Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá thư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lá thư. Hiển thị tất cả bài đăng
Chuyện ở Thượng Hải
Admin-DNQM
Thượng Hải - đô thị phồn vinh bậc nhất của phương Đông với hàng vạn tòa nhà cao tầng cỡ tòa 68 tầng ở Sài Gòn. Hầu hết các con đường đều là 2 tầng, ai muốn đi nhanh thì lên trên trả tiền phí, ai muốn miễn phí thì chạy ở tầng dưới. Hệ thống đường sá tốt đến độ, nếu bạn lái xe hơi, cứ gõ địa chỉ số nhà, tên đường, quận thì tự động GPS trên xe sẽ hướng dẫn bạn lái đến trước cửa. 300 mét nữa rẽ trái, đi thẳng,…và cứ tự động tuân theo hướng dẫn của cái GPS này mà đi, không cần phải nhớ đường nhớ sá chi cho mệt.
Lúc xây dựng đường trên cao, ý kiến của dân chúng cũng lắm. Họ nói sẽ phá vỡ cảnh quan, nhưng thật ra ở thành phố thương mại như Thượng Hải, có cảnh quan gì đâu mà phá vỡ. Vài tòa nhà cũ, họ rào lại thành 1 khu để tham quan, còn lại đập mới và xây hết thành những chung cư 50-60 tầng, những tòa nhà văn phòng 70-80 tầng, cá biệt có mấy tòa như Jinmao Tower 88 tầng, IFC (int’l financial center) còn cao hơn, có tòa gì mới xây cả trăm tầng.
Khu phố Tây là khu cổ, mang dấu ấn kiến trúc Anh, còn khu phố Đông là khu mới như Thủ Thiêm vậy. Hồi xưa bờ sông Hoàng Phố cũng thấp như bến Bạch Đằng, nhưng sau này, người ta quyết định xây thành nơi dạo chơi của dân chúng, nên họ xây rất cao, thêm 2 tầng nữa, tầng dưới bán cà phê cà pháo, tầng trên cùng kiểu sân thượng là nơi dạo chơi, nhìn xuống sông ở dưới rất đẹp. Nhạc mở vang vang bài Bến Thượng Hải với ca từ nghe dễ thương “loạn bánh, loạn lầu, màn lây thâu thấu…”. Nối 2 bờ là hàng chục đường hầm vượt sông, và hệ thống điện ngầm được xem là lớn nhất thế giới, giao nhau ở khu trung tâm kiểu đường Nguyễn Huệ, gọi là Lộ Nam Kinh (Nanjing Lu), hay quảng trường Nhân dân (People Square).
Ở Thượng Hải có 1 cây cầu rất độc đáo, tên là gì Tony quên. Cầu cao vô cùng, xe chạy trên đó nhìn xuống các con thuyền dưới sông Hoàng Phố như những con kiến, vì phải có độ tĩnh không lớn để mọi tàu bè có thể qua lại. Nhưng nếu xây cao như vậy, người ta sẽ phải làm đường dẫn mấy km rất bất tiện. Thế là 1 chú kỹ sư nghĩ ra chạy theo hình xoắn ốc ở 2 bên trụ cầu, thế là giải quyết được bài toán hóc búa tranh cãi mấy năm.
Thượng Hải có giá nhà mắc nhất Trung Quốc, một chung cư bình thường ở khu trung tâm phố Đông có giá khoảng 4000 USD/m2, nên người dân chủ yếu là thuê nhà. Nhưng bù lại, lương ở đây cũng cao nhất, vì đấy là thành phố quốc tế nhất của đại lục, là nơi đặt trụ sở của hầu hết các tập đoàn đa quốc gia để quản lý thị trường Trung Quốc. Nhân tài khắp nơi đổ về, không những giỏi mà còn phải đẹp. Nên vô mấy cao ốc, nhân viên các văn phòng bước ra, mình nhìn cứ tưởng người mẫu diễn viên, trai gái gì cũng cao ngất, trắng hồng, ăn vận soang trạng, nói tiếng Anh chứ hẻm có nói tiếng Việt.
