G
Admin-DNQM
2008. Cũng mất cả năm Tony chưa viết gì ngoài mấy lá thư thương mại giao dịch bằng tiếng Anh. Nhiều sự cố, xảy ra, biến mất và lại xảy ra tiếp tục như trêu ngươi. Không gặp mặt ai. Vô số các cuộc gọi nhỡ và tin nhắn. Bỗng dưng chẳng biết muốn gì, kể cả muốn khóc.
Bèn ngày Ngọ, giờ Tý, chong đèn, lật sách của sư phụ ra coi. Nhớ ngày xưa, ngày tạm biệt thầy và đồng môn để xuống núi lao vào thương trường, thầy có cho một cuốn sách, bảo con chớ mở ra, chỉ mở khi thấy tâm trạng hết biết muốn gì, mới được mở, nhớ lời ta dặn ! Mở ra, thấy sách có ghi một chữ duy nhất. "BUÔN". Hiểu ý thầy, lại tất tả lao vào kinh doanh buôn bán. Cái chi cũng buôn. Càng làm, càng thấy nhiều tiền và càng thấy mệt mỏi, bỗng dưng chẳng biết muốn gì, kể cả muốn ăn.
Bữa nay, thấy lòng thiệt buồn quá, thấy bài của thầy cho chẳng hiệu nghiệm gì. Bèn online chát với thầy, trên núi vừa có sóng Viettel, thầy đã xài black berry nên trả lời nhanh lắm. Than thở 1 hồi, thầy bảo ta đã cho con chữ ấy, nghĩa là dẹp hết, nghỉ hết, lo chơi thôi, con lại lao vào làm làm gì để giờ ra nông nỗi ấy? Mình liền chụp cuốn sách cho ổng thấy giống như một bằng chứng. Hóa ra là thiếu chữ G, ông thầy người miền Nam, phát âm Buôn và Buông giống nhau, và lại ghi sai chính tả. Ý ổng là cho mình chữ BUÔNG, nghĩa là buông xuôi, buông tay, buông lơi, buông thả, dẹp hết tham sân si để lòng được bình yên. Buông là đạo pháp. Ai dè.
Kết luận: Làm thầy thì không nên viết sai chính tả !
Bèn ngày Ngọ, giờ Tý, chong đèn, lật sách của sư phụ ra coi. Nhớ ngày xưa, ngày tạm biệt thầy và đồng môn để xuống núi lao vào thương trường, thầy có cho một cuốn sách, bảo con chớ mở ra, chỉ mở khi thấy tâm trạng hết biết muốn gì, mới được mở, nhớ lời ta dặn ! Mở ra, thấy sách có ghi một chữ duy nhất. "BUÔN". Hiểu ý thầy, lại tất tả lao vào kinh doanh buôn bán. Cái chi cũng buôn. Càng làm, càng thấy nhiều tiền và càng thấy mệt mỏi, bỗng dưng chẳng biết muốn gì, kể cả muốn ăn.
Bữa nay, thấy lòng thiệt buồn quá, thấy bài của thầy cho chẳng hiệu nghiệm gì. Bèn online chát với thầy, trên núi vừa có sóng Viettel, thầy đã xài black berry nên trả lời nhanh lắm. Than thở 1 hồi, thầy bảo ta đã cho con chữ ấy, nghĩa là dẹp hết, nghỉ hết, lo chơi thôi, con lại lao vào làm làm gì để giờ ra nông nỗi ấy? Mình liền chụp cuốn sách cho ổng thấy giống như một bằng chứng. Hóa ra là thiếu chữ G, ông thầy người miền Nam, phát âm Buôn và Buông giống nhau, và lại ghi sai chính tả. Ý ổng là cho mình chữ BUÔNG, nghĩa là buông xuôi, buông tay, buông lơi, buông thả, dẹp hết tham sân si để lòng được bình yên. Buông là đạo pháp. Ai dè.
Kết luận: Làm thầy thì không nên viết sai chính tả !
06:42
Lời thề Hippocrates
Admin-DNQM
Mấy năm trước, một đệ tử tên Bình đến tạm biệt anh Tony về Đắc Nông làm việc. Bình lúc đó vừa tốt nghiệp bác sĩ ĐH Y khoa, và quyết định về quê chứ không bám trụ Sài Gòn. Nó nói em thi trường y, thật ra là không đủ điểm nếu không được ưu tiên. Nên em phải về, chính cái chữ “miền núi” đó đã giúp em có một cơ hội vào giảng đường. Rồi sau vài năm nữa, nếu muốn học tiếp thì có thể em lên lại Sài gòn, thì cũng không muộn anh há. Mình nói ừa, thanh niên còn trẻ, cứ trải nghiệm chỗ này chỗ kia. Tụi Nhật tụi Tây nó còn lang thang ở tận châu Phi sau khi tốt nghiệp nữa là. Ở trên đó, em còn có thể trực tiếp chẩn đoán mổ xẻ, chẳng mấy chốc mà kinh nghiệm làm việc còn hơn các bạn ở đây, khi ra trường chuyên môn chỉ dừng lại ở việc pha trà rót nước cho các cây đa cây đề. Làm không công ở bệnh viện lớn mấy năm trời làm gì em, em đào tạo làm bác sĩ mà, sao lại toàn phát thuốc, chích thuốc. Lãng phí quá.
