Giáo trình 100 bài tài liệu học viện WEST POINT P3
Admin-DNQM
Bài 3: Chuyện ăn
Bài này đặc biệt hữu ích cho bạn nào muốn trở thành công dân toàn cầu hay một nhân viên kinh doanh giỏi.
Ăn là cái đầu tiên trong tứ khoái của con người. Với người Việt mình, cái ăn nó quan trọng vì mấy ngàn năm trong lịch sử, chiến tranh và đói kém liên miên. Nên mới có ăn giỗ, ăn Tết, ăn cưới, ăn mày, ăn xin, ăn năn...cái chi cũng liên quan đến việc ăn. Thậm chí một bác sĩ thường nói với người nhà bệnh nhân bị bệnh nan y là thôi đem về, coi muốn ăn gì thì cho ăn, nói vậy là biết rồi, trước khi rời khỏi cuộc đời, nên nếm được nhiều của ngon vật lạ. Tây cũng vậy thôi, họ cũng hay đưa ra danh mục các món ăn phải ăn trước khi chết.
Đặc trưng lớn nhất của ẩm thực chính là quan hệ với sản vật thiên nhiên ở địa phương. Nếu ở nơi cây trái tốt tươi, tôm cá đầy sông như miền Tây Nam Bộ chẳng hạn, thì ẩm thực ở đó phong phú hơn vùng cát trắng nắng chang chang như Phan Rang. Tương tự thì ở Thái Bình các món ăn sẽ đa dạng hơn ở cao nguyên đá Đồng Văn Lũng Cú. Có lần dượng đưa đoàn khách Việt Nam đi Ấn Độ, đến ngày thứ ba là khách bắt đầu ngán, nói sao ăn gì cũng mùi cà ri không vậy, lại chả có rau ăn lá gì cả. Rau ăn lá chỉ dừng lại ở salad bắp cải còn chủ yếu là củ và quả như cà rốt, hành tây, dưa leo, củ cải, bầu bí và hết. Nên có ông khách đại gia ở miền Tây nổi cáu, nói mày tiếc tiền chứ đưa vô khách sạn năm sao thử coi, tụi tao muốn ăn rau muống xào tỏi, rau lang luộc, canh mồng tơi rau đay nấu tôm, tao muốn ăn canh chua cá kho tộ. Tony nói anh à, thiệt là không có. Ổng chửi quá nên cũng dắt vô ăn buffet ở khách sạn lớn nhất New Delhi, ổng đi một vòng coi hết các món ăn và nói biết vậy tao ở nhà cho rồi.
Ở xứ Ấn hay Ả rập, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm nó cao, nên rau ăn lá không có nhiều, và dẫn đến tập quán ăn uống như vậy. Cũng vì khí hậu nên họ phải tẩm ướp thịt cá với các loại gia vị cay nồng, mới có thể bảo quản được lâu. Chưa kể là thói quen ăn bốc bằng tay, nên canh cua rau đay sao bốc được. Cũng vì thói quen ăn bằng tay mà các nước như Indo, Philippines…,dù rau ăn lá cũng tốt tươi nhưng họ không thể ăn giống mình, mà lại chủ yếu ăn đồ nướng, các món đều trộn nước cốt dừa sền sệt để bốc lủm vô miệng cho dễ. Nên dân vùng này mụn thôi là mụn, lại béo bụng chứ không có “thon thả giọt đàn bầu” như dân mình.
Còn Trung Quốc thì khí hậu mùa đông khắc nghiệt, nên họ ăn dầu mỡ nhiều, món rau nào cũng xào và mỡ có khi ngập dĩa. Vùng Nội Mông hay Tân Cương thì lại nấu cơm bằng mỡ cừu, nên nếu mình dị ứng với mùi cừu thì đi mấy vùng nay, tốt nhất là thủ một vali đầy mì gói. Người Hàn thì cái gì cũng kimchi, thậm chí phở Hoà ở Seoul dọn kèm dĩa kim chi thay vì dĩa rau thơm. Ở Nga hay Đông Âu, các món của họ mặn hơn khẩu vị của mình, như món thịt muối, cá hồi xông khói mặn đắng luôn nếu mình không ăn kèm với olive hay dưa leo ngâm chua.
Nói như vậy để mình chuẩn bị kiến thức về ẩm thực trước khi đi sang đó. Ăn uống nó quan trọng, mình đi dài ngày, không thích ứng được với thức ăn địa phương đó thì sẽ không có sức để làm việc hay học tập. Nếu quen cứ sáng nào cũng phải điểm tâm bằng một tô phở, trưa phải ăn lòng lợn lá mơ, tối phải đủ 3 món canh mặn xào, thì việc hoà nhập với bên ngoài hơi khó. Như dượng, từ lúc xác định mình đi làm thương mại quốc tế, phải tập ăn uống quốc tế luôn. Có những bữa tự dượng phải lên nhà hàng Ấn Độ, thử hết mọi món từ “nan” đến “masala”, nên qua Ấn ở vài tháng chả sao. Hay có bữa dượng không ăn cơm, ăn bánh mì bơ tỏi, thịt nguội, xúc xích, khoai tây cho quen. Hay bữa nào tiền rủng rỉnh tí thi vô sushi bar ăn đồ sống của Nhật, ban đầu cũng không quen, nhưng sau này thì ghiền luôn. Hay dượng ráng ăn thịt cừu, thịt nướng kebab, fastfood, dù thấy chẳng ngon lành gì. Mình tập vậy để đi công tác, sau một ngày làm việc cật lực, tối về thì lại tiệc tùng nhậu nhẹt, hôm sau lại phải di chuyển với những khoảng cách rất xa. Mình mà ăn uống khó quá, chỉ 3 ngày là đuối. Như cái anh đại gia hôm ở Ấn Độ, hôm sau đi gặp gỡ thương mại, ảnh không đi nổi, chỉ nằm ở khách sạn thoi thóp với mấy gói mì tôm chờ hôm sau nữa thì về nước, trong khi mấy đối tác khác thì lên hội chợ gặp tay bắt mặt mừng, hợp đồng ký quá trời. Anh đại gia nọ thì lỡ hết các cơ hội, nên chỉ về bán cho đại lý dưới ruộng dưới vườn, để ăn cá kho tộ canh chua suốt ngày chứ buôn bán quốc tế hẻm được.
Hồi đó dượng có tuyển 1 nhân viên làm kinh doanh, mọi thứ đều hoàn hảo trừ ăn uống. Nên khách nước ngoài qua, nó nói thôi Tony à, mày cho bạn này làm văn phòng hay cho nghỉ việc đi, chứ kinh doanh không hợp. Cá da trơn không ăn. Gà thì sợ ngứa. Hải sản dị ứng. Chuối thì nói hôi. Heo bò chỉ ăn nạc mềm, chỉ luộc không được nướng. Sữa không tiêu hóa được. Hành ngò tỏi tiêu ớt sợ nóng nổi mụn. Cà phê đắng. Trà mất ngủ. Nên đi ăn với nó, thấy chén cơm với nước mắm trong veo. Hỏi ra mới biết do từ nhỏ mẹ nó bảo thủ nên ăn suốt ngày cứ cà pháo mắm tôm rau dền luộc quất tới, nên nó chỉ ăn được mấy món đó. Lớn rồi sửa không được, thanh niên trai tráng thay vì cởi mở thì lại bảo thủ kiên quyết xưa sao giờ vẫn vậy, không dám thử. Nên chơi rất chán và cũng thấy tội. Nhiều cơ hội trải nghiệm với thế giới bên ngoài bị bỏ qua.
Chúc các con tự tin xách giỏ ra thế giới bên ngoài làm việc, học tập, vui chơi mà không phải gặp rào cản nào. Nếu mình nghĩ mình là cá mập thì phải bơi ngoài đại dương, cá ngừ cá kiếm thì ngoài biển, cá hô cá chép thì ra sông mà vẫy vùng. Chứ quanh quẩn trong ao làng làm chi, giành thức ăn chi với mấy con lòng tong tội nghiệp. Còn mình lười học tập, lười lao động, nói cái gì cũng cãi, cuộc sống ngày hôm nay chẳng khác gì ngày hôm qua thì suốt đời chịu phận cá lòng tong. Nhung nhúc ở trong ao, lâu lâu có thằng xuyệt điện nó dùng bình ắc quy nó rà 1 phát, thì phơi bụng trắng xóa và nằm hết trong nồi cá kho tộ.
Nói cái thèm cá lòng tong kho tộ quá à. Kho nồi đất sền sệt, bỏ tiêu thiệt cay héng, trời mưa mưa lạnh lạnh, cơm trắng mới nấu lên. Trời ơi, ăn 4-5 chén cơm vẫn chưa no.
Nhưng đến chén thứ 6 thì no.
Bài này đặc biệt hữu ích cho bạn nào muốn trở thành công dân toàn cầu hay một nhân viên kinh doanh giỏi.
Ăn là cái đầu tiên trong tứ khoái của con người. Với người Việt mình, cái ăn nó quan trọng vì mấy ngàn năm trong lịch sử, chiến tranh và đói kém liên miên. Nên mới có ăn giỗ, ăn Tết, ăn cưới, ăn mày, ăn xin, ăn năn...cái chi cũng liên quan đến việc ăn. Thậm chí một bác sĩ thường nói với người nhà bệnh nhân bị bệnh nan y là thôi đem về, coi muốn ăn gì thì cho ăn, nói vậy là biết rồi, trước khi rời khỏi cuộc đời, nên nếm được nhiều của ngon vật lạ. Tây cũng vậy thôi, họ cũng hay đưa ra danh mục các món ăn phải ăn trước khi chết.
Đặc trưng lớn nhất của ẩm thực chính là quan hệ với sản vật thiên nhiên ở địa phương. Nếu ở nơi cây trái tốt tươi, tôm cá đầy sông như miền Tây Nam Bộ chẳng hạn, thì ẩm thực ở đó phong phú hơn vùng cát trắng nắng chang chang như Phan Rang. Tương tự thì ở Thái Bình các món ăn sẽ đa dạng hơn ở cao nguyên đá Đồng Văn Lũng Cú. Có lần dượng đưa đoàn khách Việt Nam đi Ấn Độ, đến ngày thứ ba là khách bắt đầu ngán, nói sao ăn gì cũng mùi cà ri không vậy, lại chả có rau ăn lá gì cả. Rau ăn lá chỉ dừng lại ở salad bắp cải còn chủ yếu là củ và quả như cà rốt, hành tây, dưa leo, củ cải, bầu bí và hết. Nên có ông khách đại gia ở miền Tây nổi cáu, nói mày tiếc tiền chứ đưa vô khách sạn năm sao thử coi, tụi tao muốn ăn rau muống xào tỏi, rau lang luộc, canh mồng tơi rau đay nấu tôm, tao muốn ăn canh chua cá kho tộ. Tony nói anh à, thiệt là không có. Ổng chửi quá nên cũng dắt vô ăn buffet ở khách sạn lớn nhất New Delhi, ổng đi một vòng coi hết các món ăn và nói biết vậy tao ở nhà cho rồi.
Ở xứ Ấn hay Ả rập, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm nó cao, nên rau ăn lá không có nhiều, và dẫn đến tập quán ăn uống như vậy. Cũng vì khí hậu nên họ phải tẩm ướp thịt cá với các loại gia vị cay nồng, mới có thể bảo quản được lâu. Chưa kể là thói quen ăn bốc bằng tay, nên canh cua rau đay sao bốc được. Cũng vì thói quen ăn bằng tay mà các nước như Indo, Philippines…,dù rau ăn lá cũng tốt tươi nhưng họ không thể ăn giống mình, mà lại chủ yếu ăn đồ nướng, các món đều trộn nước cốt dừa sền sệt để bốc lủm vô miệng cho dễ. Nên dân vùng này mụn thôi là mụn, lại béo bụng chứ không có “thon thả giọt đàn bầu” như dân mình.
Còn Trung Quốc thì khí hậu mùa đông khắc nghiệt, nên họ ăn dầu mỡ nhiều, món rau nào cũng xào và mỡ có khi ngập dĩa. Vùng Nội Mông hay Tân Cương thì lại nấu cơm bằng mỡ cừu, nên nếu mình dị ứng với mùi cừu thì đi mấy vùng nay, tốt nhất là thủ một vali đầy mì gói. Người Hàn thì cái gì cũng kimchi, thậm chí phở Hoà ở Seoul dọn kèm dĩa kim chi thay vì dĩa rau thơm. Ở Nga hay Đông Âu, các món của họ mặn hơn khẩu vị của mình, như món thịt muối, cá hồi xông khói mặn đắng luôn nếu mình không ăn kèm với olive hay dưa leo ngâm chua.
