Chuyện cái khăn lạnh
Admin-DNQM
18:53
Lúc Vietnam Airlines (VNA) mở đường bay thẳng đi London, cũng trùng hợp đợt đó mình sang Anh họp. Đi cùng là 2 anh bạn người Nhật. Mình ép 2 anh bạn đi VNA, nên phải ghé Tp HCM transit, chứ nếu không thì 2 bạn ấy bay từ Tokyo bay thẳng London, nhưng mình ép quá nên đành chiều lòng. Vì tiền vé mạnh ai nấy trả nên mình đi hạng ghế phổ thông, 2 anh bạn Nhật đi hạng doanh nhân, giá mắc gấp 3 lần nên mình muốn tiết kiệm. Mình có gì nói đó, thiệt thà chứ không có sĩ diện, nên 2 bạn Nhật hết sức yêu mến. Nhiều người khuyên nói mày làm việc với Tây không hà, nên phải diện cho nó xứng đáng. Chứ toàn cái Vina Giày, quần áo tự may hay của Dệt May An Phước, hay nước hoa cũng mùi lúa mới của mỹ phẩm Sài Gòn, quê mùa, toàn đồ Việt Nam không có xứng, phải dùng hàng hiệu. Bỏ thêm ít tiền ngồi trên khoang doanh nhân luôn, chứ ngồi chi dưới khoang kia, nó coi thường thì sao. Tony thì không quan tâm mấy, miễn là thấy đẹp, thấy hợp gu là dùng, nhưng thật ra vẫn có sự ưu tiên hàng Việt, vì tinh thần dân tộc. Một công dân tự trọng với sản phẩm quốc gia họ sản xuất thì dân tộc đó mới tự cường. Mình nên chinh phục bạn bè quốc tế bằng vẻ đẹp của trí tuệ, vẻ đẹp của sự chân thành, còn ngoại hình thì tử tế, sạch sẽ, tươm tất là được. Trong điều kiện hiện nay của mình, sang trọng quá thành ra không hay, mình thấy có lỗi với đồng bào của mình đang vất vả kiếm cái đưa vào bao tử cho no bụng, cho hết 1 đời người, ngoài kia.
Tony cũng hay đi Hàn Quốc, Nhật và thực sự thích cách làm, cách phát triển của họ. Người Đức cũng vậy, họ rất ủng hộ sản phẩm của nước họ với 1 tinh thần dân tộc mạnh mẽ, đôi lúc cực đoan, nhưng phù hợp cho 1 giai đoạn phát triển nào đó. Papa Kim, tức cha nuôi người Hàn Quốc của mình kể, lúc ông ấy đi học, tức thập niên 60-70, Hàn Quốc nghèo, nghèo hơn cả miền Nam Việt nam. Tổng thống Park Chung Hee lúc đó mới suy nghĩ cách nào để phát triển kinh tế, nên mới gửi quân đi đánh thuê, kiếm tiền về làm đường sá. Phải bán máu lúc cần thiết. Người Hàn Quốc trở thành số 1 thế giới về thời gian xây dựng đường cao tốc, nhanh nhưng có chất lượng vì họ nghiêm khắc với bản thân mình. Ở Sài Gòn, có xa lộ Đại Hàn là của họ làm, với chất lượng tương đương với 1 đường băng Tân Sơn Nhất, máy bay có thể sử dụng để đáp xuống. Có con đường là có tất cả.
Tinh thần dân tộc họ mạnh mẽ đến mức, cứ vào lớp học, cô giáo sẽ kiểm tra cặp học sinh, những dụng cụ học tập nếu không phải của Hàn Quốc sản xuất sẽ bị phê bình, gửi thư về phụ huynh góp ý. Một thế hệ lớn lên trong sự quyết tâm cao độ, rằng sẽ thoát nghèo, sẽ cho thế giới biết trí tuệ dân tộc, sẽ trở nên văn minh...nên cái gì họ cũng xài của nội địa. Lòng dân thì quyết tâm nên các doanh nghiệp cũng quyết tâm không kém. Họ lùng sục đi mua các thiết bị, các sản phẩm của Nhật hay Âu Mỹ về, lục tung hết, nghiên cứu ngày đêm không ăn không ngủ để sản xuất y chang cho bằng được, thậm chí tốt hơn, rẻ hơn. Các du học sinh khi học xong, đồng lòng kéo nhau về đất nước dù Hàn Quốc đến bây giờ vẫn trong tình trạng chiến tranh với chế độ đi lính bắt buộc. Tất cả đều bảo nhau, hãy làm thêm, làm thêm. Những người con dân tộc mình đang bán máu, bán sinh mạng để gửi từng đồng đô la về xây dựng đất nước, hà cớ gì mình không thêm vài giọt mồ hôi? Những công trường rầm rập, những cao ốc văn phòng đèn sáng đến nửa đêm, những học sinh ở trần, lăn lê bò trườn dưới tuyết với 1 lời thề sẽ đưa đất nước tiến lên. Thư viện sáng đèn 24/24. Không nghỉ ngơi, giải trí gì hết, vì không được phép khi đất nước còn nghèo. Trên tivi là sự chia sẻ cách làm giàu, dạy ngoại ngữ, dạy đạo đức, dạy kiến thức... Cả xã hội lao vào học tập và làm việc như điên. Chỉ trong mười mấy năm, một kỳ tích sông Hàn ra đời, một Hàn Quốc kiêu hãnh với ô tô, xe máy, điện tử, hóa chất, đóng tàu, phim ảnh, thời trang...không thua một quốc gia tiên tiến nào. Thế vận hội năm 1988, Seoul đã trình cho thế giới thấy, với sự quyết tâm, không có gì là không thể. Cứ như 1 ngôn ngữ bất thành văn, 1 quốc gia phát triển kinh tế sẽ ra thế giới đệ trình bằng 1 cái Olympic. 20 năm sau, đến lượt người Trung Quốc với Olympic Bắc Kinh.