Sống trên đời biết ơn nghĩa với người, với vùng đất em sinh ra, với vùng đất em lớn lên là đáng quý. Lòng biết ơn là cái giúp con người khác các động vật khác, anh vẫn quan niệm là ai cử mình đi học, thì phải về. Nhiều bạn được cử đi nước ngoài xong tìm cách ở lại nước ngoài hay chỉ về thành phố lớn, dẫn đến các tỉnh hay các trường đại học ở tỉnh phải kiện tụng đòi lại tiền, rồi mệt quá mà dẹp luôn chương trình này, thế hệ sau mất cơ hội đi du học, mình thấy có lỗi với đàn em không? Nhiều bạn nói em ở lại thành phố là để nâng cao trình độ, học thêm để phát triển chuyên môn, thì có gì sai? Vậy cuối cùng mục đích sau khi nâng cao trình độ rồi là gì, có về quê không? Chắc chắn là không, như vậy thì mình là người ích kỷ, chỉ nghĩ cho mình. Ví dụ nhé, vì 100 ngàn dân trên đó quá ít bác sĩ, nên dù chỉ có 20 điểm em đã đậu vào trường Y khoa, lẽ ra phải là 25 điểm, em lấy mất suất ngồi giảng đường của cả trăm bạn ở thành phố đạt mức điểm 24,5. Mục đích của chính sách này là đào tạo em để trở về và giúp đỡ người dân trên kia. Giờ em cũng bon chen ở lại thành phố, tiếp tục để 100 ngàn dân trên miền núi tiếp tục chết vì thiếu bác sĩ, thì mình bạc tình bạc nghĩa lắm em à. Nên làm gì thì làm, đừng có đánh mất mình vì chút vật chất cỏn con, em hãy kiêu hãnh để ngẩng đầu với chính em. Chia tay, mình tặng nó cuốn sách “You Can Win” mà mình rất ưa thích, và dặn dò, dù gì đi nữa, phàm đã chọn nghề y cao quý, thì chớ có quên lời thề Hippocrates. Nghen em.
Sinh viên y khoa khi tốt nghiệp, đều phải tuyên thệ, còn gọi là lời thề Hippocrates, ông tổ của ngành y phương Tây. Coi như lời hứa danh dự của nghề. Mà tiếng Việt mình cũng hay, có hai nghề mà người ta gọi là bác, là bác sĩ và bác tài, đơn giản vì giống nhau ở chỗ, đều nắm sinh mạng của người khác trong tay. Nên khi hành nghề phải tuyên thệ, vì một phút chốc nào đó, chất con nổi dậy lấn át chất người, sẽ vì mình hay vì tiền mà đánh đổi mạng sống của người khác. Những nhiệm vụ lớn lao, người ta bắt buộc người nhận nhiệm vụ phải quỳ xuống tuyên thệ, vì chỉ còn cách duy nhất là đánh vào tiềm thức, đánh vào lương tri, tận sâu trong tâm khảm họ. Và một khi đã tuyên thệ, người ta sẽ sợ hãi khi vi phạm, một nỗi sợ vô hình.
Nói đến nghề y mới nhớ, hồi còn ở quê, ở đầu thị trấn có một bác sĩ, tên A. Lúc đó còn học tiểu học, có lần sáng ngủ dậy, mình bị sốt cao rồi ói. Bà dì chạy ra vườn hái lá chùm ruột giã rồi đắp trên trán cho mát, nhưng một hồi sau thì tình hình cũng không khả quan hơn, sốt còn cao hơn nữa, mặt mũi xanh lè. Má mình phải nghỉ dạy, lật đật đạp xe đèo con chạy ra thị trấn, ghé nhà bác sĩ A nhờ khám. Xuống xe, mình đi loạng choạng vào sân nhà ổng và có ói một ít vào bồn hoa, thật ra cũng chỉ toàn nước. Ổng đi ra, đứng trên thềm cao, mặt mũi khó chịu nói sao chị lại để cháu ói vào bồn hoa, hai mẹ con đi đâu có việc gì. Má có la mình, nói sao con lại ói vào đó, rồi đứng khép nép nhìn lên, ánh mắt van lơn, nói bác sĩ ơi giúp giùm con chị, nó bịnh đột ngột quá. Mà bữa nay nhà chị không có tiền, chị chưa tới kỳ lãnh lương nên khi nào lãnh chị sẽ mang ra liền. Thấy ổng chần chừ nên má mình cũng tỏ ra khá lanh lợi khi đề cập là có quen cô X, cô Y, tức các cô giáo cùng dạy trong trường nhưng có nhà ở gần đó, để ổng yên tâm là không bị xù. Nhưng ổng nhìn nhìn hai mẹ con, nhìn chiếc xe đạp mini cà tàng rồi phán, thôi chị đi chở cháu đi chỗ khác đi, tui đang bận. Mình vẫn ngồi dưới đất và ói. Má mình năn nỉ nói bác sĩ cho cháu vô nhà, coi cháu giùm một chút có sao không, nếu nặng thì chị chở ra bệnh viện, làm ơn làm phước giùm chị, chị mang ơn suốt đời. Ổng nhìn cái bồn hoa và tức giận bỏ vào nhà, đóng cửa lại. Má, một người phụ nữ với đứa con bé bỏng bên cạnh, cảm thấy bất lực và tủi thân, đứng khóc như mưa. Làm mình cũng khóc, con nít mà, thấy mẹ khóc là hay khóc theo. Rồi sau đó hai mẹ con ra bệnh viện huyện, ở bên kia cầu Dinh, có ông y sĩ lấy viên thuốc màu vàng đắng nghét cho mình uống hạ sốt, nằm nghỉ một lúc thì về. Mình nhỏ xíu, đội cái mũ vải rộng thùng thình của chị Hai, ngồi phía sau xe đạp như con cóc, vịn chặt cái yên xe vì sợ té.