Nói như vậy để mình chuẩn bị kiến thức về ẩm thực trước khi đi sang đó. Ăn uống nó quan trọng, mình đi dài ngày, không thích ứng được với thức ăn địa phương đó thì sẽ không có sức để làm việc hay học tập. Nếu quen cứ sáng nào cũng phải điểm tâm bằng một tô phở, trưa phải ăn lòng lợn lá mơ, tối phải đủ 3 món canh mặn xào, thì việc hoà nhập với bên ngoài hơi khó. Như dượng, từ lúc xác định mình đi làm thương mại quốc tế, phải tập ăn uống quốc tế luôn. Có những bữa tự dượng phải lên nhà hàng Ấn Độ, thử hết mọi món từ “nan” đến “masala”, nên qua Ấn ở vài tháng chả sao. Hay có bữa dượng không ăn cơm, ăn bánh mì bơ tỏi, thịt nguội, xúc xích, khoai tây cho quen. Hay bữa nào tiền rủng rỉnh tí thi vô sushi bar ăn đồ sống của Nhật, ban đầu cũng không quen, nhưng sau này thì ghiền luôn. Hay dượng ráng ăn thịt cừu, thịt nướng kebab, fastfood, dù thấy chẳng ngon lành gì. Mình tập vậy để đi công tác, sau một ngày làm việc cật lực, tối về thì lại tiệc tùng nhậu nhẹt, hôm sau lại phải di chuyển với những khoảng cách rất xa. Mình mà ăn uống khó quá, chỉ 3 ngày là đuối. Như cái anh đại gia hôm ở Ấn Độ, hôm sau đi gặp gỡ thương mại, ảnh không đi nổi, chỉ nằm ở khách sạn thoi thóp với mấy gói mì tôm chờ hôm sau nữa thì về nước, trong khi mấy đối tác khác thì lên hội chợ gặp tay bắt mặt mừng, hợp đồng ký quá trời. Anh đại gia nọ thì lỡ hết các cơ hội, nên chỉ về bán cho đại lý dưới ruộng dưới vườn, để ăn cá kho tộ canh chua suốt ngày chứ buôn bán quốc tế hẻm được.
Hồi đó dượng có tuyển 1 nhân viên làm kinh doanh, mọi thứ đều hoàn hảo trừ ăn uống. Nên khách nước ngoài qua, nó nói thôi Tony à, mày cho bạn này làm văn phòng hay cho nghỉ việc đi, chứ kinh doanh không hợp. Cá da trơn không ăn. Gà thì sợ ngứa. Hải sản dị ứng. Chuối thì nói hôi. Heo bò chỉ ăn nạc mềm, chỉ luộc không được nướng. Sữa không tiêu hóa được. Hành ngò tỏi tiêu ớt sợ nóng nổi mụn. Cà phê đắng. Trà mất ngủ. Nên đi ăn với nó, thấy chén cơm với nước mắm trong veo. Hỏi ra mới biết do từ nhỏ mẹ nó bảo thủ nên ăn suốt ngày cứ cà pháo mắm tôm rau dền luộc quất tới, nên nó chỉ ăn được mấy món đó. Lớn rồi sửa không được, thanh niên trai tráng thay vì cởi mở thì lại bảo thủ kiên quyết xưa sao giờ vẫn vậy, không dám thử. Nên chơi rất chán và cũng thấy tội. Nhiều cơ hội trải nghiệm với thế giới bên ngoài bị bỏ qua.
Chúc các con tự tin xách giỏ ra thế giới bên ngoài làm việc, học tập, vui chơi mà không phải gặp rào cản nào. Nếu mình nghĩ mình là cá mập thì phải bơi ngoài đại dương, cá ngừ cá kiếm thì ngoài biển, cá hô cá chép thì ra sông mà vẫy vùng. Chứ quanh quẩn trong ao làng làm chi, giành thức ăn chi với mấy con lòng tong tội nghiệp. Còn mình lười học tập, lười lao động, nói cái gì cũng cãi, cuộc sống ngày hôm nay chẳng khác gì ngày hôm qua thì suốt đời chịu phận cá lòng tong. Nhung nhúc ở trong ao, lâu lâu có thằng xuyệt điện nó dùng bình ắc quy nó rà 1 phát, thì phơi bụng trắng xóa và nằm hết trong nồi cá kho tộ.
Nói cái thèm cá lòng tong kho tộ quá à. Kho nồi đất sền sệt, bỏ tiêu thiệt cay héng, trời mưa mưa lạnh lạnh, cơm trắng mới nấu lên. Trời ơi, ăn 4-5 chén cơm vẫn chưa no.
Nhưng đến chén thứ 6 thì no.
20:35
Phết phẩy và ma lanh
Admin-DNQM
Gửi A và B,
Như anh trao đổi sáng nay, hai đứa nhớ lời anh dặn. Anh giao cho phụ trách mua hàng, phải hết sức bản lĩnh. Đừng bán rẻ nhân cách mình trong các giao dịch kinh tế. Ngoài xã hội nhiều đối tác họ hay đề nghị khi mình mua cái gì đó, họ sẽ gửi lại cho mình một ít. Mình mà gật đầu một cái, coi như xong.
Vì nó đưa cho mình tiền đó, tươi cười đó, nhưng trong lòng nó chẳng coi mình ra cái gì đâu. Thậm chí là coi thường. Và chất lượng hàng hóa dịch vụ đó sẽ kém hơn, dù sao cũng đã có mình bảo kê bên trong rồi. Mình lỡ nhận tiền rồi, không nói được. Nó giao hàng xấu, giao hàng chậm, dịch vụ kém mình cũng phải làm ngơ.
Do vậy, nếu có ai đề nghị chuyện hoa hồng hay commission cho mình, lập tức từ chối, yêu cầu cắt thẳng vào giá hàng. Em vừa nói như vậy một phát, đối tác sẽ nể em ngay. Và họ cũng sẽ nghiêm túc trong việc giao hàng, làm hàng v.v…vì họ sợ những con người như vậy. Mình nói là em chỉ thay mặt công ty giao dịch, nên tiền này là của công ty, không phải cá nhân em. Mong anh chị thông cảm. Lúc đó, họ ngồi nghe mà không mến phục em thì thôi.
Ai cứ phết phẩy ma lanh, kệ ai. Mình không theo họ. Mình nhận vài ba chục triệu đồng, chả giàu lên. Mình không trở nên đẳng cấp được mà trở thành loại người rẻ tiền, bắt đầu vì tiền trong mọi suy nghĩ. “ Ăn quen, nhịn không quen”, mình lỡ ăn lần một là sẽ có lần hai. Rồi lần ba lần bốn. Nên mọi giao dịch sau này, tự động mình sẽ vòi tiền, nếu không có là mình làm khó làm dễ, gây khó khăn để người ta phải “ hiểu ý”, dẫn đến việc gì cũng chậm trễ.
Mình đi làm có thu nhập đàng hoàng, nên biết đủ em à. Một đồng mà do chính mồ hôi nước mắt của mình tạo ra, mới có giá trị thật sự, em cho cha cho mẹ, cái đó mới là hiếu thảo. Chứ ăn cắp rồi cho cha mẹ thì đó là bất hiếu. Vì không ông cha bà mẹ nào có thể yên lòng xài cái đồng không sạch ấy, khi biết được sự thật.
Rồi sau này có con có cháu, tụi nó sẽ không tôn trọng mình. Mình dạy nó, bảo đừng nói dối, đừng ăn cắp, nó nói sao cha mẹ không làm mà nói con, mình cứng họng. Chưa kể, tiền nào của mình là của mình. Tiền do phết phẩy ma lanh mang lại thì cũng sẽ ra đi dễ dàng. Nhiều người cứ nghĩ thôi phết phẩy đem về cho vợ cho con để giàu có, nhưng cuối cùng là ngược lại. Vì thượng đế cho gia tộc đó ví dụ 300 lượng vàng, chia đều cho 3 thế hệ. Thế hệ thứ nhất sẽ kiếm được 100 lượng, thế hệ thứ hai sẽ kiếm được 100 lượng, thế hệ thứ ba sẽ kiếm được 100 lượng, trời định như vậy rồi. Em là thế hệ thứ nhất, em cứ phết phẩy ma lanh, lấy hết 300 lượng của thiên hạ đem về nhà, thì hai thế hệ sau hết phúc để làm ăn. Mấy đứa nhỏ thi đâu cũng rớt, học hành dở dang, mặt mũi xấu quắc, làm ăn thất bát, chả có quý nhân giúp đỡ…Rồi nó đâm ra hận mình, nó giận ông nội, ông cố, là mình nè chớ ai.
Làm nghề mua hàng hay duyệt đấu thầu, ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa chân thật và tham lam rất mong manh. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “ chỉ có những gì mình không làm thì người ta mới không biết”. Đừng có làm mình HÈN đi vì vài ba đồng vớ vẩn. Làm với anh, theo anh, anh đào tạo mọi kỹ năng để sau này đứng vững với đời, làm gì cũng kiếm tiền nuôi vợ con được. Nên mình phải giữ vững nhân cách. Có nhân cách thì LÀM GÌ, ĐI ĐÂU, GẶP AI, cũng ngẩng cao đầu.
Như anh trao đổi sáng nay, hai đứa nhớ lời anh dặn. Anh giao cho phụ trách mua hàng, phải hết sức bản lĩnh. Đừng bán rẻ nhân cách mình trong các giao dịch kinh tế. Ngoài xã hội nhiều đối tác họ hay đề nghị khi mình mua cái gì đó, họ sẽ gửi lại cho mình một ít. Mình mà gật đầu một cái, coi như xong.
Vì nó đưa cho mình tiền đó, tươi cười đó, nhưng trong lòng nó chẳng coi mình ra cái gì đâu. Thậm chí là coi thường. Và chất lượng hàng hóa dịch vụ đó sẽ kém hơn, dù sao cũng đã có mình bảo kê bên trong rồi. Mình lỡ nhận tiền rồi, không nói được. Nó giao hàng xấu, giao hàng chậm, dịch vụ kém mình cũng phải làm ngơ.
Do vậy, nếu có ai đề nghị chuyện hoa hồng hay commission cho mình, lập tức từ chối, yêu cầu cắt thẳng vào giá hàng. Em vừa nói như vậy một phát, đối tác sẽ nể em ngay. Và họ cũng sẽ nghiêm túc trong việc giao hàng, làm hàng v.v…vì họ sợ những con người như vậy. Mình nói là em chỉ thay mặt công ty giao dịch, nên tiền này là của công ty, không phải cá nhân em. Mong anh chị thông cảm. Lúc đó, họ ngồi nghe mà không mến phục em thì thôi.
Ai cứ phết phẩy ma lanh, kệ ai. Mình không theo họ. Mình nhận vài ba chục triệu đồng, chả giàu lên. Mình không trở nên đẳng cấp được mà trở thành loại người rẻ tiền, bắt đầu vì tiền trong mọi suy nghĩ. “ Ăn quen, nhịn không quen”, mình lỡ ăn lần một là sẽ có lần hai. Rồi lần ba lần bốn. Nên mọi giao dịch sau này, tự động mình sẽ vòi tiền, nếu không có là mình làm khó làm dễ, gây khó khăn để người ta phải “ hiểu ý”, dẫn đến việc gì cũng chậm trễ.
Mình đi làm có thu nhập đàng hoàng, nên biết đủ em à. Một đồng mà do chính mồ hôi nước mắt của mình tạo ra, mới có giá trị thật sự, em cho cha cho mẹ, cái đó mới là hiếu thảo. Chứ ăn cắp rồi cho cha mẹ thì đó là bất hiếu. Vì không ông cha bà mẹ nào có thể yên lòng xài cái đồng không sạch ấy, khi biết được sự thật.
Rồi sau này có con có cháu, tụi nó sẽ không tôn trọng mình. Mình dạy nó, bảo đừng nói dối, đừng ăn cắp, nó nói sao cha mẹ không làm mà nói con, mình cứng họng. Chưa kể, tiền nào của mình là của mình. Tiền do phết phẩy ma lanh mang lại thì cũng sẽ ra đi dễ dàng. Nhiều người cứ nghĩ thôi phết phẩy đem về cho vợ cho con để giàu có, nhưng cuối cùng là ngược lại. Vì thượng đế cho gia tộc đó ví dụ 300 lượng vàng, chia đều cho 3 thế hệ. Thế hệ thứ nhất sẽ kiếm được 100 lượng, thế hệ thứ hai sẽ kiếm được 100 lượng, thế hệ thứ ba sẽ kiếm được 100 lượng, trời định như vậy rồi. Em là thế hệ thứ nhất, em cứ phết phẩy ma lanh, lấy hết 300 lượng của thiên hạ đem về nhà, thì hai thế hệ sau hết phúc để làm ăn. Mấy đứa nhỏ thi đâu cũng rớt, học hành dở dang, mặt mũi xấu quắc, làm ăn thất bát, chả có quý nhân giúp đỡ…Rồi nó đâm ra hận mình, nó giận ông nội, ông cố, là mình nè chớ ai.
