm điện.
Cắm điện, nhớ chỉ để nút warm, tức nút giữ ấm. Đúng 10 ngày sau, các bạn sẽ có những củ tỏi đen cực ngon. Tuy nhiên, các bạn nên làm nồi cơm điện loại tốt, và có mặt ở nhà thường xuyên. Còn tốt nhất, nếu bạn có thể làm thì đầu tư một cái máy làm tỏi đen mini cũng không đắt lắm.
CÁC BẠN CÓ THỂ TIẾT KIỆM ĐIỆN BẰNG CÁCH BAN NGÀY ĐEM CẢ NỒI CƠM ĐIỆN PHƠI CHỖ ÁNH NẮNG MẶT TRỜI RỌI VÀO, KHÔNG MỞ NẮP NHÉ, NHIỆT ĐỘ BAN NGÀY TRÊN 30 ĐỘ ĐỦ MEN VI SINH HOẠT ĐỘNG. BAN ĐÊM LẠI TIẾP TỤC CẮM ĐIỆN.
-------------------------------------------------
Ngày xưa, có một vương quốc nọ có một cô tên Thuỷ (Phù Thuỷ) xinh đẹp lắm, vì hay ăn giá đỗ đậu nành. Sáng nào cô Thuỷ vô nhà tắm cũng hỏi
"gương kia ngự ở trên tường
trần gian ai đẹp được dường như ta"
lần nào gương thần cũng im lặng. Cái có lần, cô Thuỷ vừa cất tiếng hỏi, gương thần trả lời
"Xưa kia người đẹp nhất trần
ngày nay Bạch Tuyết muôn phần đẹp hơn"
Cô Thuỷ tức quá đi tìm cô Tuyết. Núp ngoài cửa sổ nhìn vô, thấy cô Tuyết đang loay hoay làm tỏi đen trong nồi cơm điện, lại share trên facebook nên ai ai cũng biết làm.
Cô Thuỷ về nhà, cũng làm cũng ăn, thấy nhan sắc mình đẹp lên từng phút. Máu huyết lại lưu thông, cơ thể đầy sức sống. Cô Thuỷ lại vào hỏi gương thần. Gương thần liền đáp
"xưa kia Tuyết đẹp nhất nhà
nay ai ăn tỏi (đen) đều là cô tiên"
-----------------------------------
Mình cùng nhau coi clip này và làm nhé. Các bạn có thể nghiên cứu sâu để xuất sang Hàn Quốc. Hiệp định thương mại vừa ký với họ, Hàn Quốc sẽ mở cửa để nhập tỏi, gừng, ớt..của Việt Nam để làm kim chi và tỏi đen sẽ là một mặt hàng bán với giá khủng.
https://#
Bạn nào thành công gửi tặng Tony một ít tỏi đen nhé. Tony cũng muốn "muôn phần đẹp hơn".
................
tag: tỏi đen, máy làm tỏi đen, may lam toi den,
Chuyện hạc hành
Tập 1: Đi thi đại hạc:
Tốt nghiệp cấp 3, Toni cũng bon chen đi thi đại hạc. Phải khảo sát được hàm số, tích phân, tính số mol vừa đủ, rồi ô mê ga tê cộng phi thì mới đậu (nhưng giờ hẻm biết tính mấy cái đó để làm gì, từ năm lớp 10 đã chăm chăm ngồi tính cái đó nên kiến thức gì cũng hẻm biết). Thầy cấp 3 dặn là khó mình thì khó người ta, dễ mình dễ người, đừng cho ai coi bài. Phòng thi thì toàn mượn của mấy trường phổ thông, mình thi ở trường Lê Quý Đôn còn đỡ, nghe nói có bạn phải thi bên tiểu học Vân Đồn, cái ghế và cái bàn thiết kế cho các bé nhi đồng, có vài thí sinh cao trên 1m80 ngồi 3 buổi thi xong về phải ghé BV chấn thương chỉnh hình để chỉnh cột sống vì bị vẹo, không làm người mẫu được nên đã khóc như mưa vì cái tội đi thi đại hạc.
Hồi đó có cái thằng dân Sài Gòn, tên y chang mình nên giám thị quánh số báo danh hướng đông tây nam bắc chi thì nó cũng ngồi cạnh. Nó cho mình cục kẹo chanh rồi xin coi bài, mình nói ngu gì mậy, cho coi rồi mày đậu tao rớt sao. Nó nói tao đi thi cho vui vì vài bữa nữa má tao bán nhà đi Mỹ định cư luôn rồi. Cái mình hỏi nó chứ nhà mày có vòi sen hem, nếu có thì chút nữa cho tao về tắm thì tao cho coi. Nó nói được được nên mình tháo bàn tay trái đang che bài ra cho nó cọp py liền. Bởi cái tật ham tắm vòi sen nên thằng này cũng đậu điểm cũng ngang ngửa với mình, vô hạc được đâu 1 hạc kỳ thì đi Mỹ thiệt. Chứ nó mà hạc luôn thì tới năm 2 thế nào Tony cũng tổ chức chặn đường quánh đập kiểu bạo lực hạc đường. (P/S: Xuống tone: bạn ơi, giờ mình mất liên lạc với bạn rồi, mình có qua Mỹ mấy lần, nhưng hẻm thấy bạn. Nếu bạn có đọc bài này thì nhắn tin cho mình qua fb nha để nhận những món quà xinh xắn.)