Lúc đạp xe đi về ngang qua nhà ổng, mình có ngoái nhìn vào. Coi cái chỗ lúc nãy ói đã có ai dọn chưa, tự mình cảm thấy sợ hãi vì cái tội ói vào bồn hoa nhà bác sĩ. Và ám ảnh đến bây giờ, khi thấy ai đó dửng dưng trước mạng sống của người khác. Và giá trị của một cậu bé thông minh đẹp trai như Tony vầy mà chẳng đáng bằng cái bồn hoa?
Loi the Hippocrates
Và trên khắp đất nước hình chữ S này, không khó để chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những người mẹ gầy gò, quần đen và chiếc áo sơ mi đã sờn, đội nón lá, gồng mình đạp xe chở những cậu bé, cô bé nhỏ xíu như cái kẹo ngồi đằng sau ba-ga để đến trường. Với một niềm tin tươi sáng, rằng thế hệ người Việt tiếp theo sẽ không khổ cực như cha mẹ chúng.
Và cậu bác sĩ mà Tony nói ở đầu bài, sau khi về quê, trở thành một bác sĩ đầy tâm huyết, sẵn sàng đến các thôn bản xa xôi để chữa trị cho mọi người. Làm nhiều nên chuyên môn cực giỏi. Một ngày làm việc, buổi tối vẫn đều đặn đi tập tennis rèn luyện thể lực và đến nhà thầy dạy tiếng Pháp trong thị xã Gia Nghĩa để học thêm tiếng Pháp, thường xuyên email với Tony và lâu lâu lại xuống Sài Gòn thăm Tony để tiếp thêm sức mạnh. Nói cứ mỗi lần em lười biếng, chán nản vì buồn chán, vì ở quê chẳng có gì chơi, thì lại nhớ đến những lời anh dặn dò, nhớ đến lời thề Hippocrates bên ngôi trường có cái hồ Bao Tử thân yêu. Em lại điên cuồng lên mạng và nghiên cứu chuyên môn.
Và bây giờ, cậu ấy đang thay đồ để tối nay đáp chuyến bay đi Paris học lên cao nữa, theo một học bổng toàn phần của chính phủ Pháp. Học bổng này ưu tiên cho bác sĩ công tác ở vùng sâu vùng xa, nên cũng dễ đạt được hơn. Chúc em sẽ thành công trong tương lai, chắc chắn là như vậy. Người có tâm tốt, không ích kỷ, nghĩ về người khác, thể nào cũng hạnh phúc.
Bon Voyage, Bình !
Sống trên đời biết ơn nghĩa với người, với vùng đất em sinh ra, với vùng đất em lớn lên là đáng quý. Lòng biết ơn là cái giúp con người khác các động vật khác, anh vẫn quan niệm là ai cử mình đi học, thì phải về. Nhiều bạn được cử đi nước ngoài xong tìm cách ở lại nước ngoài hay chỉ về thành phố lớn, dẫn đến các tỉnh hay các trường đại học ở tỉnh phải kiện tụng đòi lại tiền, rồi mệt quá mà dẹp luôn chương trình này, thế hệ sau mất cơ hội đi du học, mình thấy có lỗi với đàn em không? Nhiều bạn nói em ở lại thành phố là để nâng cao trình độ, học thêm để phát triển chuyên môn, thì có gì sai? Vậy cuối cùng mục đích sau khi nâng cao trình độ rồi là gì, có về quê không? Chắc chắn là không, như vậy thì mình là người ích kỷ, chỉ nghĩ cho mình. Ví dụ nhé, vì 100 ngàn dân trên đó quá ít bác sĩ, nên dù chỉ có 20 điểm em đã đậu vào trường Y khoa, lẽ ra phải là 25 điểm, em lấy mất suất ngồi giảng đường của cả trăm bạn ở thành phố đạt mức điểm 24,5. Mục đích của chính sách này là đào tạo em để trở về và giúp đỡ người dân trên kia. Giờ em cũng bon chen ở lại thành phố, tiếp tục để 100 ngàn dân trên miền núi tiếp tục chết vì thiếu bác sĩ, thì mình bạc tình bạc nghĩa lắm em à. Nên làm gì thì làm, đừng có đánh mất mình vì chút vật chất cỏn con, em hãy kiêu hãnh để ngẩng đầu với chính em. Chia tay, mình tặng nó cuốn sách “You Can Win” mà mình rất ưa thích, và dặn dò, dù gì đi nữa, phàm đã chọn nghề y cao quý, thì chớ có quên lời thề Hippocrates. Nghen em.
Sinh viên y khoa khi tốt nghiệp, đều phải tuyên thệ, còn gọi là lời thề Hippocrates, ông tổ của ngành y phương Tây. Coi như lời hứa danh dự của nghề. Mà tiếng Việt mình cũng hay, có hai nghề mà người ta gọi là bác, là bác sĩ và bác tài, đơn giản vì giống nhau ở chỗ, đều nắm sinh mạng của người khác trong tay. Nên khi hành nghề phải tuyên thệ, vì một phút chốc nào đó, chất con nổi dậy lấn át chất người, sẽ vì mình hay vì tiền mà đánh đổi mạng sống của người khác. Những nhiệm vụ lớn lao, người ta bắt buộc người nhận nhiệm vụ phải quỳ xuống tuyên thệ, vì chỉ còn cách duy nhất là đánh vào tiềm thức, đánh vào lương tri, tận sâu trong tâm khảm họ. Và một khi đã tuyên thệ, người ta sẽ sợ hãi khi vi phạm, một nỗi sợ vô hình.