Làm nghề mua hàng hay duyệt đấu thầu, ranh giới giữa cái thiện và cái ác, giữa chân thật và tham lam rất mong manh. Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “ chỉ có những gì mình không làm thì người ta mới không biết”. Đừng có làm mình HÈN đi vì vài ba đồng vớ vẩn. Làm với anh, theo anh, anh đào tạo mọi kỹ năng để sau này đứng vững với đời, làm gì cũng kiếm tiền nuôi vợ con được. Nên mình phải giữ vững nhân cách. Có nhân cách thì LÀM GÌ, ĐI ĐÂU, GẶP AI, cũng ngẩng cao đầu.
20:31
Chuyện ăn của Tony
Admin-DNQM
1.Sau 1 đêm chìm trong mộng mị, Tony sẽ thức giấc. Trong đầu là sự giằng co: đánh răng trước hay ăn sáng trước? Sau khi động não, ăn sáng trước là câu trả lời cuối cùng. Tối qua trước khi ngủ Tony đã đánh răng rồi. Vả lại ăn xong đánh răng đi làm tiếp xúc người khác mới tự tin, thay đổi, kiên quyết không mang những mảng bám thức ăn đường phố vào công sở.
Hôm trước thấy 1 chị kia xinh đẹp ở hội nghị, lúc chị cười thấy có cọng hành xinh xinh dính trên kẽ răng. Tony biết ngay sáng nay chị ấy đã điểm tâm bằng phở bò bà Bảy. Bà ấy dạo này xắt hành hơi nhỏ.
Người quý tộc ở châu âu thường ăn sáng trên giường, người châu âu, Hàn Quốc, Nhật... thường nấu cơm tự ăn ở nhà ( thấy trên phim chứ qua bển toàn ở khách sạn, hổng lẽ mới tờ mờ sáng đã mò qua nhà người ta coi người ta ăn cái gì). Nhưng Tony có hỏi thì biết là họ ăn xong rồi mới đánh răng, uống cafe rồi đi làm. Nên nói chiện, hơi thở thơm phức hà. Trong khi Tony thường đánh răng xong mới ăn, thường ăn sáng ở ngoài trên đường đi làm. Hình ảnh vừa đi vừa xỉa răng, thậm chí vừa lái xe máy vừa ngậm tăm trên đường phố là hình ảnh rất nên thơ, trong đó có Tony.
2. Chúng ta có lẽ là dân tộc ăn rau sống nhiều nhất trên thế giới. Không chắc lắm, tuy nhiên những nơi mà Tony đi qua, rau ăn sống chỉ có vài ba loại, còn tất tần tật người ta chiên xào nấu soup hết. Ngoài rau phổ biến, chúng ta còn thích ăn chuối chát, hoa chuối, lá xoài non, lá mận, lá sung, lá cách, lá lụa, lá mơ, lá ổi, lá chùm ruột, kèo nèo, lục bình, bông súng, rau má, rồi cải xanh, rau nhút, rau muống, lá lộc vừng, lá bần, lá me, lá sấu, lá cóc….Đi siêu thị ở nước ngoài, Tony cứ đừng tần ngần ở quầy rau, rồi cứ so sánh cái này to hơn ở nước mình, cái này nhỏ hơn nè, cái này mắc quá, ở Sài Gòn có 5 ngàn đồng 1 bó hành còn bên London tới 1.50 bảng nhưng chỉ có 3 cọng. Còn mấy cái bồn hoa giữa đường phố Tokyo hay Thượng Hải, không biết nó trồng cái loại cây gì mà nứt đọt non mơn mởn, nhìn là muốn bứt xuống luộc chấm nước mắm.
Hồi còn sinh viên, Tony có làm tour guide ( tua gai), chuyên khách nước ngoài đi tham quan để rèn Anh ngữ, lúc đó còn ngây ngô không biết văn hóa nước nào là nước nào, nghĩ mình thích ăn gì thì khách cũng vậy. Vào quán ăn toàn đặt món theo ý mình. Nên sau 2 ngày được Tony nhiệt tình giới thiệu ẩm thực truyền thống, khách cứ nghe Tony đưa đi ăn là sợ hãi. Bữa sáng thì cháo lòng bún mắm, bữa trưa thì hủ tiếu bánh canh, buổi chiều thì ăn cơm 3 món kho, xào, canh. Nhiều ông khách 80 tuổi người châu Âu nói tụi tao 80 năm nay lớn lên trong bánh mì bơ sữa pho mát, nên mày gọi món như vầy, tụi tao ăn gì được. Cầm đũa đã khó, mà mày bắt gắp tới gắp lụi, gọi là gắp nghệ thuật. Tay tụi tao bị Parkinson run lẩy bẩy mà mày cứ bắt lấy bánh tráng ra cuốn- wrap and roll- miết. Ban đêm về khách sạn, tụi tao ngủ không được vì đói. Nghe vậy, Tony gắp bỏ đầy chén ép ăn, rồi giả bộ nói mấy ông bà không ăn ở đây người ta sẽ giận, ngon lắm ăn đi ăn đi. Nên khách ăn mà nước mắt rơi lã chã trên bát, nước mắt chan hòa với nước canh cua rau đay. Răng cốt không có mà Tony bắt nhai cà pháo, mà phải nhai ra âm thanh rộn ràng thì Tony mới chịu.
Có lần, đưa đoàn Ấn Độ vào quán bánh tráng Trảng Bàng, bọn nó nhìn nhau cười ngất ngây khi trên bàn là 1 đống các loại lá, rồi thấy Tony bứt bỏ vô miệng rào rào, nên chụp hình khí thế. Kêu bọn nó ăn, bọn nó một mực từ chối, nói we cannot eat those leaves. Một lần Tony dắt đoàn khách Tây đi ngang qua khu trồng điều (đào lộn hột) của Đồng Nai đang mùa thay lá. Thấy các cây trơ trọi, một người trong số họ( ông này có vẻ đã từng qua VN, thấy hay múa may giải thích với mấy người khác) nói ở đây khí hậu nhiệt đới, không có mùa đông nên cây không có rụng lá. Nhưng dân địa phương ăn hết rồi. Cả đoàn gật gù. Ồng Mark còn bảo hôm nào rủ Tony sang nước tao chơi, vườn nhà tao có mấy cây giống như vậy có lá tươi tốt lắm, thích cứ hái xuống ăn với cơm. Xuống xe cho khách đi tự đạp xe tham quan cồn Thới Sơn dưới Tiền Giang, khách về, đứa nào đứa nấy khệ nệ 1 đống lá gồm lá chuối, lá dừa, lá mít, lá tre….nói thôi tụi tao hái để tặng mày để ăn dinner tối nay, khỏi đưa tiền boa cho mày nhé.
Tụi nó cứ nghĩ Tony là động vật nhai lại ấy. Nên giặn, nghỉ, không làm hướng dẫn viên du lịch nữa
Hôm trước thấy 1 chị kia xinh đẹp ở hội nghị, lúc chị cười thấy có cọng hành xinh xinh dính trên kẽ răng. Tony biết ngay sáng nay chị ấy đã điểm tâm bằng phở bò bà Bảy. Bà ấy dạo này xắt hành hơi nhỏ.
Người quý tộc ở châu âu thường ăn sáng trên giường, người châu âu, Hàn Quốc, Nhật... thường nấu cơm tự ăn ở nhà ( thấy trên phim chứ qua bển toàn ở khách sạn, hổng lẽ mới tờ mờ sáng đã mò qua nhà người ta coi người ta ăn cái gì). Nhưng Tony có hỏi thì biết là họ ăn xong rồi mới đánh răng, uống cafe rồi đi làm. Nên nói chiện, hơi thở thơm phức hà. Trong khi Tony thường đánh răng xong mới ăn, thường ăn sáng ở ngoài trên đường đi làm. Hình ảnh vừa đi vừa xỉa răng, thậm chí vừa lái xe máy vừa ngậm tăm trên đường phố là hình ảnh rất nên thơ, trong đó có Tony.
2. Chúng ta có lẽ là dân tộc ăn rau sống nhiều nhất trên thế giới. Không chắc lắm, tuy nhiên những nơi mà Tony đi qua, rau ăn sống chỉ có vài ba loại, còn tất tần tật người ta chiên xào nấu soup hết. Ngoài rau phổ biến, chúng ta còn thích ăn chuối chát, hoa chuối, lá xoài non, lá mận, lá sung, lá cách, lá lụa, lá mơ, lá ổi, lá chùm ruột, kèo nèo, lục bình, bông súng, rau má, rồi cải xanh, rau nhút, rau muống, lá lộc vừng, lá bần, lá me, lá sấu, lá cóc….Đi siêu thị ở nước ngoài, Tony cứ đừng tần ngần ở quầy rau, rồi cứ so sánh cái này to hơn ở nước mình, cái này nhỏ hơn nè, cái này mắc quá, ở Sài Gòn có 5 ngàn đồng 1 bó hành còn bên London tới 1.50 bảng nhưng chỉ có 3 cọng. Còn mấy cái bồn hoa giữa đường phố Tokyo hay Thượng Hải, không biết nó trồng cái loại cây gì mà nứt đọt non mơn mởn, nhìn là muốn bứt xuống luộc chấm nước mắm.
Hồi còn sinh viên, Tony có làm tour guide ( tua gai), chuyên khách nước ngoài đi tham quan để rèn Anh ngữ, lúc đó còn ngây ngô không biết văn hóa nước nào là nước nào, nghĩ mình thích ăn gì thì khách cũng vậy. Vào quán ăn toàn đặt món theo ý mình. Nên sau 2 ngày được Tony nhiệt tình giới thiệu ẩm thực truyền thống, khách cứ nghe Tony đưa đi ăn là sợ hãi. Bữa sáng thì cháo lòng bún mắm, bữa trưa thì hủ tiếu bánh canh, buổi chiều thì ăn cơm 3 món kho, xào, canh. Nhiều ông khách 80 tuổi người châu Âu nói tụi tao 80 năm nay lớn lên trong bánh mì bơ sữa pho mát, nên mày gọi món như vầy, tụi tao ăn gì được. Cầm đũa đã khó, mà mày bắt gắp tới gắp lụi, gọi là gắp nghệ thuật. Tay tụi tao bị Parkinson run lẩy bẩy mà mày cứ bắt lấy bánh tráng ra cuốn- wrap and roll- miết. Ban đêm về khách sạn, tụi tao ngủ không được vì đói. Nghe vậy, Tony gắp bỏ đầy chén ép ăn, rồi giả bộ nói mấy ông bà không ăn ở đây người ta sẽ giận, ngon lắm ăn đi ăn đi. Nên khách ăn mà nước mắt rơi lã chã trên bát, nước mắt chan hòa với nước canh cua rau đay. Răng cốt không có mà Tony bắt nhai cà pháo, mà phải nhai ra âm thanh rộn ràng thì Tony mới chịu.
Có lần, đưa đoàn Ấn Độ vào quán bánh tráng Trảng Bàng, bọn nó nhìn nhau cười ngất ngây khi trên bàn là 1 đống các loại lá, rồi thấy Tony bứt bỏ vô miệng rào rào, nên chụp hình khí thế. Kêu bọn nó ăn, bọn nó một mực từ chối, nói we cannot eat those leaves. Một lần Tony dắt đoàn khách Tây đi ngang qua khu trồng điều (đào lộn hột) của Đồng Nai đang mùa thay lá. Thấy các cây trơ trọi, một người trong số họ( ông này có vẻ đã từng qua VN, thấy hay múa may giải thích với mấy người khác) nói ở đây khí hậu nhiệt đới, không có mùa đông nên cây không có rụng lá. Nhưng dân địa phương ăn hết rồi. Cả đoàn gật gù. Ồng Mark còn bảo hôm nào rủ Tony sang nước tao chơi, vườn nhà tao có mấy cây giống như vậy có lá tươi tốt lắm, thích cứ hái xuống ăn với cơm. Xuống xe cho khách đi tự đạp xe tham quan cồn Thới Sơn dưới Tiền Giang, khách về, đứa nào đứa nấy khệ nệ 1 đống lá gồm lá chuối, lá dừa, lá mít, lá tre….nói thôi tụi tao hái để tặng mày để ăn dinner tối nay, khỏi đưa tiền boa cho mày nhé.
Tụi nó cứ nghĩ Tony là động vật nhai lại ấy. Nên giặn, nghỉ, không làm hướng dẫn viên du lịch nữa
07:51
Chuyện ở London
Admin-DNQM
Lại nói về chuyện hôm Tony ở London. Xuống sân bay Gatwick, cái Oanh cái Yến rủ thôi tối nay mấy anh em mình đi chơi đi. Tony cũng chưa dự hội nghị, thường là đi trước 1-2 hôm để tránh jetlag, nên mới OK.
