Ven hóa tranh luận
Admin-DNQM
07:07
Giáo sư X là 1 chuyên gia nông học được cả thế giới nể trọng. Kể cả sau này ông chuyển sang làm hiệu trưởng trường ĐH A, một đại học nhỏ và sinh sau đẻ muộn, nhưng thành quả của nó thật lớn lao với nhiều lứa sinh viên tốt nghiệp có chất lượng rất tốt. Tony đã từng làm việc với ĐH A và thật bất ngờ về cơ ngơi của trường, về công việc được sắp xếp rõ ràng, khoa học của những người lãnh đạo có tư duy tốt.
Tuy nhiên, trong đời, ông lại có lần há miệng mắc quai. Không riêng ông mà chúng ta, ai cũng ít nhất 1 lần. Đó là đâu chục năm về trước, ông có viết 1 bài báo, xem xét bỏ Tết cổ truyền, ăn Tết theo dương lịch như các nước phương Tây. Lập luận của ông là Tết này thật sự là tết của Trung Quốc, theo nông lịch. Các nước vốn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã không ăn Tết này nữa. Hàn Quốc chỉ xem là holiday, nghỉ 3 ngày, còn Nhật thì bỏ hẳn, chuyển qua tuần lễ vàng từ Noel đến Tết dương lịch để nghỉ như phương Tây. Giáo sư X còn lập luận là chúng ta nghỉ tết, thật sự là quá dài. Trước tết thì đã mất 1 tháng với tâm lý đã tháng chạp, lúc đó chúng ta bắt đầu quên dương lịch, toàn tính theo ngày âm, rằng bữa nay là mùng mấy tháng chạp rồi...nên bắt đầu chểnh mảng công việc, chuẩn bị nghỉ Tết. sau Tết thì với quan niệm còn mùng còn ăn chơi, còn Giêng còn ăn chơi, nên mất coi như 2 tháng. Đơn hàng xuất khẩu đi các nước khác sẽ bị thiệt hại, v.v.v nói chung ông đưa rất nhiều con số mang tính định lượng để làm cho bài viết thuyết phục.
Vừa đăng lên, 1 làn sóng phản đối mạnh mẽ. Nói theo ngôn ngữ bây giờ là bị ném đá. Ở VN, thật khó chấp nhận quan niệm mới ngược lại với cái quen thuộc. Dù ở nước ngoài, nhưng quan niệm như vậy được xã hội tôn trọng vì công bằng mà nói, quan niệm đó cũng có lý, và có lợi cho cộng đồng, không phải vì lợi ích một nhóm người hay 1 ngành nghề nào cụ thể. Chỉ là quan niệm cá nhân nên chúng ta có thể phản biện, tranh luận, hoặc ghi nhận.
Tranh luận là nguồn gốc của phát triển. Tuy nhiên, tranh luận phải có phương pháp, nên xoáy vào vấn đề cần mổ xẻ, tránh công kích cá nhân. Sau bài báo đó, giáo sư chọn giải pháp im lặng. Không đính chính hay tranh luận lại, vì đó là giải pháp tốt nhất sau khi cái gọi là rùm beng.
Ở VN, cứ ai phát biểu, thuận tai thì không nói gì, trái tai thì ôi thôi nhận đá mệt nghỉ. Bữa thì 1 ông Việt kiều vốn quen nổ (thông cảm, dù đã là tiến sĩ hay đang đi hạc như Tony, cứ phải nổ mới ra chất VK), bữa thì 1 ông "doanh nhân" chủ tịch hiệp hội gì đó nói năng rất quả quyết "chúng ta nên, chúng ta phải", bữa thì 1 cô ca sĩ muốn quánh bóng tên tuổi vì lâu rồi hát hẻm ai coi, nhưng tất cả đều có chung 1 cách là mời phóng viên tới để nghe phát biểu 1 câu xanh rờn, càng xanh càng tốt, đều có trong kịch bản PR rồi tung lên mạng. Có 1 nhóm người, không rõ phe nào, thấy A phát biểu là ủng hộ A, ném đá B, bữa sau B nói A lại, thấy cũng xuôi tai, quay lại ném đá A khí thế. Cứ cầm sẵn 2 cục đá trên tay, đọc xong là ném, loạn xạ. Giống con dơi, ngồi coi chim và chuột quánh nhau. Thấy chuột thắng thì nói tao là chuột, coi mặt tao nè, giống chuột hem. Thấy chim thắng thì nói tao là chim, vì tao biết bay.
Tony từng tham gia tranh luận với bạn học trong 1 cuộc rượu hồi còn sinh viên, đề tài là "Nên ăn sáng trước hay quánh răng trước". Đề tài thiệt dễ thương. Ban đầu rất vui, sau hồi cay cú, bên này lỡ nói sai 1 chữ, bên kia chụp lấy, ghi nhớ, triển khai diễn giải khí thế để phản công lại, bên này cũng không vừa, canh me mày nói sai chữ nào là bắt bí liền, lập tức triển khai ý và dùng lý lẽ, dẫn chứng để quật lại . Bên này đuối lý, bên kia hả hê, sung sướng. Sau đó chuyển qua đưa các bậc phụ huynh vào, rồi sau đó tuyên bố mày vô văn hóa tao có văn hóa, mày vô học tao có học, rồi lôi các bộ phận trong cơ thể cũng đưa ra ném vào mặt nhau, máu dâng lên ngút trời. Cũng may là Tony cũng đã kịp thời dĩ hòa vi quý bằng những câu chuyện hài hước, không là choảng nhau to. Bắt tay làm lành, cuối cùng chân nam đá chân chiêu, cặp kè nghiêng ngả lấy xe ra về, cả bọn kết luận, đề tài của tụi mình vừa tranh luận xong, thống nhất như thế này nhé: Mỹ không nên quánh I rắc.