Nói đến nghề y mới nhớ, hồi còn ở quê, ở đầu thị trấn có một bác sĩ, tên A. Lúc đó còn học tiểu học, có lần sáng ngủ dậy, mình bị sốt cao rồi ói. Bà dì chạy ra vườn hái lá chùm ruột giã rồi đắp trên trán cho mát, nhưng một hồi sau thì tình hình cũng không khả quan hơn, sốt còn cao hơn nữa, mặt mũi xanh lè. Má mình phải nghỉ dạy, lật đật đạp xe đèo con chạy ra thị trấn, ghé nhà bác sĩ A nhờ khám. Xuống xe, mình đi loạng choạng vào sân nhà ổng và có ói một ít vào bồn hoa, thật ra cũng chỉ toàn nước. Ổng đi ra, đứng trên thềm cao, mặt mũi khó chịu nói sao chị lại để cháu ói vào bồn hoa, hai mẹ con đi đâu có việc gì. Má có la mình, nói sao con lại ói vào đó, rồi đứng khép nép nhìn lên, ánh mắt van lơn, nói bác sĩ ơi giúp giùm con chị, nó bịnh đột ngột quá. Mà bữa nay nhà chị không có tiền, chị chưa tới kỳ lãnh lương nên khi nào lãnh chị sẽ mang ra liền. Thấy ổng chần chừ nên má mình cũng tỏ ra khá lanh lợi khi đề cập là có quen cô X, cô Y, tức các cô giáo cùng dạy trong trường nhưng có nhà ở gần đó, để ổng yên tâm là không bị xù. Nhưng ổng nhìn nhìn hai mẹ con, nhìn chiếc xe đạp mini cà tàng rồi phán, thôi chị đi chở cháu đi chỗ khác đi, tui đang bận. Mình vẫn ngồi dưới đất và ói. Má mình năn nỉ nói bác sĩ cho cháu vô nhà, coi cháu giùm một chút có sao không, nếu nặng thì chị chở ra bệnh viện, làm ơn làm phước giùm chị, chị mang ơn suốt đời. Ổng nhìn cái bồn hoa và tức giận bỏ vào nhà, đóng cửa lại. Má, một người phụ nữ với đứa con bé bỏng bên cạnh, cảm thấy bất lực và tủi thân, đứng khóc như mưa. Làm mình cũng khóc, con nít mà, thấy mẹ khóc là hay khóc theo. Rồi sau đó hai mẹ con ra bệnh viện huyện, ở bên kia cầu Dinh, có ông y sĩ lấy viên thuốc màu vàng đắng nghét cho mình uống hạ sốt, nằm nghỉ một lúc thì về. Mình nhỏ xíu, đội cái mũ vải rộng thùng thình của chị Hai, ngồi phía sau xe đạp như con cóc, vịn chặt cái yên xe vì sợ té.
Lúc đạp xe đi về ngang qua nhà ổng, mình có ngoái nhìn vào. Coi cái chỗ lúc nãy ói đã có ai dọn chưa, tự mình cảm thấy sợ hãi vì cái tội ói vào bồn hoa nhà bác sĩ. Và ám ảnh đến bây giờ, khi thấy ai đó dửng dưng trước mạng sống của người khác. Và giá trị của một cậu bé thông minh đẹp trai như Tony vầy mà chẳng đáng bằng cái bồn hoa?
Loi the Hippocrates
Và trên khắp đất nước hình chữ S này, không khó để chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những người mẹ gầy gò, quần đen và chiếc áo sơ mi đã sờn, đội nón lá, gồng mình đạp xe chở những cậu bé, cô bé nhỏ xíu như cái kẹo ngồi đằng sau ba-ga để đến trường. Với một niềm tin tươi sáng, rằng thế hệ người Việt tiếp theo sẽ không khổ cực như cha mẹ chúng.
Và cậu bác sĩ mà Tony nói ở đầu bài, sau khi về quê, trở thành một bác sĩ đầy tâm huyết, sẵn sàng đến các thôn bản xa xôi để chữa trị cho mọi người. Làm nhiều nên chuyên môn cực giỏi. Một ngày làm việc, buổi tối vẫn đều đặn đi tập tennis rèn luyện thể lực và đến nhà thầy dạy tiếng Pháp trong thị xã Gia Nghĩa để học thêm tiếng Pháp, thường xuyên email với Tony và lâu lâu lại xuống Sài Gòn thăm Tony để tiếp thêm sức mạnh. Nói cứ mỗi lần em lười biếng, chán nản vì buồn chán, vì ở quê chẳng có gì chơi, thì lại nhớ đến những lời anh dặn dò, nhớ đến lời thề Hippocrates bên ngôi trường có cái hồ Bao Tử thân yêu. Em lại điên cuồng lên mạng và nghiên cứu chuyên môn.
Và bây giờ, cậu ấy đang thay đồ để tối nay đáp chuyến bay đi Paris học lên cao nữa, theo một học bổng toàn phần của chính phủ Pháp. Học bổng này ưu tiên cho bác sĩ công tác ở vùng sâu vùng xa, nên cũng dễ đạt được hơn. Chúc em sẽ thành công trong tương lai, chắc chắn là như vậy. Người có tâm tốt, không ích kỷ, nghĩ về người khác, thể nào cũng hạnh phúc.
Bon Voyage, Bình !