Trong mắt Tony, London là thủ đô đẹp nhất. Những con đường nhỏ. Những công viên với những cây sồi già xù xì, những ghế gỗ và lá vàng đầy dưới lối đi. Những dãy phố cổ kính kiến trúc Gothic hay Tân Gothic. Những hàng rào bằng cây xanh, thường chừa 1 lối nhỏ vào nhà với bậc tam cấp, rồi cái cửa gỗ nhỏ xíu. Những lan can hay hiên nhà bao giờ cũng có những giỏ hoa đủ màu sắc rung rinh trong gió.
Tony đưa các bạn vô quán rượu truyền thống của người Anh. Nội thất bên trong quán bằng gỗ nhưng xỉn màu vì thời gian. Đặc trưng này của nước Anh đang mất dần, do suy thoái kinh tế, người ta không có tiền vào đấy uống ly bia 5-6 bảng nữa, mà ra siêu thị mua về uống cho rẻ. Gọi dĩa ô liu mặn chát, nhưng uống kèm bia thì rất hợp, các cô say sưa kể về nghề của mình. Các cô nói, trong các cuộc thi sắc đẹp ở mình, rất nhiều bạn ghi ước mơ là trở thành tiếp viên hàng không. Trong khi ở phương Tây, các cô có nhan sắc ít ai chịu làm nghề này, vì cực và ít tiền hơn làm người mẫu hay đóng phim. Nên nếu đi Air France hay KLM,...các tiếp viên đeo kính lão, tay run run do bị Parkinson gắp bánh mì đưa hành khách là hình ảnh bình thường. Ở các sân bay trung chuyển, đoàn tiếp viên châu Á thường nổi bật, kéo vali ngẩng cao đầu đi kiêu sa ghê lắm. Các cô nói đấy, anh xem, tụi em toàn là người đẹp, mà người đẹp thì " mỹ nhân tự cổ như danh tướng", được chiều chuộng từ nhỏ. Ví dụ rửa bát, nhiều ông cha bà mẹ nói thôi để ba mẹ làm, con nghỉ ngơi đi, hư tay búp măng hết. Lên trường thì bạn trai cũng giành làm hết những việc như lau bảng, trực nhật. Nên sau này làm phục vụ trên máy bay cũng không được nhanh nhẹn lắm, do lao động tay chân không quen.
Nhưng Tony hỏi ủa sao tiếp viên hãng khác ở châu Á cũng đẹp nhưng lại nhiệt tình chu đáo giỏi giang? Hàng không Thái thì lúc nào cũng cười, bưng đồ ăn ra ép hành khách ăn đến lòi họng. Nếu khách đang ngủ, các bạn tiếp viên Thái sẽ nói thì thầm, vẫn để cho ngủ chứ hẻm có đập bắt thức dậy cho bằng được. Mình mà vừa ngáp thức dậy là các bạn mò tới liền, hỏi ngủ dậy rồi hả cưng, ăn gì hem. Tiếp viên Sin hay Malay tiếng Anh như gió, động tác dứt khoát, làm gì cũng nhanh. Hàng không Nhật ít nói ít cười, nhưng sẵn sàng quỳ mọp xuống để năn nỉ khách uống thuốc chống say, khi phục vụ, đầu họ bao giờ cũng cúi thật thấp. Các hãng khác, tiếp viên luôn tay luôn chân, không lúc nào nghỉ ngơi trong ca trực của mình. Bay đường dài, đêm khuya vẫn có hành khách thức, khát nước nhưng nhiều lúc không dám gọi do không biết ngoại ngữ. Nắm tâm lý này nên tiếp viên Air Korea ko bật đèn, đi khẽ, bưng khay nước lên xuống cả trăm lần. Họ nói họ được trả 1h làm việc là bao nhiêu đô la đó, nên phải làm việc. Nếu ngồi không hay chờ ai bấm chuông mới đến, vậy còn gì là phục vụ nữa?
Nghe vậy, cái Yến cái Oanh nói tụi em chưa chuyên nghiệp anh à. Và lại, chi phí để làm tiếp viên bay quốc tế cũng cao, tụi em phải mua ít đồ mang về nhằm gỡ gạc lại, nên cũng căng thẳng, anh làm thương mại anh biết. Nghe nói vậy thì Tony càng thấy thương nhiều hơn khi thấy các bóng áo đỏ dáo dác trong các cửa hàng miễn thuế, điện thoại đổ chuông, đầu óc bấn loạn với tỷ giá hối đoái lên xuống thất thường của nước bạn. Vừa mua xong mấy chục cái Iphone thì đầu mối nhắn tin giá ở VN đã giảm, thua lỗ mấy ngàn đô rùi thì đầu óc đâu mà "bò với gà", "cơm với mì". Ai cũng vậy mà, vừa thua lỗ mất tiền thì mặt mũi phải cau có chứ.
Nhưng nói đi thì cũng nói lại, lý do vì sao đi đâu Tony cũng đi hãng của nước mình. Thứ nhất là tất cả máy bay đều khá mới, an toàn-cái này cực kỳ quan trọng. Thứ nữa là thời gian ngắn nhất nếu là đường bay trực tiếp, đi xa ít mệt. Người ta tính, 1h ngồi trên máy bay tương đương 2h ngồi xe đò do áp suất không khí. Đi mấy hãng khác phải xuống sân bay nước họ rồi lật đật đi tìm cổng ra rồi lại leo lên máy bay nữa, mệt bắt ớn. Và việc trao đổi bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cũng phẻ, hiểu hết nên có cái mà bắt bẻ giận hờn. Ngoài ra, mình dùng hàng Việt cũng là một cách ủng hộ sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt, vì sự tự tôn của dân tộc, nên những khó chịu kia chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ. Và cũng bởi vì " còn tình yêu đó, lỗi lầm sẽ qua".
Trò chuyện 1 chút rồi "thơ thẩn dang tay ra về", Tony đưa mấy cổ về khách sạn, bịn rịn chia tay kiểu "người lên ngựa kẻ chia bào, rừng phong-thu đã nhuốm màu quan san". Mà đúng là hôm đó, lá những cây phong ( maple) trước khách sạn mấy cổ ở chuyển màu, gió thổi rơi xào xạc, nhuốm đỏ cả thành phố. Tony mặc chiếc áo bành tô màu lông chuột, dài quá đầu gối, may ở Sài Gòn theo kiểu Jame Bond thập niên 60, tóc cắt ngắn, gương mặt điển trai, dáng vẻ cao ráo sang trọng, ai đi ngang qua cũng ngoái lại nhìn vì thích. Tản bộ dưới những tán phong chập chờn trong ánh đèn đường để xuống lại trạm tàu điện, thẳng đến ga Westminster. Bữa đó ngày lễ, ở sông Thames có bắn pháo hoa....
Dòng sông rực sáng. Tháp Big Ben ngay trên bờ sông, cao lớn uy nghi. Tiếng pháo đì đùng, tiếng violon réo rắt. Năm nào Tony cũng gặp nghệ sĩ đường phố này ở đây. Anh đứng dựa vào tường tòa nhà quốc hội, trước mặt là cái vali và vài đồng xu lẻ. Kinh tế suy thoái nên người ta không cho nhiều. Anh đang chơi bài "I have a dream", đầu nghiêng nghiêng, mắt nhắm nhưng lại mỉm cười, có vẻ không buồn mấy.
Gió dưới sông thổi lên mạnh dần, về khuya trời càng lạnh. Thọc tay vào túi quần cho ấm, ái chà, lạnh teo bugi rồi, thôi về khách sạn ngủ.
Cái thủng thẳng xuống lại tàu điện để trở về khu Hyde Park. Ngồi đợi tàu, tình cờ quen nàng tiên tóc vàng có tên Evavock đến từ nước Áo. Nàng vừa tốt nghiệp trường nhạc ở Vienna, và đến London để ứng tuyển làm ca sĩ. Evavock đẹp và rất đỗi dịu dàng. Dáng người bé nhỏ và mái tóc vàng óng. Trên mũi có cái khuyên bằng bạc nhìn rất lạ, rất duyên. Nàng cũng vừa đi ngoạn cảnh ở bờ sông Thames về, chắc thuộc tuýp lãng mạn giống Tony đây. Tâm sự hồi lâu, mấy chuyến tàu đến rồi đi nhưng cả hai vẫn không buồn bước lên, đề tài cứ miên man bất tận, không dứt ra được. Tony là người châu Á đầu tiên nàng quen ở London. Evavock nói có nghe nói về Việt Nam nhưng tưởng đang còn chiến tranh, nói hồi nhỏ học môn lịch sử có học qua, rồi thôi, không biết gì nữa. Cái Tony kể về Việt Nam cho cổ nghe. Nước Việt qua miệng lưỡi của Tony đẹp lung linh, nàng say sưa lắng nghe cứ như Alice lạc vào xứ sở thần tiên. Sau khi nói đủ chuyện trên trời dưới đất, cả 2 cảm thấy hợp vô cùng, cứ như sinh ra là để cho nhau. Tony bèn ra một quyết định quan trọng: rủ nàng đi chơi tiếp.
Nàng thoáng suy nghĩ rồi gật đầu. Trời thì lạnh, bất giác nàng gục đầu vào vai Tony. Chiếc áo bành tô may ở hiệu may Trúc chợ Bến Thành ( giá 2 triệu rưỡi) trở nên ấm áp lạ thường. Trong đêm xứ sương mù, có 2 kẻ tha hương lặng lẽ đi bên nhau. Hand in hand, nóng hổi.
Trong mắt Tony, London là thủ đô đẹp nhất. Những con đường nhỏ. Những công viên với những cây sồi già xù xì, những ghế gỗ và lá vàng đầy dưới lối đi. Những dãy phố cổ kính kiến trúc Gothic hay Tân Gothic. Những hàng rào bằng cây xanh, thường chừa 1 lối nhỏ vào nhà với bậc tam cấp, rồi cái cửa gỗ nhỏ xíu. Những lan can hay hiên nhà bao giờ cũng có những giỏ hoa đủ màu sắc rung rinh trong gió.
Tony đưa các bạn vô quán rượu truyền thống của người Anh. Nội thất bên trong quán bằng gỗ nhưng xỉn màu vì thời gian. Đặc trưng này của nước Anh đang mất dần, do suy thoái kinh tế, người ta không có tiền vào đấy uống ly bia 5-6 bảng nữa, mà ra siêu thị mua về uống cho rẻ. Gọi dĩa ô liu mặn chát, nhưng uống kèm bia thì rất hợp, các cô say sưa kể về nghề của mình. Các cô nói, trong các cuộc thi sắc đẹp ở mình, rất nhiều bạn ghi ước mơ là trở thành tiếp viên hàng không. Trong khi ở phương Tây, các cô có nhan sắc ít ai chịu làm nghề này, vì cực và ít tiền hơn làm người mẫu hay đóng phim. Nên nếu đi Air France hay KLM,...các tiếp viên đeo kính lão, tay run run do bị Parkinson gắp bánh mì đưa hành khách là hình ảnh bình thường. Ở các sân bay trung chuyển, đoàn tiếp viên châu Á thường nổi bật, kéo vali ngẩng cao đầu đi kiêu sa ghê lắm. Các cô nói đấy, anh xem, tụi em toàn là người đẹp, mà người đẹp thì " mỹ nhân tự cổ như danh tướng", được chiều chuộng từ nhỏ. Ví dụ rửa bát, nhiều ông cha bà mẹ nói thôi để ba mẹ làm, con nghỉ ngơi đi, hư tay búp măng hết. Lên trường thì bạn trai cũng giành làm hết những việc như lau bảng, trực nhật. Nên sau này làm phục vụ trên máy bay cũng không được nhanh nhẹn lắm, do lao động tay chân không quen.
Nhưng Tony hỏi ủa sao tiếp viên hãng khác ở châu Á cũng đẹp nhưng lại nhiệt tình chu đáo giỏi giang? Hàng không Thái thì lúc nào cũng cười, bưng đồ ăn ra ép hành khách ăn đến lòi họng. Nếu khách đang ngủ, các bạn tiếp viên Thái sẽ nói thì thầm, vẫn để cho ngủ chứ hẻm có đập bắt thức dậy cho bằng được. Mình mà vừa ngáp thức dậy là các bạn mò tới liền, hỏi ngủ dậy rồi hả cưng, ăn gì hem. Tiếp viên Sin hay Malay tiếng Anh như gió, động tác dứt khoát, làm gì cũng nhanh. Hàng không Nhật ít nói ít cười, nhưng sẵn sàng quỳ mọp xuống để năn nỉ khách uống thuốc chống say, khi phục vụ, đầu họ bao giờ cũng cúi thật thấp. Các hãng khác, tiếp viên luôn tay luôn chân, không lúc nào nghỉ ngơi trong ca trực của mình. Bay đường dài, đêm khuya vẫn có hành khách thức, khát nước nhưng nhiều lúc không dám gọi do không biết ngoại ngữ. Nắm tâm lý này nên tiếp viên Air Korea ko bật đèn, đi khẽ, bưng khay nước lên xuống cả trăm lần. Họ nói họ được trả 1h làm việc là bao nhiêu đô la đó, nên phải làm việc. Nếu ngồi không hay chờ ai bấm chuông mới đến, vậy còn gì là phục vụ nữa?