Tập 2: Đi hạc
Vừa vào lớp 13, Tony thấy choáng trước các hạc hòm ( tức học hàm) và hạc vị của các thầy cô, thấy ai cũng ra giáo trình có các ký hiệu PGS, GS, TS, PTS, ThS phía trước tên riêng. Do yếu tố khách quan, phần lớn được đào tạo ở Đông Âu và Liên Xô với cách phân loại hạc vị khác. Về nước, với tấm bằng phó tiến sĩ ( nghe nói học lâu hơn thạc sĩ nhưng chưa tới mức của tiến sĩ), nghe nói bỗng dưng ngủ 1 đêm thức dậy trở thành tiến sĩ với chương trình hợp pháp hóa tiến sĩ theo nhu cầu đổi mới, vì liên kết với Anh, Pháp, Úc, Mỹ,... phó tiến sĩ không có cấp tương đương để trao đổi hạc thuật, nên từ đó nước ta tuyệt nhiên không còn phó tiến sĩ nữa. Vì chương trình ngành kinh tế nó lạ nên nhiều thầy cô phải hạc thêm tiếng Anh mới có thể nắm bắt và đọc được các giáo trình bên kia gửi về. Nhiều thầy cô trở thành các cây đa cây đề, được nhiều sinh viên tôn trọng và yêu mến. Một số khác đuối quá nên thôi phân công gì giảng đấy chờ lúc về hưu, nhiều vấn đề cũng không rành nên nếu bị sinh viên chất vấn ngược sẽ dùng quyền lực "cả vú lấp miệng em" trả lời, khiến sinh viên hết sức sợ hãi. Có lần Tony giơ tay thắc mắc, cô giáo nói “ em sinh trước cô hay cô sinh trước em?”. Mình hết hồn liền nói “ dạ em sinh năm 1980, còn cô thì em hẻm biết. Nhưng em xin lỗi và xin rút lại câu hỏi”.
Lên trường nghe thông báo nghỉ do bữa đó cô bịnh là đứa nào đứa nấy mừng hết lớn, liền tổ chức đi câu cá hay coi… cò ở vườn cò. Dù giáo trình khá tiên tiến, dịch ra từ giáo trình phương Tây cả nhưng sinh viên vào ngồi chờ thầy đến, đọc gì chép đấy, thi hạc thuộc lòng và trả lời y chang là được. Các thầy cô trở thành các phát thanh viên với những giọng đọc truyền cảm và các sinh viên là các tay chép chuyên nghiệp sau 4-5 năm. Như Tony và bạn hữu xóm nhà lá, vô lớp hào hứng được 15 phút là gục ngã xuống bàn và ngáy vang như sấm, nên giảng đường là các miên trường khổng lồ với những lời thỏ thẻ qua micro ru ngủ ngon giấc hàng ngàn sinh viên bao thế hệ...
Tập 3: Tốt nghiệp
Rùi ngủ mãi cũng có ngày bạn đập dậy, dậy đi, tới ngày tốt nghiệp rồi. Chu cha mừng húm. Nói ủa tốt nghiệp rồi hả mậy. Thiệt hem? Toni nằm trong danh sách được bảo vệ luận văn cử nhân, thường là các công trình sao chép công phu từ khoa này sang khoa khác, khóa này sang khóa khác, nên giờ thú thật không nhớ đề tài mình viết về cái gì nữa. Ngày ra trường, xúng xính áo quần, đứng cho ông thầy cầm cái dây lòng thòng trên mũ hất từ bên trái sang bên phải, thế là thành cử nhân. Mình tức cười nhưng hổng dám vì ổng nói đây là không khí trang nghiêm, đứa nào cười thầy quánh chết. Sau khi xuống sân khấu, đứa nào đứa nấy cũng tranh chụp hình, đứng ẹo qua ẹo lại trước cổng trường. Chỉ thiếu bãi cỏ để nằm sõng xoài xuống. Hồi đó chưa có vụ liệng cái mũ lên trời rồi ngước lên cho người khác chụp.
Ông cử bà cử vừa vui vẻ hỉ hả xong phải đối mặt với thách thức đầu tiên: tìm việc. Mình suốt ngày lên báo đọc coi có ai tuyển dụng thì lật đật mang hồ sơ đến. Nhưng nộp cả chục cái mà hẻm có ai gọi, sau này mới biết là vì viết thư xin việc mà giống nhau như đúc vì thói quen sao chép. Phỏng vấn thì ‘oh sorry I am so shy’, nghẹn ngào nói không nên lời. Cuối cùng, sau 1 đêm uống café bị thức trắng, bèn sáng tạo chèn bông hồng ngay vào chỗ ‘To whom it may concern” - do mới học kỹ năng insert trong winword. Nhà tuyển dụng vừa thấy là gọi điện thoại mời phỏng vấn ngay. Chị nhân sự nói lúc nhận hồ sơ của em, cả công ty từ giám đốc đến lao công phấn khởi lắm vì nói thằng này biết chèn bông hồng và viền cái trang trong đơn xin việc nè, chắc là nhân tài đây. Thế mới biết, nhân tài là phải tỏa sáng đúng lúc.
Nhưng vô được mấy bữa thì mới ôi thôi, cái gì nó cũng không biết. Lại tinh tướng nói mình hạc chính quy giỏi giang, nói không nghe, cứ nghĩ cỏ ở đồi khác thì xanh hơn nên cứ nhấp nhỏm nhảy việc. Ông giám đốc biết nên đuổi việc luôn cho nhanh. Tony thất nghiệp hẻm biết làm gì nên hạc thạc sĩ.
Tập cuối: Lớp 17 +
Lên cao hạc, tưởng gì khác, cũng y chang xưa, cũng đọc chép. Nên gọi là lớp 17 cho dễ. Bạn hạc của Tony, 1/3 học viên là thất nghiệp không biết làm gì; 1/3 là sự o ép của gia đình, toàn ông cha bà mẹ nói tao hạc ít mày hạc được thì “tới luôn bác tài”, tao nuôi; 1/3 còn lại là muốn có bằng cấp để làm cái gì đó, cũng có người đam mê khoa học nhưng ít coi như con số ép xi lông, không đáng kể. Lớp chia 2-3 phe, để không trượt trong các kỳ thi, các phe tận dụng tối đa thế mạnh của mình. Ông thầy hướng dẫn của mình suốt ngày thích hớt tóc ráy tai, nên nhóm mình 3 đứa phải thay phiên đưa ổng đi ráy tai ở chung cư gì ở đường Trần Quang Diệu. Đi riết rồi lúc mình đưa đề tài nói thầy ơi em làm đề tài này được không, ổng chửi quá trời. Đề tài của Toni định làm là “ Kinh doanh hớt tóc ráy tai trên địa bàn quận 3, thực trạng và giải pháp”. Thì suốt ngày vô đó mà, có biết cái gì khác mô?