23:43
Chuyện ở hội chợ
Admin-DNQM
Chuyện cả chục năm rầu. Tại hội chợ thủ công mỹ nghệ ở châu Âu, Tony hồi đó có đi công tác, sẵn tiện ghé coi. Phía tổ chức có bố trí cho các doanh nghiệp VN trong 1 khu trưng bày riêng. Đâu khoảng 30 doanh nghiệp mây tre lá, đồ gốm, dừa, đồ gỗ của cả nước tham dự. Họ đều là các doanh nghiệp từ các làng nghề lớn, được nhà nước đài thọ 1 phần kinh phí, nên thường vợ chồng con cái cùng đi luôn cho vui. Sau 2 ngày hội chợ thì ngày thứ 3 sẽ tranh thủ tham quan thành phố, mua sắm, chụp hình, rồi sẵn có visa châu Âu thì đi luôn mấy nước khác.
Các doanh nghiệp này thật ra đều đã xuất khẩu, nhưng thường qua khâu trung gian là các nhà buôn của Hồng Công hay Singapore. Lúc mới mở cửa, Trung Quốc ngây ngô, xuất gì cũng qua Hồng Công. Còn mấy nước Đông Nam Á thì xuất gì cũng qua Singapore. Sau đó thì từ từ,TQ đại lục hay các nước ĐNA như VN, Lào, Indo...cũng tự xuất được, tìm khách qua các hội chợ quốc tế. Thường khi đi, họ thuê phiên dịch, hay nhờ con cháu nào đó biết tiếng Anh, bắt mặc vét hay áo dài, trang điểm lem luốc đứng nói líu lo với khách tham quan, tìm mối.
Bữa đó, có 1 nhà nhập khẩu của Đức tới tham quan khu trưng bày của VN. Thằng Tây này tỏ ra hết sức thích thú với các bình hoa hand-made ( làm bằng tay) của 1 doanh nghiệp ở làng gốm X. Hỏi thì mới biết chỉ có 10 USD cho 1 cái bình, tức khoảng hơn 5 Euro, trong khi giá bán ở các cửa hàng châu Âu cho cùng loại khoảng gấp 10 lần. Thấy cơ hội tốt quá nên nó mới đặt 2 container, và ký 1 bản ghi nhớ MOU ( memo of understand) để về thì làm hợp đồng, rồi mở thư tín dụng và các nghiệp vụ XK khác. Đàm phán thuận lợi, bắt tay vui vẻ. Khách vừa ra, vợ chồng và cô phiên dịch vừa ăn kẹo vừa cười nói vui vẻ khôn xiết.
Ai dè ở bên cạnh, ông doanh nghiệp khác, cũng trong làng nghề X, nghe lén được nội dung trao đổi. Tại ông kia nói to quá. Thằng Tây vừa ra khỏi gian hàng thì ông kêu thằng con trai chạy ra chụp thằng Tây kéo vô. Thằng con có đi học ở Hà Nội nên biết ngoại ngữ. Ông bảo thằng con dịch là mày ngu lắm Tây ạ, thằng con chỉ ngay vào mặt " you are very stupid" làm thằng Tây như bị bắn vào đầu, đứng sững người, giữa trời Âu văn minh lồ lộ, có 1 ông châu Á da vàng đứng mắng mình là sao. Thằng Tây chưa hoàn hồn thì ông này và bà vợ đưa ra cái bình y chang, nói cái này chỉ có 2 usd thôi, nó bán 10 usd là lừa mày đấy. Mày đặt tao đi, tao chỉ để mày 2 USD. Nói 1 hồi, thằng Tây nóng máu chạy qua hủy bản ghi nhớ MOU với doanh nghiệp trước. Doanh nghiệp kia đoán là bị phá đám nên bà vợ đứng chống nạnh lớn tiếng chửi đổng. Giữa hội chợ quốc tế, tiếng bà vang vang như lúc nhà bà mất con gà. Cũng có câu có cú, gieo vần biền ngẫu, đưa các điển tích sử Tàu sử Ta ....vào bài chửi, nghe hay như hát. Dám giật miếng ăn trên miệng bà. Vợ chồng ông kia im thin thít, nhưng đâu một hồi thì chắc cũng tức nên chửi lại, đại ý là bán đắt thế thì ai chịu được. Khỏi chửi mò chửi đổng, tao đấy. Ông chồng bên này rú lên "A thằng này láo" rồi sang gian hàng bên cạnh rút cây gậy tre sang quánh phủ đầu, ông kia cũng né, chạy ra ngoài, vớ lấy cái lấy nón rơm hay nón xơ dừa gì đó chống đỡ. Cao điểm là lúc 2 ông chồng lao vào nhau giữa lối đi trải thảm đỏ cho khách tham quan. Khách dáo dát tìm chỗ ẩn nấp. 2 bà vợ nhảy vào phụ chồng chiến đấu. Thằng con đứng la làng, cô phiên dịch bên này khóc thút thít. 4 người vẫn kiên quyết giằng co, kiểu trẻ con chơi dung dăng dung dẻ hay kéo cưa lừa xẻ. 2 bà vợ vẫn kiên quyết đeo bám, túm tóc tuột quần, không nhả đối phương dù chỉ 1 giây. 2 ông chồng quánh đẹp hơn, có lên gối giật cùi chỏ, có quyền có cước hẳn hoi. Cả 4 tóc xõa rũ rượi, gầm gừ...quấn thành 1 khối, moving từ góc này sang góc kia như nhảy valse cổ điển. Bảo vệ hội chợ rầm rập lao đến, và cán bộ quản lý đoàn doanh nghiệp hớt ha hớt hải xuất hiện, rồi tất cả bị đưa đi đâu đó. Không rõ.