Nghe vậy, cái Yến cái Oanh nói tụi em chưa chuyên nghiệp anh à. Và lại, chi phí để làm tiếp viên bay quốc tế cũng cao, tụi em phải mua ít đồ mang về nhằm gỡ gạc lại, nên cũng căng thẳng, anh làm thương mại anh biết. Nghe nói vậy thì Tony càng thấy thương nhiều hơn khi thấy các bóng áo đỏ dáo dác trong các cửa hàng miễn thuế, điện thoại đổ chuông, đầu óc bấn loạn với tỷ giá hối đoái lên xuống thất thường của nước bạn. Vừa mua xong mấy chục cái Iphone thì đầu mối nhắn tin giá ở VN đã giảm, thua lỗ mấy ngàn đô rùi thì đầu óc đâu mà "bò với gà", "cơm với mì". Ai cũng vậy mà, vừa thua lỗ mất tiền thì mặt mũi phải cau có chứ.
Nhưng nói đi thì cũng nói lại, lý do vì sao đi đâu Tony cũng đi hãng của nước mình. Thứ nhất là tất cả máy bay đều khá mới, an toàn-cái này cực kỳ quan trọng. Thứ nữa là thời gian ngắn nhất nếu là đường bay trực tiếp, đi xa ít mệt. Người ta tính, 1h ngồi trên máy bay tương đương 2h ngồi xe đò do áp suất không khí. Đi mấy hãng khác phải xuống sân bay nước họ rồi lật đật đi tìm cổng ra rồi lại leo lên máy bay nữa, mệt bắt ớn. Và việc trao đổi bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ cũng phẻ, hiểu hết nên có cái mà bắt bẻ giận hờn. Ngoài ra, mình dùng hàng Việt cũng là một cách ủng hộ sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt, vì sự tự tôn của dân tộc, nên những khó chịu kia chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ. Và cũng bởi vì " còn tình yêu đó, lỗi lầm sẽ qua".
Trò chuyện 1 chút rồi "thơ thẩn dang tay ra về", Tony đưa mấy cổ về khách sạn, bịn rịn chia tay kiểu "người lên ngựa kẻ chia bào, rừng phong-thu đã nhuốm màu quan san". Mà đúng là hôm đó, lá những cây phong ( maple) trước khách sạn mấy cổ ở chuyển màu, gió thổi rơi xào xạc, nhuốm đỏ cả thành phố. Tony mặc chiếc áo bành tô màu lông chuột, dài quá đầu gối, may ở Sài Gòn theo kiểu Jame Bond thập niên 60, tóc cắt ngắn, gương mặt điển trai, dáng vẻ cao ráo sang trọng, ai đi ngang qua cũng ngoái lại nhìn vì thích. Tản bộ dưới những tán phong chập chờn trong ánh đèn đường để xuống lại trạm tàu điện, thẳng đến ga Westminster. Bữa đó ngày lễ, ở sông Thames có bắn pháo hoa....
Dòng sông rực sáng. Tháp Big Ben ngay trên bờ sông, cao lớn uy nghi. Tiếng pháo đì đùng, tiếng violon réo rắt. Năm nào Tony cũng gặp nghệ sĩ đường phố này ở đây. Anh đứng dựa vào tường tòa nhà quốc hội, trước mặt là cái vali và vài đồng xu lẻ. Kinh tế suy thoái nên người ta không cho nhiều. Anh đang chơi bài "I have a dream", đầu nghiêng nghiêng, mắt nhắm nhưng lại mỉm cười, có vẻ không buồn mấy.
Gió dưới sông thổi lên mạnh dần, về khuya trời càng lạnh. Thọc tay vào túi quần cho ấm, ái chà, lạnh teo bugi rồi, thôi về khách sạn ngủ.
Cái thủng thẳng xuống lại tàu điện để trở về khu Hyde Park. Ngồi đợi tàu, tình cờ quen nàng tiên tóc vàng có tên Evavock đến từ nước Áo. Nàng vừa tốt nghiệp trường nhạc ở Vienna, và đến London để ứng tuyển làm ca sĩ. Evavock đẹp và rất đỗi dịu dàng. Dáng người bé nhỏ và mái tóc vàng óng. Trên mũi có cái khuyên bằng bạc nhìn rất lạ, rất duyên. Nàng cũng vừa đi ngoạn cảnh ở bờ sông Thames về, chắc thuộc tuýp lãng mạn giống Tony đây. Tâm sự hồi lâu, mấy chuyến tàu đến rồi đi nhưng cả hai vẫn không buồn bước lên, đề tài cứ miên man bất tận, không dứt ra được. Tony là người châu Á đầu tiên nàng quen ở London. Evavock nói có nghe nói về Việt Nam nhưng tưởng đang còn chiến tranh, nói hồi nhỏ học môn lịch sử có học qua, rồi thôi, không biết gì nữa. Cái Tony kể về Việt Nam cho cổ nghe. Nước Việt qua miệng lưỡi của Tony đẹp lung linh, nàng say sưa lắng nghe cứ như Alice lạc vào xứ sở thần tiên. Sau khi nói đủ chuyện trên trời dưới đất, cả 2 cảm thấy hợp vô cùng, cứ như sinh ra là để cho nhau. Tony bèn ra một quyết định quan trọng: rủ nàng đi chơi tiếp.
Nàng thoáng suy nghĩ rồi gật đầu. Trời thì lạnh, bất giác nàng gục đầu vào vai Tony. Chiếc áo bành tô may ở hiệu may Trúc chợ Bến Thành ( giá 2 triệu rưỡi) trở nên ấm áp lạ thường. Trong đêm xứ sương mù, có 2 kẻ tha hương lặng lẽ đi bên nhau. Hand in hand, nóng hổi.
07:47
Chuyện củi trấu
Admin-DNQM
Sáng cà phê với một con-dượng, nó kể giờ con thất nghiệp, hẻm biết làm gì kiếm ăn. Nó kể hồi đó tốt nghiệp ĐH, con có suất du học, đồng thời cũng có một công ty rất lớn mời con vô làm. Lúc đó có tham gia một diễn đàn gì đó cũng hay. Con post thông tin lên là “ mình nên đi du học hay đi làm công ty lớn này để kiếm tiền các bạn nhỉ”. Cái con thấy 10 comment đầu tiên là nói đi học đi, cơ hội người ta cho học bổng như vậy rất hiếm, nên đi. Cái comment thứ 11 nói thôi đi làm gì, đi về cũng thất nghiệp. Nên đi làm, công ty đó khó vô làm lắm, du học Harvard về nó còn không thèm nhận. Rồi 10 cái comment sau đó nói y chang vậy. Thế là con phân vân mãi. Cuối cùng không đi du học, cũng không đi làm, mà gia nhập vô đội quân comment, hướng dẫn người khác. Ai chửi là con chửi phụ. Ai khen là con cũng nhào vô khen. Giờ đi làm con mệt lắm dượng, dượng ơi dượng mở comment cho con vô con comment đi, không con ngứa tay lắm.
Dượng thấy cũng buồn cười. Nhiều người bị bệnh không đi khám bác sĩ mà ở nhà tự tra google, tự post lên diễn đàn. Có trang web nói bệnh đó không nên tiêm thuốc, có trang nói nên tiêm thuốc, rồi ông A khuyên nên dùng đông y, bà B khuyên nên mổ xẻ…Mấy tháng sau không thấy cái post đó tiếp tục nữa, hỏi ra là bệnh nhân đó đã tử vong. Rồi có bạn chuẩn bị khởi nghiệp, post lên một diễn đàn uy tín, mọi người thi nhau nhảy vô khuyên thôi là khuyên, xong khỏi khởi nghiệp luôn. Hồi đó dượng đi làm ăn với một khách hàng bên Srilanka qua đặt mua phân, lần đầu tiên họ mở LC cho dượng. Cái dượng thử mời một chuyên viên ngân hàng xuống phân tích, nó phân tích một hồi, cả công ty quyết định thôi hủy hợp đồng, vì quá nhiều rủi ro trong thương mại. Dượng vẫn kiên quyết làm, giờ là khách hàng lớn của Phượng Tím, thấy chẳng như cậu chuyên viên ngân hàng ấy phân tích. Phân tích gì toàn KHÓA mọi lối đi của người khác vậy.
Nên các bạn trẻ, muốn hỏi “cái gì, ai, ở đâu” thì có thể hỏi trên mạng, nhưng hỏi ý kiến thì tuyệt đối không nên. Học gì làm gì thì tự mình suy nghĩ kỹ, rồi phán đoán, rồi làm. Đúng thì tốt, sai thì chịu. Dượng vô coi các web bà mẹ trẻ em gì đấy, cứ một cái post “có nên ly hôn vì chồng lười đánh răng không”, thì 9/10 comment là yêu cầu ly hôn. Có post nói “có nên nghỉ việc vì ông sếp xấu trai không”, thì 8/10 comment khuyên nên nghỉ. Rồi nhiều bạn nghe lời theo, bỏ chồng, bỏ việc, tham gia vào đội ngũ comment viên trên mạng, toàn nhóm ngáo ngơ vô công rỗi việc. Tư duy lúc nào cũng tiêu cực. Cái gì cũng nói, cũng bình luận, cũng ý kiến, cũng chửi bới. Chỉ có làm thì không được.
Hồi đó dượng cũng vậy. Tham gia một diễn đàn ô tô nhưng chia sẻ đủ thứ. Cái có lần dượng hỏi về “ có nên mở nhà máy sản xuất củi trấu để xuất qua mấy nước ôn đới để làm bio-fuel không”. Có một anh kia tên Thành, ở dưới Cái Bè Tiền Giang, tư vấn nhiệt tình lắm. Dượng nghe theo thôi là nghe, vì ảnh nói ảnh có kinh nghiệm và xuất khẩu mấy lô rồi, cung không đủ cầu. Anh cho địa chỉ cơ sở sản xuất của anh dưới quê, nói xuống tham quan, làm mình mê mẩn. Mấy tháng trời lo dự án, chuẩn bị xong xuôi hết, máy móc thiết bị nhân lực gì đầy đủ cả. Cái quyết định xuống tận nhà dưới Tiền Giang mời ảnh đi khánh thành nhà máy. Tới gặp thì hỡi ôi. Vô nhà gặp anh Thành, bà mẹ nói “ thằng Thành nhà tui mới học lớp 8 à. Bữa nay nó đi thi học kỳ một chưa về”. Mình ngồi chờ để hỏi cho ra nhẽ, thấy nó đạp xe đi về, cười ha hả, nói “con tra google rồi tưởng tượng và hướng dẫn cho chú đó, chứ con có biết gì về ngành đó đâu chú. Con còn đi học mà”. Thấy mặt nó đầy mụn trứng cá và mới dậy thì vỡ giọng.
Trời ơi. Thành ơi là Thành. Chú phải làm răng? Làm răng?
Nó nói chú làm răng thì đi lên gặp nha sĩ chứ sao hỏi con. Hay chú post lên diễn đàn đi, "có nên đi làm răng", có người sẽ chỉ chú.
Dượng thấy cũng buồn cười. Nhiều người bị bệnh không đi khám bác sĩ mà ở nhà tự tra google, tự post lên diễn đàn. Có trang web nói bệnh đó không nên tiêm thuốc, có trang nói nên tiêm thuốc, rồi ông A khuyên nên dùng đông y, bà B khuyên nên mổ xẻ…Mấy tháng sau không thấy cái post đó tiếp tục nữa, hỏi ra là bệnh nhân đó đã tử vong. Rồi có bạn chuẩn bị khởi nghiệp, post lên một diễn đàn uy tín, mọi người thi nhau nhảy vô khuyên thôi là khuyên, xong khỏi khởi nghiệp luôn. Hồi đó dượng đi làm ăn với một khách hàng bên Srilanka qua đặt mua phân, lần đầu tiên họ mở LC cho dượng. Cái dượng thử mời một chuyên viên ngân hàng xuống phân tích, nó phân tích một hồi, cả công ty quyết định thôi hủy hợp đồng, vì quá nhiều rủi ro trong thương mại. Dượng vẫn kiên quyết làm, giờ là khách hàng lớn của Phượng Tím, thấy chẳng như cậu chuyên viên ngân hàng ấy phân tích. Phân tích gì toàn KHÓA mọi lối đi của người khác vậy.