Từ nước chót bảng, Hàn Quốc thành nền kinh tế thứ 12 trên thế giới, dân Hàn Quốc được cả thế giới tôn trọng, hầu hết đều miễn visa cho họ, muốn đi đâu thì đi. Rảnh, nhức đầu thì đi Mỹ. Muốn ăn Pizza thì lên máy bay đi Ý....
Giờ đây những hình ảnh Hàn Quốc, gọi là làn sóng Hanlyu ( 한류), lan tràn khắp châu Á. Các ụ pa với vẻ đẹp đài các, kiêu sa và hay khóc, đã quảng cáo hiệu quả ngành mỹ phẩm và thời trang của nước này. Nhớ lần Jang Dong Gun qua Việt Nam, 1 nhãn hàng băng vệ sinh phụ nữ tài trợ với yêu cầu phải mua mấy chục gói mới đổi 1 tấm vé, tạo thành sự hỗn loạn tranh giành, 1 ngày bán hết veo. Giá vé chợ đen lên gấp mấy lần. Tony thấy cả có những nhà trọ, toàn con trai, nhịn tiền ăn cơm để mua băng vệ sinh. Chen lấn coi xong, về kể 3 ngày 3 đêm chuyện 1 tài tử đẹp trai cũng chưa hết. Còn đống băng vệ sinh thì không biết làm gì. Nhân dịp qua chơi nên tụi nó mới hỏi anh Tony ơi, anh thông minh anh nghĩ giúp tụi em, giờ làm gì với đống giấy này, không lẽ vứt? Mình nói thôi tụi mày bỏ vào ngăn đá tủ lạnh, lấy ra làm khăn lạnh lau cũng mát. Nhớ cho tao vài cái...
Gần đây, các ụ pa này sang nữa, vì hợp thị hiếu nên cứ sang hoài, kiếm khối tiền. Vừa xuống sân bay, dù 2h sáng cũng luôn có 1 nhóm nhốn nháo ngoài cửa đợi, băng rôn giơ cao, hình ảnh in ra cầm trên tay, khóc lên xỉu xuống. Ụ pa vừa họp báo đứng lên, lại có 1 nhóm học sinh khác lao đến, tranh giành đánh nhau để được hôn vào ghế...
Viết đến đây. Mồ hôi đầm đìa. Tí ơi, đưa dượng cái khăn lạnh.
Tony cũng hay đi Hàn Quốc, Nhật và thực sự thích cách làm, cách phát triển của họ. Người Đức cũng vậy, họ rất ủng hộ sản phẩm của nước họ với 1 tinh thần dân tộc mạnh mẽ, đôi lúc cực đoan, nhưng phù hợp cho 1 giai đoạn phát triển nào đó. Papa Kim, tức cha nuôi người Hàn Quốc của mình kể, lúc ông ấy đi học, tức thập niên 60-70, Hàn Quốc nghèo, nghèo hơn cả miền Nam Việt nam. Tổng thống Park Chung Hee lúc đó mới suy nghĩ cách nào để phát triển kinh tế, nên mới gửi quân đi đánh thuê, kiếm tiền về làm đường sá. Phải bán máu lúc cần thiết. Người Hàn Quốc trở thành số 1 thế giới về thời gian xây dựng đường cao tốc, nhanh nhưng có chất lượng vì họ nghiêm khắc với bản thân mình. Ở Sài Gòn, có xa lộ Đại Hàn là của họ làm, với chất lượng tương đương với 1 đường băng Tân Sơn Nhất, máy bay có thể sử dụng để đáp xuống. Có con đường là có tất cả.