Tony coi tới đoạn này thì đứng hóng hớt 1 chút nữa, thấy các gian hàng khác bỏ việc ra đứng phía trước bàn tán xôn xao. Khách vào cũng chẳng buồn tiếp, mắc lo kể chuyện. Một số người thêm thắt các nội dung khác nghe hấp dẫn hơn nhiều. Có thêm vụ tình cảm vô nữa. Khoảng 3-4 tiếng sau thì thấy họ cũng hết sáng tạo thêm được tình tiết nào mới nên Tony bèn "thơ thẩn dang tay ra về".
Đi ngang qua mấy khu triển lãm của các nước khác, thấy nhộn nhịp kẻ ra người vào và trao đổi danh thiếp, xem xét hàng mẫu, mua mua bán bán...nhưng nói chuyện gì thì thầm nghe bắt mệt. Thấy hẻm vui nên hẻm có ghé coi, nên hẻm biết có chuyện gì trong đó để kể
Các doanh nghiệp này thật ra đều đã xuất khẩu, nhưng thường qua khâu trung gian là các nhà buôn của Hồng Công hay Singapore. Lúc mới mở cửa, Trung Quốc ngây ngô, xuất gì cũng qua Hồng Công. Còn mấy nước Đông Nam Á thì xuất gì cũng qua Singapore. Sau đó thì từ từ,TQ đại lục hay các nước ĐNA như VN, Lào, Indo...cũng tự xuất được, tìm khách qua các hội chợ quốc tế. Thường khi đi, họ thuê phiên dịch, hay nhờ con cháu nào đó biết tiếng Anh, bắt mặc vét hay áo dài, trang điểm lem luốc đứng nói líu lo với khách tham quan, tìm mối.
Bữa đó, có 1 nhà nhập khẩu của Đức tới tham quan khu trưng bày của VN. Thằng Tây này tỏ ra hết sức thích thú với các bình hoa hand-made ( làm bằng tay) của 1 doanh nghiệp ở làng gốm X. Hỏi thì mới biết chỉ có 10 USD cho 1 cái bình, tức khoảng hơn 5 Euro, trong khi giá bán ở các cửa hàng châu Âu cho cùng loại khoảng gấp 10 lần. Thấy cơ hội tốt quá nên nó mới đặt 2 container, và ký 1 bản ghi nhớ MOU ( memo of understand) để về thì làm hợp đồng, rồi mở thư tín dụng và các nghiệp vụ XK khác. Đàm phán thuận lợi, bắt tay vui vẻ. Khách vừa ra, vợ chồng và cô phiên dịch vừa ăn kẹo vừa cười nói vui vẻ khôn xiết.
Ai dè ở bên cạnh, ông doanh nghiệp khác, cũng trong làng nghề X, nghe lén được nội dung trao đổi. Tại ông kia nói to quá. Thằng Tây vừa ra khỏi gian hàng thì ông kêu thằng con trai chạy ra chụp thằng Tây kéo vô. Thằng con có đi học ở Hà Nội nên biết ngoại ngữ. Ông bảo thằng con dịch là mày ngu lắm Tây ạ, thằng con chỉ ngay vào mặt " you are very stupid" làm thằng Tây như bị bắn vào đầu, đứng sững người, giữa trời Âu văn minh lồ lộ, có 1 ông châu Á da vàng đứng mắng mình là sao. Thằng Tây chưa hoàn hồn thì ông này và bà vợ đưa ra cái bình y chang, nói cái này chỉ có 2 usd thôi, nó bán 10 usd là lừa mày đấy. Mày đặt tao đi, tao chỉ để mày 2 USD. Nói 1 hồi, thằng Tây nóng máu chạy qua hủy bản ghi nhớ MOU với doanh nghiệp trước. Doanh nghiệp kia đoán là bị phá đám nên bà vợ đứng chống nạnh lớn tiếng chửi đổng. Giữa hội chợ quốc tế, tiếng bà vang vang như lúc nhà bà mất con gà. Cũng có câu có cú, gieo vần biền ngẫu, đưa các điển tích sử Tàu sử Ta ....vào bài chửi, nghe hay như hát. Dám giật miếng ăn trên miệng bà. Vợ chồng ông kia im thin thít, nhưng đâu một hồi thì chắc cũng tức nên chửi lại, đại ý là bán đắt thế thì ai chịu được. Khỏi chửi mò chửi đổng, tao đấy. Ông chồng bên này rú lên "A thằng này láo" rồi sang gian hàng bên cạnh rút cây gậy tre sang quánh phủ đầu, ông kia cũng né, chạy ra ngoài, vớ lấy cái lấy nón rơm hay nón xơ dừa gì đó chống đỡ. Cao điểm là lúc 2 ông chồng lao vào nhau giữa lối đi trải thảm đỏ cho khách tham quan. Khách dáo dát tìm chỗ ẩn nấp. 2 bà vợ nhảy vào phụ chồng chiến đấu. Thằng con đứng la làng, cô phiên dịch bên này khóc thút thít. 4 người vẫn kiên quyết giằng co, kiểu trẻ con chơi dung dăng dung dẻ hay kéo cưa lừa xẻ. 2 bà vợ vẫn kiên quyết đeo bám, túm tóc tuột quần, không nhả đối phương dù chỉ 1 giây. 2 ông chồng quánh đẹp hơn, có lên gối giật cùi chỏ, có quyền có cước hẳn hoi. Cả 4 tóc xõa rũ rượi, gầm gừ...quấn thành 1 khối, moving từ góc này sang góc kia như nhảy valse cổ điển. Bảo vệ hội chợ rầm rập lao đến, và cán bộ quản lý đoàn doanh nghiệp hớt ha hớt hải xuất hiện, rồi tất cả bị đưa đi đâu đó. Không rõ.
