Chuyện ở hội chợ
Admin-DNQM
23:35
Chuyện cả chục năm rầu. Tại hội chợ thủ công mỹ nghệ ở châu Âu, Tony hồi đó có đi công tác, sẵn tiện ghé coi. Phía tổ chức có bố trí cho các doanh nghiệp VN trong 1 khu trưng bày riêng. Đâu khoảng 30 doanh nghiệp mây tre lá, đồ gốm, dừa, đồ gỗ của cả nước tham dự. Họ đều là các doanh nghiệp từ các làng nghề lớn, được nhà nước đài thọ 1 phần kinh phí, nên thường vợ chồng con cái cùng đi luôn cho vui. Sau 2 ngày hội chợ thì ngày thứ 3 sẽ tranh thủ tham quan thành phố, mua sắm, chụp hình, rồi sẵn có visa châu Âu thì đi luôn mấy nước khác.
Các doanh nghiệp này thật ra đều đã xuất khẩu, nhưng thường qua khâu trung gian là các nhà buôn của Hồng Công hay Singapore. Lúc mới mở cửa, Trung Quốc ngây ngô, xuất gì cũng qua Hồng Công. Còn mấy nước Đông Nam Á thì xuất gì cũng qua Singapore. Sau đó thì từ từ,TQ đại lục hay các nước ĐNA như VN, Lào, Indo...cũng tự xuất được, tìm khách qua các hội chợ quốc tế. Thường khi đi, họ thuê phiên dịch, hay nhờ con cháu nào đó biết tiếng Anh, bắt mặc vét hay áo dài, trang điểm lem luốc đứng nói líu lo với khách tham quan, tìm mối.
Bữa đó, có 1 nhà nhập khẩu của Đức tới tham quan khu trưng bày của VN. Thằng Tây này tỏ ra hết sức thích thú với các bình hoa hand-made ( làm bằng tay) của 1 doanh nghiệp ở làng gốm X. Hỏi thì mới biết chỉ có 10 USD cho 1 cái bình, tức khoảng hơn 5 Euro, trong khi giá bán ở các cửa hàng châu Âu cho cùng loại khoảng gấp 10 lần. Thấy cơ hội tốt quá nên nó mới đặt 2 container, và ký 1 bản ghi nhớ MOU ( memo of understand) để về thì làm hợp đồng, rồi mở thư tín dụng và các nghiệp vụ XK khác. Đàm phán thuận lợi, bắt tay vui vẻ. Khách vừa ra, vợ chồng và cô phiên dịch vừa ăn kẹo vừa cười nói vui vẻ khôn xiết.
Ai dè ở bên cạnh, ông doanh nghiệp khác, cũng trong làng nghề X, nghe lén được nội dung trao đổi. Tại ông kia nói to quá. Thằng Tây vừa ra khỏi gian hàng thì ông kêu thằng con trai chạy ra chụp thằng Tây kéo vô. Thằng con có đi học ở Hà Nội nên biết ngoại ngữ. Ông bảo thằng con dịch là mày ngu lắm Tây ạ, thằng con chỉ ngay vào mặt " you are very stupid" làm thằng Tây như bị bắn vào đầu, đứng sững người, giữa trời Âu văn minh lồ lộ, có 1 ông châu Á da vàng đứng mắng mình là sao. Thằng Tây chưa hoàn hồn thì ông này và bà vợ đưa ra cái bình y chang, nói cái này chỉ có 2 usd thôi, nó bán 10 usd là lừa mày đấy. Mày đặt tao đi, tao chỉ để mày 2 USD. Nói 1 hồi, thằng Tây nóng máu chạy qua hủy bản ghi nhớ MOU với doanh nghiệp trước. Doanh nghiệp kia đoán là bị phá đám nên bà vợ đứng chống nạnh lớn tiếng chửi đổng. Giữa hội chợ quốc tế, tiếng bà vang vang như lúc nhà bà mất con gà. Cũng có câu có cú, gieo vần biền ngẫu, đưa các điển tích sử Tàu sử Ta ....vào bài chửi, nghe hay như hát. Dám giật miếng ăn trên miệng bà. Vợ chồng ông kia im thin thít, nhưng đâu một