Nhớ có ông thầy tên D, buồn cười không chịu được. Thi xong là ổng gọi lớp trưởng ghé nhà ổng, đưa bảng điểm cho coi, toàn 1-2 điểm. Thằng lớp trưởng hớt hải về báo cáo, rồi cả lớp xôn xao, tối nào cũng đông nghẹt hạc viên ghé thăm thầy. Rồi bảng điểm thật xuất hiện, đứa nào cũng 9-10, trừ Tony được 5 điểm vì không ghé. Nhưng ổng cũng không đánh rớt, vì có 1-2 đứa, làm biếng tổ chức hội đồng cho thi lại mắc công. Tối nào lẽ ra 9h mới hạc xong nhưng 8h ổng cho tan lớp, ổng rủ mấy anh trong lớp và Tony bữa đi nhậu, bữa đi nghe ca cổ, bữa đi mát xa. Nhìn cảnh thầy trò tồng ngồng trần truồng nhảy vào bể Jacuzzi nói chuyện trường chuyện lớp mà thấy dễ thương hết biết.
Rồi tới ngày tốt nghiệp, ai ai cũng tìm ra được 1 đề tài để viết. Luận ven thạc sĩ của mình bị hội đồng mổ xẻ có tới 14 điểm yếu, chỉ có 3 điểm mạnh là FONT CHỮ TO DỄ ĐỌC, BÌA VÀNG GẮN LÒ XO VÀ HẠC VIÊN ĐẸP TRAI. Hôm gặp 1 chị kia, trước là cán bộ giữ thư viện, giờ bỗng dưng trở thành thạc sĩ y khoa. Chị tươi cười bảo, đề tài luận ven của chị là " Thống kê tình hình mắc bệnh ỉa chảy của dân cư vùng Đồng Tháp Mười từ năm 2000-2005, tầm nhìn 2020". Mình hỏi thế chị là thạc sĩ toán học thống kê à. Chị chặc lưỡi, thống kê là thống kê thế nào, thạc sĩ y khoa hẳn hoi nhá. Các thầy trong trường trong viện cả, lên đây mượn sách quen chị hết. Mấy thầy thương chị ngần ấy năm lặn ngụp trong việc phân loại sắp xếp đống tri thức ngồn ngồn kia, lại sắp về hưu rồi, có hạc hòm hạc vị thì lương hưu cao 1 chút, nên KQ toàn là chín phẩy năm, chín phẩy năm và chín phầy năm (dấu ấn SV 96).
Chị còn nói thêm, em biết chị Nga phòng tài vụ hem, thạc sĩ tài chính rồi đó. Đề tài là “ Cách phân biệt tiền giả tiền thật khi sinh viên đóng tiền hạc phí”, đề tài dày lắm mấy trăm trang, chị ấy những 30 năm ngồi đếm tiền cơ mà, kinh nghiệm cứ thế mà viết ra, tuôn trào dào dạt. Em biết chú Tư bảo vệ hem, chú ấy vừa bảo vệ luận ven cử nhân với đề tài “ Phương pháp sắp xếp xe đạp và xe gắn máy gửi trong trường Đại hạc X theo mô hình hồi quy đa biến”. Chị Bảy lao công thì đang hạc ven bằng 2 bên trường đại hạc tư thục thể dục thể thao Phạm Văn Mách Bảo. Xong rồi chị Bảy sẽ liên thông qua thạc sĩ thể dục dụng cụ hay tiến sĩ wushu luôn, em mà thấy chị ấy cầm chổi quét, ối giời ơi đẹp lắm, Thúy Hiền mà thấy á, phải xách dép chạy theo gọi mợ Bảy….
Tin cuối : Theo thông tin trên web của ĐH Văn Hóa Hà Nội tại link http://huc.edu.vn/chi-tiet/2241/Viet-Nam-tut-hau-50-nam-so-voi-Thai-Lan-ve-cong-bo-khoa-hoc.html, “trong 15 năm qua (1996-2011) Việt Nam mới có 13.172 ấn phẩm khoa học công bố trên các tập san quốc tế có bình duyệt, bằng khoảng một phần năm của Thái Lan (69.637), một phần sáu của Malaysia (75.530), và một phần mười của Singapore (126.881). Trong khi đó, dân số Việt Nam gấp 17 lần Singapore, ba lần Malaysia và gần gấp rưỡi Thái lan. Việt Nam hiện nay có khoảng 9.000 giáo sư và phó giáo sư, 24.000 tiến sĩ và hơn 100.000 thạc sĩ mà số ấn phẩm khoa học của cả nước trong vòng 15 năm qua chưa bằng 1/5 số công bố của trường ĐH Tokyo (69,806 ấn phẩm) và một nửa của trường ĐH quốc gia Singapore (28,070 ấn phẩm)”.
Tin giờ chót: Chúng ta sắp có 1 tiến suỹ Dr Teo Van Tran ( tức Tony Tèo), Há Vợt 2017. Anh ấy đang ủ mưu dùng nhan sắc của mình hòng đoạt được hạc vị của 1 trường danh tiếng ( xem ảnh minh họa).