Tony coi tới đoạn này thì đứng hóng hớt 1 chút nữa, thấy các gian hàng khác bỏ việc ra đứng phía trước bàn tán xôn xao. Khách vào cũng chẳng buồn tiếp, mắc lo kể chuyện. Một số người thêm thắt các nội dung khác nghe hấp dẫn hơn nhiều. Có thêm vụ tình cảm vô nữa. Khoảng 3-4 tiếng sau thì thấy họ cũng hết sáng tạo thêm được tình tiết nào mới nên Tony bèn "thơ thẩn dang tay ra về".
Đi ngang qua mấy khu triển lãm của các nước khác, thấy nhộn nhịp kẻ ra người vào và trao đổi danh thiếp, xem xét hàng mẫu, mua mua bán bán...nhưng nói chuyện gì thì thầm nghe bắt mệt. Thấy hẻm vui nên hẻm có ghé coi, nên hẻm biết có chuyện gì trong đó để kể
23:35
Trái cây Nam Bộ
Admin-DNQM
Thằng nhỏ ở Quy Nhơn mới đậu đại học ở Sài Gòn, học được một học kỳ thì vê quê ăn tết. Đám bạn bu lại nghe nó kể chuyện. " Các bạn ơi, các bạn biết hông"- mới mấy tháng mà nó đã nói giọng Sài Gòn ngọt ngào- " ở trong đó có rất nhiều loại trái cây ngon lắm nha, như là măng cục nè, như là sầu giêng nè, như là chơm chơm nè, như là bòn bon nè, như là ...."
Tụi bạn sốt ruột hỏi dồn, còn gì nữa, còn gì nữa, cái nó quýnh quáng đáp "ngoài ra còn có bử và ẩu".
Tụi bạn sốt ruột hỏi dồn, còn gì nữa, còn gì nữa, cái nó quýnh quáng đáp "ngoài ra còn có bử và ẩu".
23:28
Môi nào hãy còn thơm…*
Admin-DNQM
Dượng chợt nhớ chuyện xưa, có 2 anh chàng kia cãi nhau. Một anh nói là 4 lần 7 là 29. Một anh nói 4 lần 7 là 28. Bất phân thắng bại. Cái đem lên quan xử. Quan cho anh 4x7=29 về, còn giữ anh 4x7 =28 lại, quánh mấy roi mới thả. Anh này ức lắm, vì mình đúng mà sao lại bị quánh. Cái ông quan mới nói, nó ngu nó mới nói 4x7=29. Thả nó về xã hội. Trước sau gì cũng có người quánh nó. Hoặc ngu quá thì nó sẽ tự chết, không cần trừng trị. Còn lỗi của mày là đi cãi với cái đứa ấy về 1 cái chân lý rành rành. Nên mày mới có tội.
Dượng may mắn được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, và với đầu óc cởi mở của mình, đã nhìn thấy ngay cái gì lạc hậu cần phải loại bỏ, cái hay cần phải tiếp thu, cái gì đẹp đẽ cần phải giữ . Mấy cái như thực dụng tính toán ích kỷ, không tình không nghĩa, nói dối và ăn cắp, ăn thịt chó mèo và thú hoang, khoe mẽ và háo danh, sĩ diện và đố kỵ, lười học và lười làm, kịch cỡm và giả tạo, lề mề và chậm chạp, tham lam và tiểu nhân, chen ngang và tranh giành, chửi bới đánh đập nhau, rập khuôn máy móc…đều là những thứ làm cho mình kém văn minh đi, cần phải loại bỏ. Còn ai xung quanh biết mà không sửa thì cũng chả sao, họ có quyền chọn cách sống ấy. Nó không tình không nghĩa vô cảm lạnh lùng thì nó sẽ bị cô lập, nó nói dối thì bị mất lòng tin, nó ăn cắp thì trước sau gì cũng bị quánh, nó ăn thịt chó thì trước gì cũng ngây dại vì chất độc cyanua trong bã chó vô người, nó đố kỵ thì sẽ bị bệnh Chu Du mà chết, nó lười học lười làm thì nó sẽ nghèo khổ suốt đời, nó tham lam thì sẽ bị quả báo…Ông quan nói nào có sai.
Các bài viết của dượng không nhằm mục đích câu like câu view, vì dượng Tony chỉ là 1 người ẩn danh, không mưu cầu nổi tiếng cá nhân hay thương mại, dượng bán phân bón thuốc trừ sâu, cố tụt quần tụt áo để nổi tiếng trên mạng làm chi. Nên mấy đứa yên tâm là dượng tử tế, đàng hoàng, theo dượng, có gì hay ho dượng chỉ cho, mấy đứa chỉ tốt lên, giỏi lên thôi. Tại dượng thấy ai cũng chỉ sống khoảng 100 năm trên trái đất này, với 1 đời người thì dài nhưng thật ra cũng chỉ là 1 cái chớp mắt của vũ trụ. Nên trong cái chớp mắt ấy, sống sao cho đẹp, cho hay, cho đến mọi tận cùng của cảm xúc, yêu thương và được yêu thương trở lại. Trong sáng, thánh thiện, quý phái sang trọng về mặt tâm hồn, có phải hay hơn không?