Nên các bạn trẻ, muốn hỏi “cái gì, ai, ở đâu” thì có thể hỏi trên mạng, nhưng hỏi ý kiến thì tuyệt đối không nên. Học gì làm gì thì tự mình suy nghĩ kỹ, rồi phán đoán, rồi làm. Đúng thì tốt, sai thì chịu. Dượng vô coi các web bà mẹ trẻ em gì đấy, cứ một cái post “có nên ly hôn vì chồng lười đánh răng không”, thì 9/10 comment là yêu cầu ly hôn. Có post nói “có nên nghỉ việc vì ông sếp xấu trai không”, thì 8/10 comment khuyên nên nghỉ. Rồi nhiều bạn nghe lời theo, bỏ chồng, bỏ việc, tham gia vào đội ngũ comment viên trên mạng, toàn nhóm ngáo ngơ vô công rỗi việc. Tư duy lúc nào cũng tiêu cực. Cái gì cũng nói, cũng bình luận, cũng ý kiến, cũng chửi bới. Chỉ có làm thì không được.
Hồi đó dượng cũng vậy. Tham gia một diễn đàn ô tô nhưng chia sẻ đủ thứ. Cái có lần dượng hỏi về “ có nên mở nhà máy sản xuất củi trấu để xuất qua mấy nước ôn đới để làm bio-fuel không”. Có một anh kia tên Thành, ở dưới Cái Bè Tiền Giang, tư vấn nhiệt tình lắm. Dượng nghe theo thôi là nghe, vì ảnh nói ảnh có kinh nghiệm và xuất khẩu mấy lô rồi, cung không đủ cầu. Anh cho địa chỉ cơ sở sản xuất của anh dưới quê, nói xuống tham quan, làm mình mê mẩn. Mấy tháng trời lo dự án, chuẩn bị xong xuôi hết, máy móc thiết bị nhân lực gì đầy đủ cả. Cái quyết định xuống tận nhà dưới Tiền Giang mời ảnh đi khánh thành nhà máy. Tới gặp thì hỡi ôi. Vô nhà gặp anh Thành, bà mẹ nói “ thằng Thành nhà tui mới học lớp 8 à. Bữa nay nó đi thi học kỳ một chưa về”. Mình ngồi chờ để hỏi cho ra nhẽ, thấy nó đạp xe đi về, cười ha hả, nói “con tra google rồi tưởng tượng và hướng dẫn cho chú đó, chứ con có biết gì về ngành đó đâu chú. Con còn đi học mà”. Thấy mặt nó đầy mụn trứng cá và mới dậy thì vỡ giọng.
Trời ơi. Thành ơi là Thành. Chú phải làm răng? Làm răng?
Nó nói chú làm răng thì đi lên gặp nha sĩ chứ sao hỏi con. Hay chú post lên diễn đàn đi, "có nên đi làm răng", có người sẽ chỉ chú.
07:45
Ngáo ngơ là gì hả mẹ?
Admin-DNQM
Bữa nay cậu nhân viên cũ ghé thăm. Lâu quá gần chục năm. Thấy da dẻ trắng hồng nên Tony hỏi sao dạo này đẹp trai vậy, ở bển mới về hả. Nó nói không, em ở trỏng mới ra. Hỏi ở trỏng là ở đâu, nó nói ở trỏng là trong tù đó anh.
Trời ơi hết hồn, nói ủa bị sao, nó kể em nghỉ bên Phượng Tím xong cái em xin vô một ngân hàng. Hôm đó có ông nọ vô gửi tiền, ổng gửi 2 triệu đồng, em nhập dữ liệu trên máy vi tính thành 2 triệu đô la Mỹ. Em mải nhắn tin với con nhỏ bạn nên nhìn cái cửa sổ VND và USD cứ nhấp nháy nên bấm lộn, nó nhảy lên đâu cả hai ba chục tỷ trong tài khoản. Ổng khách phát hiện ra được nên rút khá nhiều tiền ở nhiều chi nhánh khác nhau. Hồi đó ngân hàng em còn chậm xử lý nên ông này đi nước ngoài mất tiêu. Cái ngân hàng bắt em đền, em không có tiền nên phải vô trỏng ngồi gỡ lịch. Hồi đó báo chí cũng không có ầm ĩ như bây giờ nên chắc anh không biết.
Nghe kể mà thấy tội nghiệp cho chữ Hiếu của nước mình. Nó thật ra chỉ phù hợp làm nghề giải trí như hát hò nhảy múa nhưng gia đình nó ép bắt học tài chính, đơn giản vì ba mẹ nó thích. Thấy người ta ngồi trong ngân hàng mát rượi đếm tiền suốt ngày, da trắng như bông bưởi nên muốn thằng con mình cũng được vậy. Nó mà không nghe theo là ông đòi từ con, bà đòi tự tử. Rồi nó cũng vì gia đình mà học, vật lộn với các con số trong giảng đường, xong đi làm nhưng ở đâu cũng bị người ta mắng chửi vì tính không để ý. Lại thêm cái tính ham vui VÔ KỶ LUẬT nữa.
Nói mới nhớ, lúc nó làm cho hãng Phượng Tím là đã có hai năm kinh nghiệm rồi, nhưng bệnh ngáo ngơ bất cẩn vẫn chưa bớt. Biết không phải là thế mạnh thì phải cố gắng để hoàn thành công việc được giao, đằng này nó cũng không tập trung nốt. Làm việc thì mở 1 lúc nhiều cửa sổ chát chit, vừa tư vấn bên yahoo cho con bạn chuyện tình cảm, vừa nói chuyện đá bóng với thằng bạn bên Skype, mở 4-5 cái trang tin tức, rồi làm admin mấy cái forum về quần áo, tình yêu, tình dục nên đầu óc bấn loạn, lúc nào cũng ngây ngây dại dại. Mình bước vào phòng thì nó vội tắt hết, bật email lên, giả vờ móc điện thoại ra gọi liền, rồi lầm bầm bữa nay khách hàng A sao không bắt máy nhỉ, cốt cho mình nghe thấy. Nó soạn thảo hợp đồng, số hợp đồng trên trang đầu là 01-MU thì trang sau là số 01-MC. Hỏi nó thì nó nói em lộn đội Manchester United qua đội Manchester City. Hay hợp đồng cho công ty Ngọc Hoa thì trang hai vẫn hiện ra tên của công ty Kim Huệ, hỏi thì nó nói chết, em lấy hợp đồng công ty Kim Huệ em sửa trang một quên sửa trang hai. Xong hỏi chứ em fax cho ai, nó nói em fax cho hai thằng luôn, Kim Huệ lẫn Ngọc Hoa đều nói đã nhận được. Ai thấy đúng thì ký fax lại. Cái mình mắng quá trời, nó ngồi buồn, nhắn tin cho người yêu nói bị sếp chửi quá, mà bản thân chẳng thấy có lỗi lầm gì (con người yêu của nó lúc đó là em kết nghĩa của mình nên méc lại). Chỉ có giấy in là nhanh hết, nó cứ in ra rồi sai, rồi sửa rồi in, lại sai lại in tiếp nên ở văn phòng, giấy nháp một mặt nhiều chất đống cao như núi.
Buôn bán làm ăn, nịnh khách đã đời cả tháng mới bán được một đơn hàng, nhưng sau đó thì thôi khỏi bán buôn gì nữa. Bữa thì nó lấy hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp gửi luôn cho khách hàng, khách hàng biết giá mua nên lần sau ép giá chẳng còn lời lãi gì. Bữa thì lấy thông tin khách hàng gửi nhà cung cấp. Mỗi lần như vậy đều dũa nó te tua, nhưng lần nào nó cũng gân cổ lên cãi cho bằng được. Đỉnh điểm là lần ký biên nhận tiền đặt cọc, khách tới gửi 70 triệu đặt cọc, nó ghi "công ty tôi có nhận của quý khách 700 triệu". Mình đi ngang qua thấy nó đưa cho ông khách nên mới mượn lại cái biên nhận coi, thấy sai mới hỏi nó, nó nói à em lộn một con số 0, gãi gãi đầu cười hí hí. Mình hỏi chứ bữa sau khách đòi lại tiền đặt cọc, 630 triệu đâu đưa người ta hả em, nó im lặng, ngồi suy nghĩ một lát, nhìn lên trần nhà, nhìn xuống đất rồi nói, ở đâu anh nhỉ, em cũng không biết ở đâu. Nói thôi em à, em làm sai hoài vậy chắc em nghỉ đi, chứ anh làm gì có tiền đền những lỗi ngớ ngẩn này của em. Nó giận nên nói với đồng nghiệp lỗi bé như con kiến, có sai một con số zero thôi mà ổng cũng đuổi việc. Ổng (tức Tony) dùng từ ngớ ngẩn cho lỗi đánh máy là một sự xúc phạm không thể tha thứ. Nó sẽ qua ngân hàng lớn làm cho Tony biết mặt, đừng tưởng hãng phân bón của ổng là ngon.Cái nó quày quả xách giỏ ra đi tới giờ.
Nay nó qua thăm mình, xách theo chai rượu, nói xin lỗi anh, hồi xưa anh dạy mà em không nghe. Mình nói thôi chuyện cũ bỏ qua, rồi hỏi giờ tính sao, định đi làm ở đâu chưa. Nó nói ở Việt Nam khó lắm anh, có tiền án tiền sự là người ta cũng e ngại, nên xin không được việc. Em phải đi nước ngoài anh à. Em đi làm phân tích tài chính cho các công ty chuẩn bị lên sàn chứng khoán Phnôm Pênh.
Ối. Để anh theo em qua đó anh quánh chứng khoán. Thấy công ty cao su nào loan tin nói giá trị vốn hóa 700 tỷ Ria thì có khi chỉ 70 tỷ Ria thôi. Giả sử công ty nào đó mua 3000 hecta đất trồng lúa thì có báo cáo 300 hecta, có báo cáo ghi 30000 hecta, em tung hỏa mù chả ai biết đâu mà lần. Anh biết nên anh ăn hết tụi Miên quánh gì lại. Có phàn nàn thì nó lúc nào cũng biện minh là "just a typing mistake, trứng vịt còn lộn huống hồ chi em".
Cái nó đi về, mình mở hộp đựng chai rượu vang của nó ra thì thấy cái thiệp, trên đó ghi "Chúc bạn sinh nhật lần thứ 20", trên chai còn có dán giá tiền của siêu thị năm nảo năm nào. Đoán là quà sinh nhật của nó cả chục năm về trước. Đứa bạn nào đó tặng mà cũng không thèm lột nhãn giá tiền, rồi thằng này đem đi tặng lại mà cũng không thèm gỡ cái thiệp ra khỏi cái hộp nữa.
Vậy mà ai nói nó ngáo ngơ là nó kiên quyết không chịu. Cãi cho bằng được.
Trời ơi hết hồn, nói ủa bị sao, nó kể em nghỉ bên Phượng Tím xong cái em xin vô một ngân hàng. Hôm đó có ông nọ vô gửi tiền, ổng gửi 2 triệu đồng, em nhập dữ liệu trên máy vi tính thành 2 triệu đô la Mỹ. Em mải nhắn tin với con nhỏ bạn nên nhìn cái cửa sổ VND và USD cứ nhấp nháy nên bấm lộn, nó nhảy lên đâu cả hai ba chục tỷ trong tài khoản. Ổng khách phát hiện ra được nên rút khá nhiều tiền ở nhiều chi nhánh khác nhau. Hồi đó ngân hàng em còn chậm xử lý nên ông này đi nước ngoài mất tiêu. Cái ngân hàng bắt em đền, em không có tiền nên phải vô trỏng ngồi gỡ lịch. Hồi đó báo chí cũng không có ầm ĩ như bây giờ nên chắc anh không biết.
Nghe kể mà thấy tội nghiệp cho chữ Hiếu của nước mình. Nó thật ra chỉ phù hợp làm nghề giải trí như hát hò nhảy múa nhưng gia đình nó ép bắt học tài chính, đơn giản vì ba mẹ nó thích. Thấy người ta ngồi trong ngân hàng mát rượi đếm tiền suốt ngày, da trắng như bông bưởi nên muốn thằng con mình cũng được vậy. Nó mà không nghe theo là ông đòi từ con, bà đòi tự tử. Rồi nó cũng vì gia đình mà học, vật lộn với các con số trong giảng đường, xong đi làm nhưng ở đâu cũng bị người ta mắng chửi vì tính không để ý. Lại thêm cái tính ham vui VÔ KỶ LUẬT nữa.