Tôi ôm con sáo bé bỏng của tôi…
Bù lại, trí tuệ ba khá minh mẫn, trí nhớ tốt, đẹp trai hơn Tony gấp chục lần. Bao nhiêu kiến thức trên trời dưới đất đều được ba truyền cho Tony một cách hấp dẫn, từ Tam Quốc đến Thủy Hử, văn minh Phương Tây, cơ bản tiếng Anh và tiếng Pháp, tình yêu và sự khát khao khám phá kiến thức nhân loại. Giữa lúc đất nước khó khăn vào đầu thập niên 80, rời Sài Gòn về quê ngoại, nhớ lúc đó má Tony nuôi 4 chị em với đồng lương giáo viên của 1 cô giáo tiểu học trường làng, ba không dám ăn cơm nhiều. Mỗi lần chỉ ăn 1 chén, và nói tui tàn tật vậy, ăn chỉ để sống, có làm gì ra tiền đâu mà ăn. Nên chị Hai tinh ý, mỗi lần bới cơm thì lèn thật chặt, thật nhiều. Rùi một lần ba quyết định về quê cũ, về lại lộ Vòng Cung, huyện Phong Điền, tỉnh Cần Thơ, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi lục bình dập dềnh trôi trên dòng sông Cái Răng tím ngắt mỗi chiều. Ba nói, nếu cứ ở lại Ninh Hoà, thêm 1 miệng ăn gánh nặng cho mọi người tui thấy buồn lắm, tui thấy mình bất lực, đẻ con ra mà không cho nó sung sướng ngày nào. Mà thật ra, ba cũng quần quật chống gậy đi làm đủ thứ, từ ra xã dạy bổ túc văn hoá đến móc đất làm nồi, làm bếp lò, làm mấy con thú bằng đất sét xinh xinh cho Tony chơi, trồng cây trong vườn, từ sáng đến chiều ở ngoài nắng mà chẳng thấy lúc nào thở than. Một thời oanh liệt, một học sinh cực giỏi, một thủ lĩnh trường Phan Thanh Giản Cần Thơ, một sĩ quan đào tạo bài bản, từng ở biệt thự có hồ sen ngay trung tâm Sài Gòn, giờ trở thành 1 người đàn ông tàn tật, lam lũ ở một chốn thôn quê xa xôi, không điện không nước, ăn chẳng bao giờ được no. Ba nói, học xong, ba chỉ 1 lần đi thực tập ở U Minh, bị thương rồi giải ngũ. Cuộc chiến bi thương khiến cho mỗi gia đình người Việt dù ở chiến tuyến nào, vẫn có người nằm xuống. Những thanh niên trẻ măng mười tám đôi mươi ra trận, trước khi chết vẫn thống thiết gọi cha gọi mẹ, dù giọng bắc giọng nam. Suốt ngàn năm, đất mẹ Việt Nam và những con cháu Lạc Hồng cứ phải oằn mình vì loạn lạc, chia ly, mất mát…
Ba nói, như câu chuyện tái ông mất ngựa, cái may cái rủi nó đi với nhau. Vì không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến nên không chết, nhưng ba giải ngũ sớm nên không đi cải tạo, không đi cải tạo lại không đi Mỹ diện HO. Hiểu thời cuộc nên ba vô cùng lạc quan với số phận. Có lần má đi dạy về trễ, ba còn một tay chống gậy, một tay bưng chậu quần áo cả nhà đi giặt, té lăn kềnh ra giữa sân, bò bò quơ quào lượm lại từng cái quần cái áo vá đùm vá níu của mấy mẹ con, nhưng lại cười. Nụ cười méo mó của một người đàn ông từng kiêu hãnh. Tony còn nhớ cứ mỗi sáng sớm, má dậy sớm pha 4 bình nước, mỗi đứa mang theo 1 bình để đến trường. Tony nói ủa sao nhà mình không có ăn sáng như nhà khác, chị Hai nói mày mệt quá, uống nước cũng no bụng vậy. Cứ mỗi sáng thức dậy là cả nhà ngồi suy nghĩ kiếm gì để cho vào bụng bữa nay. Mỗi lần như thế thì ba lại ngồi buồn, nói ghét cái bao tử quá, cứ đói bụng hoài, nhiều lúc nổi nóng ba muốn đập nát đôi chân tàn phế. Rồi ba cũng lặng lẽ nhìn theo dáng nhỏ xíu lon ton của Tony xách cái thau đi mượn gạo. Tony là chuyên gia đi mượn hay đi mua chịu đủ thứ, quen mặt khắp làng khắp xóm, vì không có mắc cỡ như mấy chị, tính tình lại vui vẻ thảo mai, ai cũng vui khi gặp. Xong cái về ngồi ghi lại trong sổ, chi tiết cẩn thận, như mượn dì hai Tròn 2 lon gạo, mượn cậu năm Được mấy đồng, nợ nước mắm ông Long, nợ dầu lửa bà Bảy…Cuối tháng má lãnh lương, Tony nói để con tính cho, giải bài toán trả ai trước, ai trả sau, ai dễ chịu có thể khất được. Nhỏ xíu xiu nhưng lanh bắt ớn, nên sau này quản lý tài chính giỏi cũng nhờ vào những tháng năm ấy.
Hồi đó trong làng có nghề làm lá buông, một loại lá dài như lá cọ, phơi khô rồi xé sợi nhỏ, đan thành giỏ xách. Cả nhà ai cũng phải làm, trừ Tony được ngủ sớm vì học trường chiên trường xào, tháng nào cũng có 13 kg lúa của xã cho. Cứ đến đêm, mấy chị lớn học bài xong thì lập tức ra bắt tay ngồi đan lá ngay. Vừa làm vừa nói chuyện trong làng trong xã dưới ánh đèn dầu leo lét đến khuya, Tony thì đan được 2 cái là bẻ tay bẻ chân bẻ lưng nói mỏi. Nên má cho đi chơi. Ngày ấy, trẻ con thôn quê chẳng có thú vui gì. Đêm trăng sáng, các bạn tập trung quanh nhà, hay ra đồng chơi đủ trò tự nghĩ ra. Còn đêm trời tối, ăn cơm xong, Tony trải tấm chiếu lên đống lá buông trên sân được gom lại sau khi đã phơi khô, 2 cha con nằm chơi trên đó, nhìn lên trên trời ngắm triệu triệu ngôi sao lấp lánh. Ba hướng dẫn Tony phân biệt các chòm sao, đây là sao Đại Hùng, kia là sao Thiên Long, Thiên Miêu, Sư Tử, Lạp Khuyển…hình giống con gấu, con mèo, con chó …nên có tên gọi vậy. Hình ảnh vũ trụ bao la, mênh mông thiên hà khiến Tony vô cùng thích thú. Có bữa thấy sao băng, ba nói, cứ thấy sao băng thì mình cứ ước mơ, phải nhanh thì mới thành sự thật. Lần nào Tony cũng thì thầm ước là nhà mình có tiền để ăn sáng. Có lần, Tony xỉu giữa lớp, cô giáo hỏi sao, Tony khai thiệt là không ăn sáng, thầy hiệu trưởng kêu má lên mắng quá trời, nói sao nó có 13 kg lúa mà cô đem đi bán hết vậy. Má lúng túng cười trừ, nói tui xin lỗi, để về nấu cháo cho cháu vào mỗi buổi sáng. Và ước mơ sao băng ấy đã thành sự thật. Cứ mỗi sáng, Tony được 1 chén cháo trắng, và thấy ngon hơn bất cứ cao lương mĩ vị gì trên đời.