Điều ấn tượng nhất của Tony với Thượng Hải lại là giáo dục. Đây là thành phố có chất lượng giáo dục tốt nhất Trung Quốc. Học sinh được dạy theo phong cách tự tin của học sinh Mỹ, lại có sự cần cù và khuyến khích của người Nhật. Trường Harvard của Tony cũng có chi nhánh ở đây, dạy các chương trình đào tạo kiểu tại chức. Có những quán cà phê rất hay gọi là English Lunch Cafe. Thay vì nghỉ trưa thông thường, các bạn có thể đăng ký một lớp tiếng Anh ở các quán cà phê này. Lớp bắt đầu từ 12h15 đến 13h15. Học viên sẽ được phát bánh mì, nước ngọt hay món ăn trưa gì đó đơn giản, vừa ăn vừa thực tập với thầy giáo. Lớp nào cũng đông nghẹt người học, vì dạy toàn là những thứ cụ thể để có thể làm việc, đủ mọi trình độ. Nên các bạn trẻ làm các công việc chân tay trong các tòa nhà như tài xế, mở cửa khách sạn, lau dọn,…đang làm cho sếp Tàu lương 3000 tệ/tháng chứ đâu 6 tháng sau thì chuyển qua làm cho sếp Tây, lương 1000 USD/tháng ngay. Còn 1 bạn trẻ tên Xia trong công ty đối tác của Tony, năm ngoái Tony sang thấy đang pha trà rót nước, hỏi tiếng Anh “what’s yr name” nghe không hiểu chỉ cười trừ, vậy mà bữa nay qua, sếp nó nói đang thay đồ đi Mỹ. Nó ăn trưa mà cũng tranh thủ học tiếng Anh dưới mấy quán cà phê nên giờ phải bố trí công việc khác, và bữa nay dắt đoàn khách hàng đi New York tham dự hội chợ. Các bạn trẻ ở Thượng Hải làm việc ầm ầm, vừa đi vừa chạy, nhưng ai cũng tranh thủ học tiếng Anh buổi trưa ở mấy English Lunch Cafe. Làm lụng vất cả cả năm, để dành tiền, dành phép, book vé máy bay cả năm trước nên giá vé rẻ xình, cùng nhau sang châu Âu ngắm mùa thu, đi Hawai tắm biển, qua Việt Nam tham quan Tony....cho đã con mắt.
Ai chịu học chịu làm mà cuộc đời chẳng phong lưu sung sướng…
22:23
Lá thư
,
nông nghiệp
,
sản xuất
,
tâm lý tiểu nông
,
thế giới
Sản xuất là cốt lõi của một nền kinh tế hùng cường
Admin-DNQM
Các bạn dự thi "người đẹp thanh long" đã hoàn thành 3 vòng thi. Các bạn đều xứng đáng giật vương miện, nên Tony hứa với các bạn, nếu bạn nào tham gia sản xuất, phát triển mứt thanh long trở thành sản phẩm thương mại, Tony sẽ tư vấn cho các bạn. Các bạn đam mê sản xuất như vậy là rất quý, một nền kinh tế mạnh là một nền kinh tế sản xuất. Mứt thanh long Tony đưa ra chỉ là một ví dụ để các bạn có đam mê trong sản xuất hàng hoá.
Người Nhật phát triển xe máy Honda, sau đó ớn quá đem qua Hàn Quốc, Đài Loan. Người Hàn, người Đài phát triển ngay với thương hiệu Daelim, SYM...Người Nhật phát minh ra bột ngọt Ajinomoto, sau đó đem qua sản xuất ở Hàn, người Hàn, bắt chước tự sản xuất bột ngọt Miwon, người Đài bắt chươc sản xuất bột ngọt Vedan. Người Nhật cũng mang qua Việt Nam, nhưng người Việt không bắt chước xây dựng được nhà máy và thương hiệu nào của mình cả.