Nói mới nhớ, lúc nó làm cho hãng Phượng Tím là đã có hai năm kinh nghiệm rồi, nhưng bệnh ngáo ngơ bất cẩn vẫn chưa bớt. Biết không phải là thế mạnh thì phải cố gắng để hoàn thành công việc được giao, đằng này nó cũng không tập trung nốt. Làm việc thì mở 1 lúc nhiều cửa sổ chát chit, vừa tư vấn bên yahoo cho con bạn chuyện tình cảm, vừa nói chuyện đá bóng với thằng bạn bên Skype, mở 4-5 cái trang tin tức, rồi làm admin mấy cái forum về quần áo, tình yêu, tình dục nên đầu óc bấn loạn, lúc nào cũng ngây ngây dại dại. Mình bước vào phòng thì nó vội tắt hết, bật email lên, giả vờ móc điện thoại ra gọi liền, rồi lầm bầm bữa nay khách hàng A sao không bắt máy nhỉ, cốt cho mình nghe thấy. Nó soạn thảo hợp đồng, số hợp đồng trên trang đầu là 01-MU thì trang sau là số 01-MC. Hỏi nó thì nó nói em lộn đội Manchester United qua đội Manchester City. Hay hợp đồng cho công ty Ngọc Hoa thì trang hai vẫn hiện ra tên của công ty Kim Huệ, hỏi thì nó nói chết, em lấy hợp đồng công ty Kim Huệ em sửa trang một quên sửa trang hai. Xong hỏi chứ em fax cho ai, nó nói em fax cho hai thằng luôn, Kim Huệ lẫn Ngọc Hoa đều nói đã nhận được. Ai thấy đúng thì ký fax lại. Cái mình mắng quá trời, nó ngồi buồn, nhắn tin cho người yêu nói bị sếp chửi quá, mà bản thân chẳng thấy có lỗi lầm gì (con người yêu của nó lúc đó là em kết nghĩa của mình nên méc lại). Chỉ có giấy in là nhanh hết, nó cứ in ra rồi sai, rồi sửa rồi in, lại sai lại in tiếp nên ở văn phòng, giấy nháp một mặt nhiều chất đống cao như núi.
Buôn bán làm ăn, nịnh khách đã đời cả tháng mới bán được một đơn hàng, nhưng sau đó thì thôi khỏi bán buôn gì nữa. Bữa thì nó lấy hợp đồng mua hàng với nhà cung cấp gửi luôn cho khách hàng, khách hàng biết giá mua nên lần sau ép giá chẳng còn lời lãi gì. Bữa thì lấy thông tin khách hàng gửi nhà cung cấp. Mỗi lần như vậy đều dũa nó te tua, nhưng lần nào nó cũng gân cổ lên cãi cho bằng được. Đỉnh điểm là lần ký biên nhận tiền đặt cọc, khách tới gửi 70 triệu đặt cọc, nó ghi "công ty tôi có nhận của quý khách 700 triệu". Mình đi ngang qua thấy nó đưa cho ông khách nên mới mượn lại cái biên nhận coi, thấy sai mới hỏi nó, nó nói à em lộn một con số 0, gãi gãi đầu cười hí hí. Mình hỏi chứ bữa sau khách đòi lại tiền đặt cọc, 630 triệu đâu đưa người ta hả em, nó im lặng, ngồi suy nghĩ một lát, nhìn lên trần nhà, nhìn xuống đất rồi nói, ở đâu anh nhỉ, em cũng không biết ở đâu. Nói thôi em à, em làm sai hoài vậy chắc em nghỉ đi, chứ anh làm gì có tiền đền những lỗi ngớ ngẩn này của em. Nó giận nên nói với đồng nghiệp lỗi bé như con kiến, có sai một con số zero thôi mà ổng cũng đuổi việc. Ổng (tức Tony) dùng từ ngớ ngẩn cho lỗi đánh máy là một sự xúc phạm không thể tha thứ. Nó sẽ qua ngân hàng lớn làm cho Tony biết mặt, đừng tưởng hãng phân bón của ổng là ngon.Cái nó quày quả xách giỏ ra đi tới giờ.
Nay nó qua thăm mình, xách theo chai rượu, nói xin lỗi anh, hồi xưa anh dạy mà em không nghe. Mình nói thôi chuyện cũ bỏ qua, rồi hỏi giờ tính sao, định đi làm ở đâu chưa. Nó nói ở Việt Nam khó lắm anh, có tiền án tiền sự là người ta cũng e ngại, nên xin không được việc. Em phải đi nước ngoài anh à. Em đi làm phân tích tài chính cho các công ty chuẩn bị lên sàn chứng khoán Phnôm Pênh.
Ối. Để anh theo em qua đó anh quánh chứng khoán. Thấy công ty cao su nào loan tin nói giá trị vốn hóa 700 tỷ Ria thì có khi chỉ 70 tỷ Ria thôi. Giả sử công ty nào đó mua 3000 hecta đất trồng lúa thì có báo cáo 300 hecta, có báo cáo ghi 30000 hecta, em tung hỏa mù chả ai biết đâu mà lần. Anh biết nên anh ăn hết tụi Miên quánh gì lại. Có phàn nàn thì nó lúc nào cũng biện minh là "just a typing mistake, trứng vịt còn lộn huống hồ chi em".
Cái nó đi về, mình mở hộp đựng chai rượu vang của nó ra thì thấy cái thiệp, trên đó ghi "Chúc bạn sinh nhật lần thứ 20", trên chai còn có dán giá tiền của siêu thị năm nảo năm nào. Đoán là quà sinh nhật của nó cả chục năm về trước. Đứa bạn nào đó tặng mà cũng không thèm lột nhãn giá tiền, rồi thằng này đem đi tặng lại mà cũng không thèm gỡ cái thiệp ra khỏi cái hộp nữa.
Vậy mà ai nói nó ngáo ngơ là nó kiên quyết không chịu. Cãi cho bằng được.
07:42
Sự đúng giờ và đẳng cấp của người Đức
Admin-DNQM
Punctual: đọc là Pân chiu-ồ, tức đúng giờ. Danh từ của nó là Punctuality, đọc là ‘pân chiu á lờ-ti’. Lờ nhẹ.
Người ta còn dùng từ “on time”, nhưng dân sang chảnh phải dùng từ khó. Đó là punctual. Mình mời đám cưới 6h mà 7h khách mới đến, thì chỉ thẳng vào mặt và nói “be punctual please”.
Dân Sài Gòn thích xài giờ cao su ( cùng với số cái khác cũng làm bằng cao su). Nên làm gì cũng bê trễ. Tác phong công nghiệp đâu có cho phép chuyện này. Bên Đức, trường mở cửa lúc 8h, tức 7h55 hạc sinh và giáo viên đã tề tựu trong lớp. Đúng 8h, mở sách vở ra. Hạc sinh đến trễ, nó không cho vô dù năn nỉ cỡ nào cũng không được. Đuổi về 3 bữa là hết dám đi trễ.
Ở công sở cũng vậy, 9h vô làm thì 8h55 đã có mặt đầy đủ, đúng 9h là bắt đầu giao dịch làm việc. Sự đúng giờ là cái đầu tiên để thực hiện cái Đít Xíp Lìn (discipline-kỷ luật-bài 11), nên nước Đức giữ vững danh hiệu nước xuất khẩu hàng đầu thế giới trong bao nhiêu năm. Kinh tế châu Âu suy thoái gì đó chứ ở Đức chẳng hề hấn gì. Một cái hay mà công dân Đức hay người được hưởng nền giáo dục của Đức chính là Punctuality. Sự đúng giờ là cái đầu tiên của sự kỷ luật.
Tony có chị bạn. Cơ quan chị mở cửa lúc 7h30 chứ 8h chị mới đến, để cái giỏ ở đó rồi xách đít đi ăn real noodle (bún riêu), 9h mới về. Hành lá cô bán bún xắt nhỏ quá giắt đầy, nên chị phải xỉa. Đến 10h thì xỉa xong bộ răng. Cái bắt tay vô làm việc. Vừa làm vừa nhắn tin cười nói hỉ hả. 10h30 đi về nấu cơm, ngủ trưa đến 2h chiều mới vô lại. Kiểu nông dân ở quê, mấy giờ đi thăm ruộng thì đi, không ai chế tài, lười thì khỏi đi cũng được. Sếp mắng thì chị khóc, mũi dãi trào ra.
Ở cơ quan Tony, họp hành, ai đi trễ quá 5 phút mà không thông báo, thôi khỏi vào họp. Vì họp với 10 người, mỗi người mất 5 phút, vậy cái vị đi trễ ấy đã ăn cắp mất 50 phút của người khác. Trong phòng họp, 10 người ngóc mỏ nhìn nhau hẻm biết làm gì, ngồi chờ có 1 người.
Hai chữ Punctual và Punctuality phải được quán triệt thật chuẩn. Mình cứ đi đúng giờ đi, tạo thành nhóm người có lé-vồ ( level) cao. Các bạn trẻ phải tập ngay từ bây giờ, sau này đi ra nước ngoài du hạc hay làm việc cho các công ty đa quốc gia, nó nói cho nhục mặt. Trễ nhiều nó đuổi luôn chứ chẳng chơi.
Mình đúng giờ mới khinh tụi hay đi muộn được.
Còn mình sống trong tập thể mà văn hóa đi muộn phổ biến và không có nhắc nhở hay chế tài gì, thì thủ sẵn một bộ bài tây. Có ai đi trễ thì mình lấy bài ra đánh tiến lên hay phỏm. Thay vì ngóc mỏ ngồi đợi cái đứa vớ vẩn ấy vẫn còn đang ngủ.
Người ta còn dùng từ “on time”, nhưng dân sang chảnh phải dùng từ khó. Đó là punctual. Mình mời đám cưới 6h mà 7h khách mới đến, thì chỉ thẳng vào mặt và nói “be punctual please”.
Dân Sài Gòn thích xài giờ cao su ( cùng với số cái khác cũng làm bằng cao su). Nên làm gì cũng bê trễ. Tác phong công nghiệp đâu có cho phép chuyện này. Bên Đức, trường mở cửa lúc 8h, tức 7h55 hạc sinh và giáo viên đã tề tựu trong lớp. Đúng 8h, mở sách vở ra. Hạc sinh đến trễ, nó không cho vô dù năn nỉ cỡ nào cũng không được. Đuổi về 3 bữa là hết dám đi trễ.
Ở công sở cũng vậy, 9h vô làm thì 8h55 đã có mặt đầy đủ, đúng 9h là bắt đầu giao dịch làm việc. Sự đúng giờ là cái đầu tiên để thực hiện cái Đít Xíp Lìn (discipline-kỷ luật-bài 11), nên nước Đức giữ vững danh hiệu nước xuất khẩu hàng đầu thế giới trong bao nhiêu năm. Kinh tế châu Âu suy thoái gì đó chứ ở Đức chẳng hề hấn gì. Một cái hay mà công dân Đức hay người được hưởng nền giáo dục của Đức chính là Punctuality. Sự đúng giờ là cái đầu tiên của sự kỷ luật.
Tony có chị bạn. Cơ quan chị mở cửa lúc 7h30 chứ 8h chị mới đến, để cái giỏ ở đó rồi xách đít đi ăn real noodle (bún riêu), 9h mới về. Hành lá cô bán bún xắt nhỏ quá giắt đầy, nên chị phải xỉa. Đến 10h thì xỉa xong bộ răng. Cái bắt tay vô làm việc. Vừa làm vừa nhắn tin cười nói hỉ hả. 10h30 đi về nấu cơm, ngủ trưa đến 2h chiều mới vô lại. Kiểu nông dân ở quê, mấy giờ đi thăm ruộng thì đi, không ai chế tài, lười thì khỏi đi cũng được. Sếp mắng thì chị khóc, mũi dãi trào ra.
Ở cơ quan Tony, họp hành, ai đi trễ quá 5 phút mà không thông báo, thôi khỏi vào họp. Vì họp với 10 người, mỗi người mất 5 phút, vậy cái vị đi trễ ấy đã ăn cắp mất 50 phút của người khác. Trong phòng họp, 10 người ngóc mỏ nhìn nhau hẻm biết làm gì, ngồi chờ có 1 người.
Hai chữ Punctual và Punctuality phải được quán triệt thật chuẩn. Mình cứ đi đúng giờ đi, tạo thành nhóm người có lé-vồ ( level) cao. Các bạn trẻ phải tập ngay từ bây giờ, sau này đi ra nước ngoài du hạc hay làm việc cho các công ty đa quốc gia, nó nói cho nhục mặt. Trễ nhiều nó đuổi luôn chứ chẳng chơi.
Mình đúng giờ mới khinh tụi hay đi muộn được.
Còn mình sống trong tập thể mà văn hóa đi muộn phổ biến và không có nhắc nhở hay chế tài gì, thì thủ sẵn một bộ bài tây. Có ai đi trễ thì mình lấy bài ra đánh tiến lên hay phỏm. Thay vì ngóc mỏ ngồi đợi cái đứa vớ vẩn ấy vẫn còn đang ngủ.