hồi thì chắc cũng tức nên chửi lại, đại ý là bán đắt thế thì ai chịu được. Khỏi chửi mò chửi đổng, tao đấy. Ông chồng bên này rú lên "A thằng này láo" rồi sang gian hàng bên cạnh rút cây gậy tre sang quánh phủ đầu, ông kia cũng né, chạy ra ngoài, vớ lấy cái lấy nón rơm hay nón xơ dừa gì đó chống đỡ. Cao điểm là lúc 2 ông chồng lao vào nhau giữa lối đi trải thảm đỏ cho khách tham quan. Khách dáo dát tìm chỗ ẩn nấp. 2 bà vợ nhảy vào phụ chồng chiến đấu. Thằng con đứng la làng, cô phiên dịch bên này khóc thút thít. 4 người vẫn kiên quyết giằng co, kiểu trẻ con chơi dung dăng dung dẻ hay kéo cưa lừa xẻ. 2 bà vợ vẫn kiên quyết đeo bám, túm tóc tuột quần, không nhả đối phương dù chỉ 1 giây. 2 ông chồng quánh đẹp hơn, có lên gối giật cùi chỏ, có quyền có cước hẳn hoi. Cả 4 tóc xõa rũ rượi, gầm gừ...quấn thành 1 khối, moving từ góc này sang góc kia như nhảy valse cổ điển. Bảo vệ hội chợ rầm rập lao đến, và cán bộ quản lý đoàn doanh nghiệp hớt ha hớt hải xuất hiện, rồi tất cả bị đưa đi đâu đó. Không rõ.
Tony coi tới đoạn này thì đứng hóng hớt 1 chút nữa, thấy các gian hàng khác bỏ việc ra đứng phía trước bàn tán xôn xao. Khách vào cũng chẳng buồn tiếp, mắc lo kể chuyện. Một số người thêm thắt các nội dung khác nghe hấp dẫn hơn nhiều. Có thêm vụ tình cảm vô nữa. Khoảng 3-4 tiếng sau thì thấy họ cũng hết sáng tạo thêm được tình tiết nào mới nên Tony bèn "thơ thẩn dang tay ra về".
Đi ngang qua mấy khu triển lãm của các nước khác, thấy nhộn nhịp kẻ ra người vào và trao đổi danh thiếp, xem xét hàng mẫu, mua mua bán bán...nhưng nói chuyện gì thì thầm nghe bắt mệt. Thấy hẻm vui nên hẻm có ghé coi, nên hẻm biết có chuyện gì trong đó để kể
Các doanh nghiệp này thật ra đều đã xuất khẩu, nhưng thường qua khâu trung gian là các nhà buôn của Hồng Công hay Singapore. Lúc mới mở cửa, Trung Quốc ngây ngô, xuất gì cũng qua Hồng Công. Còn mấy nước Đông Nam Á thì xuất gì cũng qua Singapore. Sau đó thì từ từ,TQ đại lục hay các nước ĐNA như VN, Lào, Indo...cũng tự xuất được, tìm khách qua các hội chợ quốc tế. Thường khi đi, họ thuê phiên dịch, hay nhờ con cháu nào đó biết tiếng Anh, bắt mặc vét hay áo dài, trang điểm lem luốc đứng nói líu lo với khách tham quan, tìm mối.
Bữa đó, có 1 nhà nhập khẩu của Đức tới tham quan khu trưng bày của VN. Thằng Tây này tỏ ra hết sức thích thú với các bình hoa hand-made ( làm bằng tay) của 1 doanh nghiệp ở làng gốm X. Hỏi thì mới biết chỉ có 10 USD cho 1 cái bình, tức khoảng hơn 5 Euro, trong khi giá bán ở các cửa hàng châu Âu cho cùng loại khoảng gấp 10 lần. Thấy cơ hội tốt quá nên nó mới đặt 2 container, và ký 1 bản ghi nhớ MOU ( memo of understand) để về thì làm hợp đồng, rồi mở thư tín dụng và các nghiệp vụ XK khác. Đàm phán thuận lợi, bắt tay vui vẻ. Khách vừa ra, vợ chồng và cô phiên dịch vừa ăn kẹo vừa cười nói vui vẻ khôn xiết.