Có lần Tony nhầm sao băng với máy bay. Thấy có đốm sáng di chuyển hoài mà không tắt, ba nói đó là máy bay thương mại của mấy hãng hàng không nước ngoài bay qua Việt Nam đó con. Như tụi Đại Hàn hay Nhật, nếu nó qua Băng Cốc thì sẽ bay ngang qua Nha Trang, rùi trả tiền vùng trời cho nước mình, nó bay cao lắm, cả mấy cây số nên mình thấy chỉ là 1 đốm sáng thôi. Tony nói thế bây giờ trên đó người ta làm gì nhỉ, ba nói giờ chắc là giờ ăn tối, các tiếp viên sẽ đẩy xe đựng thức ăn ra, ai ăn gì thì ăn, uống gì thì uống. Rùi ba giải thích về ngành hàng không, máy bay phản lực khác máy bay lên thẳng ra sao, cất cánh hạ cánh thế nào. Ba nói, sau này nếu học giỏi, con sẽ được đi máy bay, thích lắm. Rồi cũng có 1 lần thấy sao băng, Tony ước mơ ba hết tật nguyền, 2 cha con lang thang khắp nơi trên thế giới. Tony hỏi chứ mỗi lần thấy sao băng thì ba ước gì. Ba nói, ba ước cho con lớn lên thông minh khỏe mạnh, viết tiếp ước mơ còn dang dở của ba. Cứ đêm đêm trên chiếc chiếu ngoài sân ấy, 2 cha con nằm ngước nhìn lên trời, nói chuyện rì rầm. Giọng ba đều đều, nghe một hồi thì Tony ngủ mất tiêu, má ra sân ẵm vô nhà, sợ sương xuống lạnh. Trong giấc mơ của cậu bé Tony lúc đó, chấp chới những chiếc máy bay lượn lờ trên bầu trời, thật lung linh, thật đẹp.
Cái ngày ba đòi một hai về lại quê nhà, má cản dữ lắm. Nói ông ngồi không một chỗ cũng được, chiến tranh đã qua rồi, nước mình thanh bình rồi, nhiều đứa trẻ mất cha thì đã đành, mấy đứa con mình, tui muốn có đầy đủ cha mẹ để lớn lên bình thường. Nhà phải có âm có dương, có mặt trăng mặt trời, chứ tui chỉ là 1 người mẹ, la mắng xoèn xoẹt thì cũng không dạy dỗ được nhiều. Ba suy nghĩ nhiều nhưng cứ mỗi buổi ăn, xong chén cơm thứ nhất, mọi người nhìn nồi cơm độn khoai và nói thôi no rồi, nhường người khác, lúc nào trong nồi cũng còn 1 chút nhưng không ai dám ăn. Ngày nào cũng vậy, chịu không nổi, nhân lúc má và mấy chị em đi học, ba viết lại lá thư trên bàn và ra đi. Trong thư nói tui đi về quê, nhờ anh em bạn bè giúp đỡ, vài năm rùi quay lại, nhớ nấu cơm đừng có bớt gạo, phần của tui chia cho tụi nhỏ ăn thêm chút đỉnh. Ba chống gậy xuống ngã ba Trong bắt xe về Cần Thơ, trong túi không có 1 đồng nào. Ngồi ở vệ đường ngoắc miết, cả chục chiếc đâu có 1 chiếc Quảng Ngãi chịu dừng lại. Thấy có một người tàn tật ngồi lết giữa đường, bà chủ xe thấy tội quá, cho đi, vừa không tốn tiền vừa cho ăn cơm no bụng. Ba kể thôi cũng hẻm biết lấy gì đền ơn, bèn ngồi sát cửa, thấy xe dừng lại là mời khách lên xe phụ thằng lơ, và pha trò nói chuyện vui nên trên xe ai cũng cười nghiêng ngả. Nên giờ mỗi lần vào Sài Gòn chơi, về lại quê, ba cứ đòi lấy xe Quảng Ngãi, dù giá vé cao hơn nhiều, cứ tới Ninh Hòa thì xuống. Và Tony cũng vậy, thích người Quảng Ngãi và giọng nói miền quê ấy, nên cứ nói học thành hạc, vì thấy rất dễ thương…
Rùi đất nước mở cửa khi Tony vào cấp 2, những năm tháng tuổi thơ khốn khó tưởng đã phai nhoà. Chiều nay kết thúc khoá học ở HBS, chia tay bạn bè đủ mọi quốc tịch, Tony đi bộ qua bên kia sông, định mua ít đồ rồi sau đó đón taxi ra thẳng sân bay Logan về nước. Lúc băng qua cầu Anderson Memorial, chợt thấy 2 cha con người Mỹ, cậu con khoảng 3-4 tuổi ôm con gấu bông nhỏ, người cha trạc tuổi Tony, cả hai đều mặc đồ quấn khăn rất kỹ, trời lạnh vậy mà vẫn đi dạo chơi trên bờ sông đầy tuyết, bóng cha con đổ dài. Bỗng dưng chợt nhớ câu hát của nhạc sĩ Trần Tiến “tôi ôm con sáo, bé bỏng của tôi, lang thang theo cha, dọc bờ sông trắng xoá“*. Mới thấy trên trái đất này, đứa con bé bỏng nào cũng hay lẽo đẽo theo cha, và tình phụ tử ở đâu- cũng đều thiêng liêng và ấm áp.