07:35
Chuyện trên chuyến bay đường dài
Admin-DNQM
Lại nói về chuyến bay hôm đi London. Tony ngồi hạng economy hay còn gọi là hạng phổ thông, 2 anh bạn Nhật thì đi hạng thương gia (business class), phía trên đầu máy bay, cách nhau cái rèm. Ghế hạng thương gia thì rộng, bật ngã phía sau như cái giường nên ngủ thoải mái. Cái 1 anh bạn nói thôi mày cứ ngồi dưới đọc sách hay viết báo cáo đi Tony, tụi tao ngủ trước, xong sẽ nhường ghế cho mày, chứ bay mười mấy tiếng mà không ngủ sẽ rất mệt. Tony ngồi bật đèn lên làm việc đâu mấy tiếng thì lên đổi chỗ để ngủ. Giờ mới để ý thấy các cô tiếp viên hàng không của mình, lúc phục vụ ở khoang economy thì mặt lạnh tanh, ăn nói cộc lốc " bò hay gà", nhưng vừa kéo rèm bước qua khoang business là nhún 1 cái, cười toe toét, dịu dàng hẳn ra, dù chỉ đi ngang qua để lên lấy thức ăn hay trao đổi với phi công trên buồng lái.
Tony đang ngon giấc thì bỗng bị đập kêu dậy. Cô tiếp viên nói yêu cầu anh xuất trình Boarding Pass. Tony ngái ngủ nên móc trong quần 1 lúc mới ra được ( ý nói móc cái Boarding Pass-NV). Cái cổ nghiêm mặt, "mời anh xuống dưới kia, ngồi đúng vị trí của mình!". Tony ngáp ( có che miệng) rồi tươi cười "thưa cô, chỗ này của bạn tui, cậu ấy nhường tui lên ngủ 1 lát". Cổ phẩy tay, "mời anh đi cho, đó là quy định hàng không. Không ai được phép ngoại lệ!". Gương mặt khó đăm đăm, nói tiếng nào rõ tiếng đó cứ như "dao cau liếc vào mỏm đá". Cái mình nói “ cám ơn cô đã nhắc nhở”. Tony đi xuống, trình bày với thằng Nhật, kêu nó trả chỗ. Thằng Nhật ngạc nhiên, đi tìm cô tiếp viên hỏi cho ra nhẽ. Lý luận của thằng Nhật là chỗ của nó, cho ai là quyền của nó. Rằng lẽ ra là đi hãng khác, mà cái thằng Tony này nó ép tụi tao đi vì đường bay mới mở, ủng hộ quê hương, nên các bạn phải có thái độ nhẹ nhàng. Nhưng cô tiếp viên đốp chát ngay, nói chúng tôi không quan tâm ai là ai, đó là quy định. "Giá vé khác nhau, chế độ ăn uống của 2 khoang là khác nhau, ngồi lộn xộn thế này chúng tôi không phục vụ được". Giọng nói của cô càng ngày càng gay gắt và quyết liệt với các cấu trúc tiếng Anh như I dont like, if you want, you must, you have to, don't say that, how to do....
Thấy tình hình có vẻ căng thẳng, Tony mới trình bày, thưa cô, nếu cô không giận thì cho tui góp ý cái nhé. Cổ lườm mắt nhìn, rồi gật đầu. Tony said "-cô ơi, quy định của hàng không nhiều lúc hành khách không biết, cô hướng dẫn giùm. Nhưng mà nghề của cô suốt ngày trên này, sao cô không vui vẻ cho môi trường công việc của mình nó thoải mái, có phải hay hơn không? Tụi tui đi 3 người, 1 Việt 2 Nhật, cô xem, đều cao ráo đẹp trai, gương mặt đứa nào đứa nấy cũng ngời ngời thanh tú, tính tình lại hoạt bát vui vẻ. Cô nên nhìn hành khách như tụi tui mà tìm thấy niềm vui trong nghề nghiệp. Cô đẹp quá mà, cô mà dễ thương nữa thì hay biết mấy ...".
Cô tiếp viên nhìn Tony sững sờ. Chắc hồi giờ chưa ai dám nói vậy. Chớp mắt mấy cái xong cái rú lên, ối trời ơi, anh Tổng phải không. Anh Tổng đây mà. Em chắc luôn. Rồi rầm rập chạy vào trong buồng kêu thêm bạn bè, Yến ơi, Oanh ơi....có Tony đi chuyến bay của mình nè, ra coi. Cái Yến cái Oanh lao ra ngay, nói ủa Tony nào, Tony Blair hả? Hay Tony Buổi Sáng? Đẹp trai vầy phải là Tony Buổi Sáng rồi. Anh ngồi đâu, ối anh lên đây với tụi em.Nói đoạn, 3 cô kéo xềnh xệch Tony vào buồng để thức ăn, bóp tay bóp chân sờ má. Nói em nghe chữ “ gương mặt thanh tú” giống như ám hiệu để nhận ra anh Tony Tèo, chứ ở Việt Nam ai dám tự nhận mình có gương mặt thanh tú, trừ anh. Cái hỏi mình có ăn có uống gì hem, nước rau má mã đề cũng có nè. Còn nói ở ngoài anh trẻ quá anh à, anh ăn gì mà trẻ quá. Cái mình giả bộ giận, nói "nhưng hồi nãy mấy cô làm tui buồn". Cô tiếp viên trưởng nãy giờ đứng quan sát nghe hết câu chuyện, vội xen vô " tụi em hứa với anh, từ nay về sau, tụi em sẽ vui vẻ với hành khách, ăn nói dạ thưa ngọt lịm, cái gì cũng giải quyết thấu lý đạt tình. Sẽ không nhăn nhó, cau có với hành khách nữa. Sẽ lễ phép dễ thương, giữ hình ảnh đẹp của 1 hãng hàng không lớn, của một dân tộc văn minh nghĩa tình". Cái Yến nói thêm "dù sau này có làm ở môi trường trên không hay dưới mặt đất, hay đổi qua ngành khác, em sẽ luôn luôn giữ môi trường làm việc của mình đầy ắp tiếng cười. Cám ơn anh". Tụi Nhật nhìn nhau nói đấy, nó là Tổng biên tập Tony Morning cơ mà, có phải chuyện chơi. Tính tình của nó lại vui vẻ hài hước một cách thông tuệ, nên hóa giải mọi xung đột căng thẳng cứ như không. Chuyến bay dài mà chẳng thấy mệt mỏi, vì nụ cười thường trực trên môi tiếp viên lẫn hành khách.
Tony ngồi đọc báo một lúc thì anh phi công cũng xuống, rủ lên buồng lái chụp hình. Tony nói cám ơn nhưng xin lỗi vì tính hay ngượng, không muốn lên báo. "Thôi anh lên tập trung lái đi, chứ để máy bay vô vùng thời tiết xấu, bị turbulence là hành khách ói" Tony said. Ảnh nói, ừa, thôi em ngồi chơi uống nước rau má đi nghen, để anh lên lái tiếp.
Mình nói Dạ.
Ngoài cửa sổ, mây bay trắng xóa.
Tony đang ngon giấc thì bỗng bị đập kêu dậy. Cô tiếp viên nói yêu cầu anh xuất trình Boarding Pass. Tony ngái ngủ nên móc trong quần 1 lúc mới ra được ( ý nói móc cái Boarding Pass-NV). Cái cổ nghiêm mặt, "mời anh xuống dưới kia, ngồi đúng vị trí của mình!". Tony ngáp ( có che miệng) rồi tươi cười "thưa cô, chỗ này của bạn tui, cậu ấy nhường tui lên ngủ 1 lát". Cổ phẩy tay, "mời anh đi cho, đó là quy định hàng không. Không ai được phép ngoại lệ!". Gương mặt khó đăm đăm, nói tiếng nào rõ tiếng đó cứ như "dao cau liếc vào mỏm đá". Cái mình nói “ cám ơn cô đã nhắc nhở”. Tony đi xuống, trình bày với thằng Nhật, kêu nó trả chỗ. Thằng Nhật ngạc nhiên, đi tìm cô tiếp viên hỏi cho ra nhẽ. Lý luận của thằng Nhật là chỗ của nó, cho ai là quyền của nó. Rằng lẽ ra là đi hãng khác, mà cái thằng Tony này nó ép tụi tao đi vì đường bay mới mở, ủng hộ quê hương, nên các bạn phải có thái độ nhẹ nhàng. Nhưng cô tiếp viên đốp chát ngay, nói chúng tôi không quan tâm ai là ai, đó là quy định. "Giá vé khác nhau, chế độ ăn uống của 2 khoang là khác nhau, ngồi lộn xộn thế này chúng tôi không phục vụ được". Giọng nói của cô càng ngày càng gay gắt và quyết liệt với các cấu trúc tiếng Anh như I dont like, if you want, you must, you have to, don't say that, how to do....
Thấy tình hình có vẻ căng thẳng, Tony mới trình bày, thưa cô, nếu cô không giận thì cho tui góp ý cái nhé. Cổ lườm mắt nhìn, rồi gật đầu. Tony said "-cô ơi, quy định của hàng không nhiều lúc hành khách không biết, cô hướng dẫn giùm. Nhưng mà nghề của cô suốt ngày trên này, sao cô không vui vẻ cho môi trường công việc của mình nó thoải mái, có phải hay hơn không? Tụi tui đi 3 người, 1 Việt 2 Nhật, cô xem, đều cao ráo đẹp trai, gương mặt đứa nào đứa nấy cũng ngời ngời thanh tú, tính tình lại hoạt bát vui vẻ. Cô nên nhìn hành khách như tụi tui mà tìm thấy niềm vui trong nghề nghiệp. Cô đẹp quá mà, cô mà dễ thương nữa thì hay biết mấy ...".
Cô tiếp viên nhìn Tony sững sờ. Chắc hồi giờ chưa ai dám nói vậy. Chớp mắt mấy cái xong cái rú lên, ối trời ơi, anh Tổng phải không. Anh Tổng đây mà. Em chắc luôn. Rồi rầm rập chạy vào trong buồng kêu thêm bạn bè, Yến ơi, Oanh ơi....có Tony đi chuyến bay của mình nè, ra coi. Cái Yến cái Oanh lao ra ngay, nói ủa Tony nào, Tony Blair hả? Hay Tony Buổi Sáng? Đẹp trai vầy phải là Tony Buổi Sáng rồi. Anh ngồi đâu, ối anh lên đây với tụi em.Nói đoạn, 3 cô kéo xềnh xệch Tony vào buồng để thức ăn, bóp tay bóp chân sờ má. Nói em nghe chữ “ gương mặt thanh tú” giống như ám hiệu để nhận ra anh Tony Tèo, chứ ở Việt Nam ai dám tự nhận mình có gương mặt thanh tú, trừ anh. Cái hỏi mình có ăn có uống gì hem, nước rau má mã đề cũng có nè. Còn nói ở ngoài anh trẻ quá anh à, anh ăn gì mà trẻ quá. Cái mình giả bộ giận, nói "nhưng hồi nãy mấy cô làm tui buồn". Cô tiếp viên trưởng nãy giờ đứng quan sát nghe hết câu chuyện, vội xen vô " tụi em hứa với anh, từ nay về sau, tụi em sẽ vui vẻ với hành khách, ăn nói dạ thưa ngọt lịm, cái gì cũng giải quyết thấu lý đạt tình. Sẽ không nhăn nhó, cau có với hành khách nữa. Sẽ lễ phép dễ thương, giữ hình ảnh đẹp của 1 hãng hàng không lớn, của một dân tộc văn minh nghĩa tình". Cái Yến nói thêm "dù sau này có làm ở môi trường trên không hay dưới mặt đất, hay đổi qua ngành khác, em sẽ luôn luôn giữ môi trường làm việc của mình đầy ắp tiếng cười. Cám ơn anh". Tụi Nhật nhìn nhau nói đấy, nó là Tổng biên tập Tony Morning cơ mà, có phải chuyện chơi. Tính tình của nó lại vui vẻ hài hước một cách thông tuệ, nên hóa giải mọi xung đột căng thẳng cứ như không. Chuyến bay dài mà chẳng thấy mệt mỏi, vì nụ cười thường trực trên môi tiếp viên lẫn hành khách.
Tony ngồi đọc báo một lúc thì anh phi công cũng xuống, rủ lên buồng lái chụp hình. Tony nói cám ơn nhưng xin lỗi vì tính hay ngượng, không muốn lên báo. "Thôi anh lên tập trung lái đi, chứ để máy bay vô vùng thời tiết xấu, bị turbulence là hành khách ói" Tony said. Ảnh nói, ừa, thôi em ngồi chơi uống nước rau má đi nghen, để anh lên lái tiếp.
Mình nói Dạ.
Ngoài cửa sổ, mây bay trắng xóa.
07:31
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)