Với 90 triệu dân, xe máy cưỡi hàng ngày, bột ngọt mì chính ăn suốt mà không sản xuất được, phải nhập khẩu hết thì dở quá. Các bạn trẻ cố gắng thay đổi tư duy, sản xuất và sản xuất. Bạn nào tham gia sản xuất dù là quy mô nhỏ xíu, khi đã có ý tưởng và triển khai thành dự án cụ thể, ( NHỚ Là Phải Triển Khai Ý Tưởng Thành Dự Án), Email cho Tony, Tony sẽ giúp các bạn, dù không trả lời các mail khác vì không có thời gian.
Khi Trà Lipton sản xuất ở Srilanka, người Srilanka đã tự mình xây dựng thương hiệu trà Dilmah. Người Phi tự hào vì có Jolibee, Sanmiguel...lừng lẫy. Học tập từ mô hình của nước ngoài, và xây dựng một nền sản xuất Việt, cái gì mình cũng sản xuất được, cũng made in Vietnam
22:17
Lá thư
,
nông nghiệp
,
sản xuất
,
tâm lý tiểu nông
,
thế giới
Tôi là ai, là ai..?
Admin-DNQM
Hôm bữa dự thi mứt thanh long có 1 con dượng nói con mới lớp 11 thôi, gia đình lo cho sang Mỹ hạc cấp 3 nhưng nửa đường thì hết tiền, nên con phải về VN hạc tiếp. Nhưng bạn ý định xong 12 thì sang lại Mỹ hạc ĐH, lần này quyết tâm lấy hạc bổng để gia đình khỏi phải lo lắng. Với mong muốn giúp bạn ấy và các bạn muốn giật hạc bổng quốc tế, Tony giúp các bạn tí xíu. Nhưng chỉ là định hướng, còn lại các bạn tự lực nghen.
Ở Mỹ, HS cấp 3 nếu muốn vô ĐH, phải có điểm SAT 1. SAT 1 sẽ kiểm tra khả năng suy luận, viết, toán cơ bản…để xem 1 đứa đó có đủ trình độ nhận thức để làm sinh viên không. Bắt đầu làm, bài viết nó chạy ra, ví dụ 25 phút, đồng hồ cát trừ dần thời gian, xong thì bấm nút NỘP BÀI. Đề dễ ẹt, ví dụ: số tiếp theo là số mấy: 2,4,6,…nếu mình hẻm biết điền vào số 8 thì thiếu I-ốt quá, cho về quê bán phân phượng tím. Hoặc coi cái thư xin việc mà không biết có bao nhiêu lỗi chính tả trong đó, thì thôi không làm sinh viên được. Một năm thi SAT tới 6 lần, cứ 2 tháng 1 kỳ nên bạn nào chưa tự tin thì để đợt sau. Nộp SAT1 và tiền, thế là trường nó nhận và vô hạc. Thường là các trường đạo tạo theo hệ ứng dụng, nó chỉ cần như vầy.
Còn muốn vô ĐH lớn, các trường hàn lâm, thường phải có thêm điểm SAT 2, kiểm tra các kỹ năng toán lý hóa sinh sử địa, tới 18 môn, cũng trắc nghiệm online.
Vô ĐH nổi tiếng hoặc có hạc bổng để cha mẹ đỡ lo lắng, HS phải có thêm bài luận (Nếu là SV quốc tế, thêm IELTS hay Tốp phô). Hồi xưa Tony cũng viết bài luận với nhan đề “Tony-không chỉ là đôi mắt đẹp” mà được Há Vợt nó cho hạc bổng đó (có kèm theo hình đẹp trai, mình có lợi thế gì là phải trưng ra. Ví dụ biết chơi đàn, bơi lội, võ thuật, từng sản xuất kinh doanh, từng cứu trợ, từng tham gia từ thiện xã hội, từng dạy cho trẻ em đường phố…nói chung là đứa nào sống đẹp là được nhận hết, nên muốn vô mấy ĐH nổi tiếng, các bạn trẻ phải sống đẹp với cộng đồng). Một số trường đặc biệt nó không cần SAT 2 mà gọi điện hay phỏng vấn qua skype hoặc bắt lên tận nơi để kiểm tra ngoại hình, giọng nói, các năng khiêu thể dục vẽ múa hát...