Nắng chiều nhuộm vàng cả dòng sông Charles, tuyết vẫn dày, hàng cây bên đường đã rụng hết lá. Nhìn những miếng băng trôi bồng bềnh, chợt nghĩ đến lục bình tím ngắt trôi theo con nước sông Tiền sông Hậu, nghĩ về thân phận những người miền Tây lưu lạc khắp nơi, nghĩ về những năm tháng ba sống ở miền Trung nhưng trong lòng không nguôi nhớ về quê cũ. Nói trong bụng, nếu tối nay lên máy bay mà không ngủ được, Tony sẽ viết một bài về ba.
Tony viết bài này khi đang ngồi trên máy bay của Eva Air và trong lòng ngổn ngang cảm xúc. Máy bay bay qua Nhật, rùi Đài Loan, quá cảnh 1 tiếng đồng hồ ở sân bay Đào Nguyên Đài Bắc rồi bay về Tân Sơn Nhất. Và bây giờ, máy bay đang bay không phận trên lãnh thổ của mảnh đất hình chữ S. Nhìn qua màn hình định vị vệ tinh, thấy dưới mặt đất là ký hiệu của núi đồi ruộng vườn, xanh thẫm. Tự hỏi hẻm biết ở dưới, có 2 cha con nhà nào quê thiệt quê, nghèo thiệt nghèo, cứ đêm đêm trải chiếu nằm ngoài sân nhìn lên trời ngắm sao, ngắm máy bay rồi nói toàn chuyện xa xôi như tuổi thơ Tony không nữa.
Điều hòa Fadil tự động tắt và cách xử lý
Một số khách hàng khi sử dụng xe Fadil gặp lỗi điều hòa tự tắt giữa trời nóng, chỉ bật được gió, AC không hoạt động. Hãy xem cách xử lý lỗi điều hòa tự động tắt ngay sau đây!
Nguyên nhân lỗi
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể do nhiều vấn đề khác nhau. Nhưng có 1 lỗi rất phổ biến mà nhiều người đã gặp và xử lý xong đó là do Fadil hỏng cảm biến nhiệt độ. Dẫn đến lốc điều hòa nhận sai tín hiệu và không hoạt động.
[caption id="attachment_2502" align="aligncenter" width="544"] fadil lỗi điều hòa[/caption]Cách xử lý lỗi
Tính đến thời điểm hiện tại, mọi xe Fadil vẫn còn thời gian bảo hành. Vì vậy chỉ cần mang đến Vinfast để họ kiểm tra và thay mới bộ phận cảm biến nhiệt độ, rất đơn giản. Và điều hòa sẽ hoạt động bình thường trở lại.
Trong trường hợp xe bạn không có hiệu lực bảo hành thì chi phí thay mới cũng rất rẻ, chỉ khoảng 180K.
Sử dụng điều hòa đúng cách
1. Không bật điều hòa ngay khi lên xe
Do lúc này nhiệt độ chênh lệch quá cao, dễ gây quá tải với hệ thống điều hòa trên xe. Hãy mở cửa cho giảm sự chênh lệch nhiệt độ trong ngoài sau đó bật điều hòa ở mức nhỏ, rồi to dần lên.
2. Chỉ nên để nhiệt độ ở mức 23-26 độ
Để nhiệt độ chênh lệch với ngoài trời quá cao có thể dẫn đến sốc nhiệt khi bước ra hoặc bước vào xe. Và tăng áp lực lên hệ thống điều hòa trên xe.
3. Muốn mát nhanh toàn bộ xe, hãy hướng cửa gió lên trên
Nguyên lý là nóng đi lên, lạnh đi xuống, vì vậy nếu bạn hướng cửa gió xuống người lái, thì người ghế sau còn lâu mới có cảm giác mát.
Lỗi điều hòa Fadil tự động tắt là rất hiếm gặp, hy vọng với thông tin trên sẽ giúp bạn có phương án xử lý nhanh chóng khi gặp phải.
Nếu bạn có bất kỳ ý kiến nào hãy để lại bình luận bên dưới bài viết!
Top 9 phụ kiện nên có cho Vios 2021
Khi mới mua Vios 2021 người khác thường lắp những phụ kiện gì? Giá từng loại ra sao?
Phụ kiện tuy nhỏ, chỉ được coi là đồ chơi không cần thiết, nhưng chúng sẽ giúp bảo vệ hoặc làm đẹp cho xe bạn.
Hãy xem Vios 2021 nên lắp gì nhé!
1. Hộp tỳ tay Vios 2021
Sản phẩm này không chỉ làm xe bạn thêm hiện đại, che bớt khu vực phanh tay thô sơ, mà còn giúp bạn thoải mái lái xe. Hạn chế đau mỏi, có chỗ để tay khi đi cao tốc.
Lắp đặt sản phẩm này thì vô cùng dễ dàng, chỉ cần mua về và đặt đúng vị trí là khớp.
2. Ốp tay nắm cửa Vios 2021
Phụ kiện này nên lắp ngay khi lấy xe, nếu không phần tay nắm này sẽ rất dễ xước theo thời gian.
Sản phẩm này dễ dàng tự lắp tại nhà mà không cần bất cứ dụng cụ nào.
3. Ốp nắp bình xăng Vios 2021
Ốp thêm phụ kiện này, xe bạn nhìn sẽ rất thể thao và hiện đại. Cũng như tay nắm cửa, phụ kiện này không cần dụng cụ gì, bạn dễ dàng tự lắp đặt tại nhà.