Ai dè ở bên cạnh, ông doanh nghiệp khác, cũng trong làng nghề X, nghe lén được nội dung trao đổi. Tại ông kia nói to quá. Thằng Tây vừa ra khỏi gian hàng thì ông kêu thằng con trai chạy ra chụp thằng Tây kéo vô. Thằng con có đi học ở Hà Nội nên biết ngoại ngữ. Ông bảo thằng con dịch là mày ngu lắm Tây ạ, thằng con chỉ ngay vào mặt " you are very stupid" làm thằng Tây như bị bắn vào đầu, đứng sững người, giữa trời Âu văn minh lồ lộ, có 1 ông châu Á da vàng đứng mắng mình là sao. Thằng Tây chưa hoàn hồn thì ông này và bà vợ đưa ra cái bình y chang, nói cái này chỉ có 2 usd thôi, nó bán 10 usd là lừa mày đấy. Mày đặt tao đi, tao chỉ để mày 2 USD. Nói 1 hồi, thằng Tây nóng máu chạy qua hủy bản ghi nhớ MOU với doanh nghiệp trước. Doanh nghiệp kia đoán là bị phá đám nên bà vợ đứng chống nạnh lớn tiếng chửi đổng. Giữa hội chợ quốc tế, tiếng bà vang vang như lúc nhà bà mất con gà. Cũng có câu có cú, gieo vần biền ngẫu, đưa các điển tích sử Tàu sử Ta ....vào bài chửi, nghe hay như hát. Dám giật miếng ăn trên miệng bà. Vợ chồng ông kia im thin thít, nhưng đâu một hồi thì chắc cũng tức nên chửi lại, đại ý là bán đắt thế thì ai chịu được. Khỏi chửi mò chửi đổng, tao đấy. Ông chồng bên này rú lên "A thằng này láo" rồi sang gian hàng bên cạnh rút cây gậy tre sang quánh phủ đầu, ông kia cũng né, chạy ra ngoài, vớ lấy cái lấy nón rơm hay nón xơ dừa gì đó chống đỡ. Cao điểm là lúc 2 ông chồng lao vào nhau giữa lối đi trải thảm đỏ cho khách tham quan. Khách dáo dát tìm chỗ ẩn nấp. 2 bà vợ nhảy vào phụ chồng chiến đấu. Thằng con đứng la làng, cô phiên dịch bên này khóc thút thít. 4 người vẫn kiên quyết giằng co, kiểu trẻ con chơi dung dăng dung dẻ hay kéo cưa lừa xẻ. 2 bà vợ vẫn kiên quyết đeo bám, túm tóc tuột quần, không nhả đối phương dù chỉ 1 giây. 2 ông chồng quánh đẹp hơn, có lên gối giật cùi chỏ, có quyền có cước hẳn hoi. Cả 4 tóc xõa rũ rượi, gầm gừ...quấn thành 1 khối, moving từ góc này sang góc kia như nhảy valse cổ điển. Bảo vệ hội chợ rầm rập lao đến, và cán bộ quản lý đoàn doanh nghiệp hớt ha hớt hải xuất hiện, rồi tất cả bị đưa đi đâu đó. Không rõ.
Tony coi tới đoạn này thì đứng hóng hớt 1 chút nữa, thấy các gian hàng khác bỏ việc ra đứng phía trước bàn tán xôn xao. Khách vào cũng chẳng buồn tiếp, mắc lo kể chuyện. Một số người thêm thắt các nội dung khác nghe hấp dẫn hơn nhiều. Có thêm vụ tình cảm vô nữa. Khoảng 3-4 tiếng sau thì thấy họ cũng hết sáng tạo thêm được tình tiết nào mới nên Tony bèn "thơ thẩn dang tay ra về".
Đi ngang qua mấy khu triển lãm của các nước khác, thấy nhộn nhịp kẻ ra người vào và trao đổi danh thiếp, xem xét hàng mẫu, mua mua bán bán...nhưng nói chuyện gì thì thầm nghe bắt mệt. Thấy hẻm vui nên hẻm có ghé coi, nên hẻm biết có chuyện gì trong đó để kể