Tuy nhiên, trong đời, ông lại có lần há miệng mắc quai. Không riêng ông mà chúng ta, ai cũng ít nhất 1 lần. Đó là đâu chục năm về trước, ông có viết 1 bài báo, xem xét bỏ Tết cổ truyền, ăn Tết theo dương lịch như các nước phương Tây. Lập luận của ông là Tết này thật sự là tết của Trung Quốc, theo nông lịch. Các nước vốn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã không ăn Tết này nữa. Hàn Quốc chỉ xem là holiday, nghỉ 3 ngày, còn Nhật thì bỏ hẳn, chuyển qua tuần lễ vàng từ Noel đến Tết dương lịch để nghỉ như phương Tây. Giáo sư X còn lập luận là chúng ta nghỉ tết, thật sự là quá dài. Trước tết thì đã mất 1 tháng với tâm lý đã tháng chạp, lúc đó chúng ta bắt đầu quên dương lịch, toàn tính theo ngày âm, rằng bữa nay là mùng mấy tháng chạp rồi...nên bắt đầu chểnh mảng công việc, chuẩn bị nghỉ Tết. sau Tết thì với quan niệm còn mùng còn ăn chơi, còn Giêng còn ăn chơi, nên mất coi như 2 tháng. Đơn hàng xuất khẩu đi các nước khác sẽ bị thiệt hại, v.v.v nói chung ông đưa rất nhiều con số mang tính định lượng để làm cho bài viết thuyết phục.
Vừa đăng lên, 1 làn sóng phản đối mạnh mẽ. Nói theo ngôn ngữ bây giờ là bị ném đá. Ở VN, thật khó chấp nhận quan niệm mới ngược lại với cái quen thuộc. Dù ở nước ngoài, nhưng quan niệm như vậy được xã hội tôn trọng vì công bằng mà nói, quan niệm đó cũng có lý, và có lợi cho cộng đồng, không phải vì lợi ích một nhóm người hay 1 ngành nghề nào cụ thể. Chỉ là quan niệm cá nhân nên chúng ta có thể phản biện, tranh luận, hoặc ghi nhận.
Tranh luận là nguồn gốc của phát triển. Tuy nhiên, tranh luận phải có phương pháp, nên xoáy vào vấn đề cần mổ xẻ, tránh công kích cá nhân. Sau bài báo đó, giáo sư chọn giải pháp im lặng. Không đính chính hay tranh luận lại, vì đó là giải pháp tốt nhất sau khi cái gọi là rùm beng.
Ở VN, cứ ai phát biểu, thuận tai thì không nói gì, trái tai thì ôi thôi nhận đá mệt nghỉ. Bữa thì 1 ông Việt kiều vốn quen nổ (thông cảm, dù đã là tiến sĩ hay đang đi hạc như Tony, cứ phải nổ mới ra chất VK), bữa thì 1 ông "doanh nhân" chủ tịch hiệp hội gì đó nói năng rất quả quyết "chúng ta nên, chúng ta phải", bữa thì 1 cô ca sĩ muốn quánh bóng tên tuổi vì lâu rồi hát hẻm ai coi, nhưng tất cả đều có chung 1 cách là mời phóng viên tới để nghe phát biểu 1 câu xanh rờn, càng xanh càng tốt, đều có trong kịch bản PR rồi tung lên mạng. Có 1 nhóm người, không rõ phe nào, thấy A phát biểu là ủng hộ A, ném đá B, bữa sau B nói A lại, thấy cũng xuôi tai, quay lại ném đá A khí thế. Cứ cầm sẵn 2 cục đá trên tay, đọc xong là ném, loạn xạ. Giống con dơi, ngồi coi chim và chuột quánh nhau. Thấy chuột thắng thì nói tao là chuột, coi mặt tao nè, giống chuột hem. Thấy chim thắng thì nói tao là chim, vì tao biết bay.
Tony từng tham gia tranh luận với bạn học trong 1 cuộc rượu hồi còn sinh viên, đề tài là "Nên ăn sáng trước hay quánh răng trước". Đề tài thiệt dễ thương. Ban đầu rất vui, sau hồi cay cú, bên này lỡ nói sai 1 chữ, bên kia chụp lấy, ghi nhớ, triển khai diễn giải khí thế để phản công lại, bên này cũng không vừa, canh me mày nói sai chữ nào là bắt bí liền, lập tức triển khai ý và dùng lý lẽ, dẫn chứng để quật lại . Bên này đuối lý, bên kia hả hê, sung sướng. Sau đó chuyển qua đưa các bậc phụ huynh vào, rồi sau đó tuyên bố mày vô văn hóa tao có văn hóa, mày vô học tao có học, rồi lôi các bộ phận trong cơ thể cũng đưa ra ném vào mặt nhau, máu dâng lên ngút trời. Cũng may là Tony cũng đã kịp thời dĩ hòa vi quý bằng những câu chuyện hài hước, không là choảng nhau to. Bắt tay làm lành, cuối cùng chân nam đá chân chiêu, cặp kè nghiêng ngả lấy xe ra về, cả bọn kết luận, đề tài của tụi mình vừa tranh luận xong, thống nhất như thế này nhé: Mỹ không nên quánh I rắc.