4. Ốp mặt calang Vios 2021
Từ phiên bản 2019 Vios có thiết kế phần đầu hơi “chán”, người dùng chỉ cần lắp thêm phụ kiện này sẽ giúp xe nhìn men hơn.
Cũng như mọi phụ kiện khác, các bác tài chỉ cần mua về, bóc keo phía sau và dán lên thôi, tự lắp đơn giản.
5. Nẹp chân kính Vios 2021
Món này thì tùy khẩu vị mỗi người, không có cũng không sao, nhưng nếu có lắp vào xe sẽ hiện đại hơn viền đen cũ nhiều.
Lắp đặt thì rất dễ, mua về bóc keo và dán thôi.
6. Rèm che nắng Vios nam châm 2021
Không phải ngẫu nhiên mà rèm nam châm lại siêu hót trên Amazon, sau đó xu hướng này mới về Việt Nam.
Sản phẩm này thật sự rất có ích với thời tiết mùa hè như ở Việt Nam
7. Khay lót cốp Vios 2021
Sản phẩm này lẽ ra nhà sản xuất nên trang bị sẵn chứ không phải mất công đi mua thêm. Vì nó siêu cần thiết, nếu không có xe bạn sẽ thường xuyên dính bẩn, dính mùi mà rất khó vệ sinh.
8. Vè che mưa Vios 2021
Có vè che mưa xe bạn sẽ dễ dàng hé cửa dưới trời nắng, hoặc lấy gió ngoài ở vùng quê.
9. Ốp bậc cửa Vios 2021
Đây chắc chắn là một trong các phụ kiện nên lắp ngay khi mua xe, vì không lắp sớm, chỗ bước trân lên xuống sẽ xước rất xấu.
Lắp phụ kiện này cũng vô cùng đơn giản, bóc keo và dán như những phụ kiện khác.
Ngoài ra, vẫn còn 28 phụ kiện Vios 2021 khác, có thể bạn cũng sẽ rất cần, hãy xem ngay!
Rèm che nắng nam châm Subaru Forester (loại 1)
Trước đây bạn dùng tấm che nắng thế này đúng không?
Giống che chuồng gà lắm đúng không :))
Rèm che nắng nam châm ra mắt trong năm 2018 đã nhanh chóng trở thành sản phẩm hot nhất trên sàn Amazon.
Không phải ngẫu nhiên mà sản phẩm này lại được ưa chuộng đến vậy?
- Sản phẩm được thiết kế riêng cho từng dòng xe, vừa khít mọi góc cạnh, như hàng zin theo xe.
- Sử dụng nam châm dính vào khung xe nên rèm tự cố định, bạn hoàn toàn có thể nâng hạ kính mà không làm ảnh hưởng đến rèm.
- Loại trừ 99% tia UV có hại
- Người ngồi trong xe vẫn có thể nhìn ra ngoài nhưng nắng hoàn toàn không thể vào trong xe.
Bộ rèm che nắng Subaru Forester gồm 4 tấm tại 4 cửa.
Hướng dẫn lắp đặt
Sản phẩm này chỉ cần mua về, đặt đúng vịt trí cửa xe là tự dính, không cần cài cắm gì thêm.
Trỏ đàng đi buôn
Dượng thấy ở chợ Phúc Xá Hà Nội, 1 kg cua đồng giá tới 200 ngàn. Mà con cua bé tẹo. Trong Sài Gòn chỉ có 60 ngàn/kg. Mà hẻm chở ra được vì xa là nó chết. Nên các bạn ngoài đó, có thể đầu tư nuôi cua. Con cua nó nhạy cảm với nắng nóng và trời rét, nên mình đầu tư quy mô công nghiệp. Trong miền nam, sản xuất nông nghiệp thường là nông trại lớn, nên dượng thấy thịt cá ngoài bắc nhìn chung ngon hơn, do gà đồi cá ao rau vườn. Tuy nhiên, giá lại quá đắt đỏ so với thu nhập của người dân bình thường ở đấy. Với tốc độ gia tăng dân số, đô thị hóa các làng quê, các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều…thì nông sản sẽ chắc chắn không đủ với cách làm nhỏ lẻ như vậy nữa. Vận chuyển từ miền nam ra những 2000 km so với 300 km từ biên giới, do đó hàng cung cấp từ Trung Quốc sẽ có giá cạnh tranh hơn. Vì ở sát biên giới, ở Vân Nam và Quảng Tây, các nông trại khổng lồ trong đủ thứ cây nhiệt đới và á nhiệt đới, nuôi đủ thứ từ cá tầm cá hồi cá quả đến gia súc gia cầm, quy mô lớn nên chi phí sản xuất nhỏ, giá rẻ. Nên nguyên tắc giao thương, nước chảy về chỗ trũng là bình thường nếu chúng ta không tự nâng nền cao lên để nước khỏi tràn vô.
Các bạn đi xa chút, Thái Nguyên, Lai Châu, Lào Cai…lập dự án đầu tư nông nghiệp đi. Sắp có cao tốc hết rồi, vận chuyển về Hà Nội hay Hải Phòng sẽ dễ dàng. Mùa hè lắp máy phun sương, lưới chắn nóng. Mùa đông dùng bóng halogen sưởi ấm. Chứ dượng thấy trên phố Hà Thành, công ty nào cũng trưng bảng hiệu làm nghề Tư vấn, Tài Chính, Chứng Khoán, Bất Động Sản, quảng cáo truyền thông, bán quần áo Trung Quốc….xen lẫn với các quán miến gà miến ngan bún riêu bún chả? Ngay cả bà gánh hàng hoa quả đi ngang qua, nhìn vô cũng thấy táo, lê, lựu...toàn hàng Tàu.