HS Trung Quốc hay xin tài liệu kiểu “500 bài luận vào trường Harvard thành công” về tham khảo, nhưng tỷ lệ nhận hạc thấp nhất vì câu nào cũng mang dấu ấn của ai đó. HS châu Âu được nhận với tỷ lệ cao nhất vì họ tự viết. Giám khảo họ có phần mềm anti-plagiarism (chống đạo văn), cập nhật liên tục. Bài của người nổi tiếng như TnBS họ cũng dịch qua tiếng Anh, cập nhật. Mình mà bắt chước, kiểu “nước mắt lăn dài trên gương mặt thanh tú” thì họ biết ngay câu này là của Tony, nếu hẻm có ghi trích dẫn là quăng hồ sơ mình vô thùng rác. Nên các bạn phải soáng tộ. Nhớ nghen, phải soáng tộ.
Điểm thi SAT tới mấy ngàn điểm nên việc đánh giá chính xác hơn thang điểm 10 của mình. Như vậy, phân hóa trình độ HS cũng rõ ràng, mà lại khỏe, đỡ tốn kém. Bây giờ SAT1, SAT2 nhiều nước áp dụng, mỗi nước có cục khảo thí sẽ xây dựng bộ đề riêng của mình. Các nước lân bang Sing, Mã, Phi, Thái…đều đã áp dụng cả. Giờ internet kéo về tận thôn xóm, bạn trẻ nào chả biết sử dụng máy tính, nên thi trắc nghiệm online kiểu vầy cho nhanh, từng huyện, từng tỉnh tổ chức luôn cho nó tiết kiệm. Khỏi có chuyện quay bài ném phao…vì riêng việc giở tài liệu hay nghe người khác chỉ bài, đồng hồ nó tự động chạy qua bài khác, điểm còn thấp hơn mình tự suy nghĩ, tự đánh máy.
Để giúp các bạn rèn luyện kỹ năng viết luận để áp-lai vô mấy trường nổi tiếng thế giới, Tony ra đề để các bạn tập viết nhé. Tiêu chuẩn min 250 chữ, max 650 chữ. Các bài hay sẽ được đăng tải cho các bạn tham khảo. Chỉ một topic quen thuộc của mọi cánh cửa đại hạc lớn “Tôi là ai. Who am I” . Bài luận này bạn có thể apply vô các ĐH lớn như ở Anh, Nhật, Singapore, Úc, NZL, Châu Âu, Canada...đều cần bài luận mới cho hạc bổng.
Các hãng lớn như Coca Cola, Boeing, P&G, Morgan, Citibank,…khi tuyển thực tập sinh quản trị (tức hạt giống lãnh đạo của hãng sau này) sẽ yêu cầu viết 1 bài mới “Who am I”. Họ sẽ xin lại bài luận cũ của năm 18 tuổi và xem dấu ấn đào tạo đã khiến bạn khác biệt như thế nào sau 4 năm.
Ở hãng Phượng Tím, mỗi đợt tuyển dụng, Tony phỏng vấn 10 bạn, tốt nghiệp toàn Bách Hóa, Ngại Thương, Kinh Tuế, thì đến 10 bạn không trả lời được câu hỏi “Tôi là ai”. Nói tưởng anh ra đề sin cos ô mê ga tê cộng phi thì tụi em giải trên giấy được chứ hỏi vậy sao tụi em biết.
Khóc…
22:09
giáo dục
,
Lá thư
,
nông nghiệp
,
sản xuất
,
tâm lý tiểu nông
,
thế giới
Một lá thư Ai Len
Admin-DNQM
"Chào anh Tony, xin lỗi gọi anh vì tôi nghĩ anh cũng trạc tuổi tôi. Tôi đang làm nghiên cứu sinh ở Ai Len cũng được 2 năm rồi. Trước đây tôi học thạc sĩ ở Anh, sau đó về VN giảng dạy ở 1 đại học, rồi sau đó gần đây tôi chọn Ai Len để làm tiến sĩ. Cuộc sống chồng con của tôi ở Việt Nam cũng ổn định, tôi chỉ mong học xong nhanh rồi quay về.