Tinh thần dân tộc họ mạnh mẽ đến mức, cứ vào lớp học, cô giáo sẽ kiểm tra cặp học sinh, những dụng cụ học tập nếu không phải của Hàn Quốc sản xuất sẽ bị phê bình, gửi thư về phụ huynh góp ý. Một thế hệ lớn lên trong sự quyết tâm cao độ, rằng sẽ thoát nghèo, sẽ cho thế giới biết trí tuệ dân tộc, sẽ trở nên văn minh...nên cái gì họ cũng xài của nội địa. Lòng dân thì quyết tâm nên các doanh nghiệp cũng quyết tâm không kém. Họ lùng sục đi mua các thiết bị, các sản phẩm của Nhật hay Âu Mỹ về, lục tung hết, nghiên cứu ngày đêm không ăn không ngủ để sản xuất y chang cho bằng được, thậm chí tốt hơn, rẻ hơn. Các du học sinh khi học xong, đồng lòng kéo nhau về đất nước dù Hàn Quốc đến bây giờ vẫn trong tình trạng chiến tranh với chế độ đi lính bắt buộc. Tất cả đều bảo nhau, hãy làm thêm, làm thêm. Những người con dân tộc mình đang bán máu, bán sinh mạng để gửi từng đồng đô la về xây dựng đất nước, hà cớ gì mình không thêm vài giọt mồ hôi? Những công trường rầm rập, những cao ốc văn phòng đèn sáng đến nửa đêm, những học sinh ở trần, lăn lê bò trườn dưới tuyết với 1 lời thề sẽ đưa đất nước tiến lên. Thư viện sáng đèn 24/24. Không nghỉ ngơi, giải trí gì hết, vì không được phép khi đất nước còn nghèo. Trên tivi là sự chia sẻ cách làm giàu, dạy ngoại ngữ, dạy đạo đức, dạy kiến thức... Cả xã hội lao vào học tập và làm việc như điên. Chỉ trong mười mấy năm, một kỳ tích sông Hàn ra đời, một Hàn Quốc kiêu hãnh với ô tô, xe máy, điện tử, hóa chất, đóng tàu, phim ảnh, thời trang...không thua một quốc gia tiên tiến nào. Thế vận hội năm 1988, Seoul đã trình cho thế giới thấy, với sự quyết tâm, không có gì là không thể. Cứ như 1 ngôn ngữ bất thành văn, 1 quốc gia phát triển kinh tế sẽ ra thế giới đệ trình bằng 1 cái Olympic. 20 năm sau, đến lượt người Trung Quốc với Olympic Bắc Kinh.
Từ nước chót bảng, Hàn Quốc thành nền kinh tế thứ 12 trên thế giới, dân Hàn Quốc được cả thế giới tôn trọng, hầu hết đều miễn visa cho họ, muốn đi đâu thì đi. Rảnh, nhức đầu thì đi Mỹ. Muốn ăn Pizza thì lên máy bay đi Ý....
Giờ đây những hình ảnh Hàn Quốc, gọi là làn sóng Hanlyu ( 한류), lan tràn khắp châu Á. Các ụ pa với vẻ đẹp đài các, kiêu sa và hay khóc, đã quảng cáo hiệu quả ngành mỹ phẩm và thời trang của nước này. Nhớ lần Jang Dong Gun qua Việt Nam, 1 nhãn hàng băng vệ sinh phụ nữ tài trợ với yêu cầu phải mua mấy chục gói mới đổi 1 tấm vé, tạo thành sự hỗn loạn tranh giành, 1 ngày bán hết veo. Giá vé chợ đen lên gấp mấy lần. Tony thấy cả có những nhà trọ, toàn con trai, nhịn tiền ăn cơm để mua băng vệ sinh. Chen lấn coi xong, về kể 3 ngày 3 đêm chuyện 1 tài tử đẹp trai cũng chưa hết. Còn đống băng vệ sinh thì không biết làm gì. Nhân dịp qua chơi nên tụi nó mới hỏi anh Tony ơi, anh thông minh anh nghĩ giúp tụi em, giờ làm gì với đống giấy này, không lẽ vứt? Mình nói thôi tụi mày bỏ vào ngăn đá tủ lạnh, lấy ra làm khăn lạnh lau cũng mát. Nhớ cho tao vài cái...
Gần đây, các ụ pa này sang nữa, vì hợp thị hiếu nên cứ sang hoài, kiếm khối tiền. Vừa xuống sân bay, dù 2h sáng cũng luôn có 1 nhóm nhốn nháo ngoài cửa đợi, băng rôn giơ cao, hình ảnh in ra cầm trên tay, khóc lên xỉu xuống. Ụ pa vừa họp báo đứng lên, lại có 1 nhóm học sinh khác lao đến, tranh giành đánh nhau để được hôn vào ghế...
Viết đến đây. Mồ hôi đầm đìa. Tí ơi, đưa dượng cái khăn lạnh.