Các bạn nói nông nghiệp bấp bênh, có lúc đổ đống không ai mua. Quy mô lớn, sẽ có bộ phận marketing, họ sẽ phải liên hệ với các siêu thị, các chợ bán sỉ, các thương nhân xuất khẩu, các nhà máy chế biến…nên không có chuyện nông trại nào phải đổ bỏ cái gì đó cả. Dội chợ là họ đem đi cấp đông, làm mứt hay sấy khô liền. Họ tham gia mọi hội chợ triển lãm, nên khách càng ngày càng đông, họ càng mở rộng quy mô sản xuất. Còn nông dân tự sản xuất thì do thiếu thông tin nên mới có chuyện phải đổ bỏ như vậy. Cho nên làm nông nghiệp, phải có đầu ra. Đi tiếp thị xong rồi mới mở rộng. Đầu tư bộ phận marketing và sales. Còn không, làm quy mô nhỏ thăm dò trước. Ví dụ: nuôi cua quy mô lớn, liên hệ các chợ bán sỉ các tỉnh thành, các nhà hàng lớn, thậm chí nhà máy đông lạnh nơi gần nhất trong trường hợp hàng bị thừa nguồn cung mà cua ngày mỗi lớn, mình có thể đông lạnh gửi nhà máy trữ giùm. Kinh doanh là phải sáng tạo và bươn chải.
Đừng có phù phiếm. Cũng đừng cố bám trụ 5 cửa ô. Tích tiểu thành đại, chín xu đổi lấy 1 hào. Sĩ diện chi. Nếu trí tuệ mình thật sự cao siêu thì hạc lên, còn không, biết đọc biết viết biết tính toán rồi kiếm tiền nuôi cha nuôi mẹ giúp đỡ người thân. Chứ hạc cao làm chi mà thất nghiệp? Lỡ thạc sĩ mà xin không ra việc, thì cái thạc sĩ ấy có nghĩa lý gì không? Cha mẹ nuôi mình tới 18 tuổi là được rồi, sao còn ép những tấm lưng gầy còm ấy nuôi mình đến 5 năm cử nhân, 3 năm thạc sĩ? Rồi thất nghiệp, tiếp tục ép cha mẹ bóp mồm bóp miệng dưới quê gửi lên thành phố nuôi nữa? Sao mình bất tài vô dụng vậy? Hạc giỏi là bình thường, người ta nghĩ ra rồi mình hạc lại, có gì hay? Làm giỏi mới hay.
Sao không đi xa xa chút mà mần, về quê tổ chức sản xuất kinh doanh. Sợ gì mà không đi? Hay làm biếng? Chả có gì nhàn hạ mà kiếm nhiều tiền cả. Như dượng nè, cũng có hạc hòm hạc vị chứ không phải không có, nhưng vẫn bỏ đi trồng nấm trồng hoa, vì thấy thị trường lớn. Nếu giờ dượng đi bán rau ngoài chợ vẫn làm, chả sợ ai. Gương mặt thanh tú và đôi tay búp măng ấy sẽ gói rau thoăn thoát, nụ cười sáng bừng cả góc chợ. Ai khinh kệ mẹ nó. Việc mình mình làm, hơi đâu để ý. Mình có ăn cắp tiền hay ăn bám của ai đâu. Đứa nào nó khinh
kiểu sĩ phu Bắc Hà nhảm nhí, mình ra tay liền cho dượng. Trai thì bóp vái, gái thì bóp dú. Chỉ thẳng vào mặt nó. Nói tao làm gì kệ tao, miễn là lương thiện. Nó sẽ sợ hãi, sẽ nể mình ngay.
Dượng đọc báo cáo tài chính các công ty, thấy bắt mệt. Có tiền mà, có trăm triệu đô la thì hãy đầu tư trung tâm R&D để phát triển công nghệ chớ. Cứ chực đánh quả không. Vẽ vời chi mấy cái viển vông dự án, cổ phiếu cổ đông gì đó rồi người ta lao vô thì úp sọt hết. Nền kinh tế gì cứ ở chung cư, biệt thự nghỉ dưỡng và mua qua bán lại cổ phiếu vậy?
Phải sản xuất và sản xuất, chưa đủ trình làm ra smartphone như Hàn Quốc thì phải đủ gà vịt để ăn. Chứ 70% dân số nghề nông mà gà cũng nhập, bò cũng nhập, heo cũng nhập, tăm xỉa răng cũng nhập? Mình hay nói “ phi thương bất phú” nhưng không đúng đâu. Hiểu sai nên nhà mặt tiền nào cũng “ thương” để mà “ phú”. Cả xã hội chỉ mua qua bán lại, toàn hàng Tàu. Hạc sinh giỏi chọn vào kinh tế ngoại thương ngân hàng chứ hẻm chịu vô cơ khí điện tử hóa chất. Đứa nào ra trường chỉ chực xin việc chứ hẻm chịu mở cái lò rèn, giả dụ, hạc cơ khí ra, làm cuốc xẻng để lên mạng quảng cáo xuất khẩu. Mấy nước ôn đới họ vẫn nhập cuốc xẻng để làm vườn và xúc tuyết từ Thái Lan đấy thôi. Lê Quý Đôn nói “ phi công bất phú, phi thương bất hoạt, phí trí bất hưng, phi nông bất ổn”, tức nếu muốn giàu có, phải làm công nghiệp. Nếu muốn ổn định, phải đầu tư nông nghiệp. Muốn hưng thịnh đất nước, phải đầu tư giáo dục. Và muốn xã hội nó nhộn nhịp, người dân lanh lợi..thì phải có giao thương.
“Phi công” nghĩa là “không công nghiệp”, chứ hẻm phải nghề lái máy bay. Nghe phi công bất phú, tưởng nghĩa đen thì mệt nha. Các bạn gái trong CLB con dượng thấy thằng nào làm nghề phi công, nó mê mình1 cái thì gật đầu chịu liền. Lấy liền liền cho dượng. Nó giàu lắm, khỏe mạnh ít tốn tiền thuốc thang bệnh tật.
Vui lòng đọc lại bài này 1 lần nữa trước khi bấm nút Like. Ông bà mình nói “Cho bạc cho vàng, không ai trỏ đàng đi buôn”, vì người ta sợ trỏ xong, đứa kia giàu có hơn mình. Trừ Dượng.
Vì Dượng giàu quá.