Hôm nay tôi đọc bài của anh nói về các bạn người Trung Quốc ở ĐH Queen Belfast, tôi thấy đúng. Trường tôi 2 năm nay đều có suất học bổng toàn phần cho sinh viên ngoại quốc, nhưng tôi chẳng giới thiệu cho ai ở Việt Nam. Một phần vì tôi lười, tôi thấy tốn thời gian thông báo lên diễn đàn này diễn đàn kia mà chẳng lợi ích gì cho mình. Nhưng nhiều lúc tôi cũng cảm thấy cô đơn (cả trường tôi chỉ có mình tôi người Việt học ở cấp này), nhưng thông báo cơ hội này cho người dưng nước lã ở Việt Nam, tôi thấy cứ tiêng tiếc thế nào ấy. Tôi chỉ giới thiệu cho con ruột tôi những cơ hội như vầy như cháu còn nhỏ quá, còn cháu họ tôi cũng có đứa đủ điều kiện nhưng trong thâm tâm mình, tôi sợ bọn nó được rồi gia đình nó hơn gia đình tôi, lỡ sau này con tôi không có cơ hội đi du học thì sao. Tôi vẫn bé nhỏ và tiểu nông như anh từng phê phán, nhưng thật sự tôi không thoát ra được. Cha mẹ chúng nó (anh chị chồng tôi) cứ hỏi tôi việc tìm học bổng cho các cháu sang đây nhưng tôi trả lời qua loa, rồi viện cớ bận quá mà từ chối. Tôi không muốn mình phải có trách nhiệm chăm lo chúng nữa. Đèn nhà ai nấy sáng, mình chỉ nên lo cho cá nhân mình, gia đình mình chứ hơi sức đâu lo cho người khác. Từ bé, tôi đã được cha mẹ tôi dạy dỗ như vậy. Tôi cũng sẵn sàng quay cóp để có điểm số cao hơn, có văn bằng đẹp hơn, dù tôi học không tệ.
Việc tôi xin học bổng sang đây thế nào, tôi cũng giấu nhẹm, ai hỏi thì tôi nói là tự túc. Sâu thẳm trong lòng mình, tôi không có khả năng chia sẻ. Các con của thì sao tôi cũng được, còn con cái người ta tôi thấy không ưa, không vỗ về nựng nịu chúng nó được. Tôi như con kiến, cần mẫn lấy bên ngoài tha về cái tổ bé nhỏ của mình, bất chấp mọi thứ. Tôi nghĩ ai cũng có một tổ ấm phải vun vén, và phải hơn người khác bằng mọi giá.
Anh nói đúng, các đồng nghiệp người Trung Quốc của tôi thì khác. Năm ngoái khi nghe tin trường có 5 suất học bổng toàn phần, anh bạn tôi tên Zhang bay về nước để giới thiệu sinh viên ( anh ấy đang dạy ở ĐH Hạ Môn), dù tiền máy bay là phải bỏ tiền túi ra. Sau đó 5 suất học bổng đó đều thuộc về sinh viên trường anh. Tôi thấy họ hay gặp gỡ nhau ăn uống và hay tụ tập trong 1 góc sân trường chỉ nhau học tập.
Tôi rất tiếc đến giờ này tôi vẫn chưa thay đổi quan niệm của mình nên tôi xin phép anh tôi không nói tôi tên gì và đang học ở đâu. Sang năm, trường tôi lại có suất, hy vọng lúc đó tôi sẽ có thể rộng lượng hơn mà chia sẻ cho các bạn."...
Tony trích đăng bức thư này sau khi xin phép chị ấy. Và lòng rất buồn, thú thật chưa bao giờ thấy buồn như vậy.
10:42
Lá thư
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)