Người có tư tưởng tiểu nông thì hay tự ái, bảo thủ, đọc TBS nó ghét lắm, vì như cái tát vào mặt vậy, nó đâu chịu được. Thông tin nào tụi nó đọc cũng suy diễn theo hướng tiêu cực, chắc không được, khó lắm,…chỉ có ngồi lê la trên mạng, comment hết trang này tới trang khác là được. Nên các bạn share bài của dượng trên FB cá nhân của mình, mà có mấy comment viên nhảy vô ý kiến ý cò kiểu tiểu nông như thế này, không nên tranh luận. Mình chỉ đọc đúng 1 câu Kiều :
“ Người mà đến thế thì thôi.
Đời phồn hoa cũng, là đời bỏ đi”.
Rồi unfriend. Bạn bè là phải sàng lọc liên tục. Chơi chi với thể loại ấy, nó kéo văn minh của mình xuống thì mệt. Unfriend rồi bĩu môi khinh bỉ cho dượng.
23:26
Chuyện quả ngô
Admin-DNQM
Nói về Trung Hoa, riêng về đặt tên nước đã thể hiện sự kiêu ngạo. Trung là trung tâm, Hoa là tinh hoa. Những quốc gia lân bang đều bị triều đình Trung Hoa xem là của man di mọi rợ cả.
Tuy xem thường, nhưng chính triều đình Trung Hoa cũng rất lo sợ. Vì nếu họ mạnh lên thì biên cương sẽ không ổn định và đe dọa thiên triều. Do vậy, các chiến dịch phá hoại mang màu sắc rất Trung Hoa được tiến hành trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến, từ văn hóa đến kinh tế, tuyệt đối không để nước nào giàu có hay hùng mạnh hơn. Mỗi cuộc xâm lăng đất Việt, trừ sách tôn giáo, các sách dạy làm người, dạy mở mang đầu óc đều bị đốt sạch hay mang hết về bên kia biên giới, mà tàn bạo nhất với văn hóa Việt là nhà Minh sau khi đánh thắng Hồ Quý Ly. Những quốc gia láng giềng đều bị nhà Minh đem quân đánh phá theo chu kỳ, hòng dẹp mối nguy hiểm về kinh tế.
Tưởng đâu hết nhân tài, nhưng khí Đại Việt còn vượng, bỗng sinh ra một "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần". Với những câu chuyện ngựa trắng, trái bồ quân và thanh kiếm báu, dân chúng đồng lòng đi theo ủng hộ nên quánh cho giặc Minh chạy té khói. Thắng xong, cụ Trãi mới nói lại cho rõ là " tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có". Triều đình phương bắc lần nào cũng vậy, đánh thua rút quân về, mặc dù bắt tay hòa hiếu nhưng vẫn tiếp tục phá hoại. Đầu tiên là con người. Các nam thanh nữ tú của đất Việt, nếu sứ Trung Hoa sang và phát hiện, thì phải tìm cách bắt cóc đem về hòng bổ sung vào nguồn gen tốt của Trung Nguyên ( bây giờ việc bán qua biên giới vẫn còn nhưng hẻm phải nam thanh nữ tú nữa mà là mấy cô gái kẹt nét và ham chơi, nên nguồn gen của Trung Quốc càng ngày càng kém). Các long mạch ở đất Việt như núi Tản Viên, sông Tô Lịch....( long mạch là nơi hội tụ khí, nếu ai chôn (táng) cha mẹ khi mất vào đất ngay vị trí long mạch sẽ phát làm đế vương) đều bị người thiên triều sang ếm để không phát vượng trong suốt chiều dài lịch sử, mà đỉnh cao là Mã Viện và Cao Biền.
(Vụ long mạch và cuộc chiến tâm linh giữa Mã Viện, Cao Biền và Tả Ao sẽ kể ở bài sau. Độc giả tới đây sẽ nhìn nhau hỏi, ủa Tony là ai, là ai mà hiểu biết quá vậy. Mà thông tuệ quá vậy? Câu trả lời là: phàm là Tony, thì cái gì cũng biết. Phàm là người Việt, thì đều yêu mến Tony, say mê điên cuồng vì anh ấy, vì anh ấy không nhưng thông tuệ mà còn đệp choai).
Ừa để kể tiếp. Cứ lan man tự khen mình, nghe bắt mệt. Phàm là của ngon vật lạ của các xứ thì có thể đem về Trung Hoa để thiên triều thêm sung túc, nhưng những gì ngon lành của Trung Nguyên thì không được mang sang biên giới với đội ngũ hải quan dày đặc. Ngay cả một giống ngô ( bắp) cao sản nổi tiếng vùng Giang Nam, năng suất cao, triều đình Trung Hoa xem là bí mật của sức mạnh kinh tế, không cho phép mang đi. Người Tàu nào mang sang sẽ bị tru di tam tộc, còn người Nam thì đi bên đó về, sẽ bị hải quan biên giới khám xét kỹ càng, bóp họng móc tai lột quần xem có giấu hạt nào không.
Tuy nhiên, vỏ quýt dày có móng tay nhọn, đó là sự kiện ông Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, tương truyền là em cùng mẹ khác cha với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong 1 lần đi sứ về, đã lừa hải quan Trung Hoa bằng cách nhét hạt ngô vào đít của mình và các tùy tùng ( giống em bé bị sốt lấy paracetamol nhét vào đit vậy). Sau khi hải quan cửa khẩu khám xét, thấy không mang gì ra khỏi nước họ nên cho qua. Sau đó, Trạng Bùng và các tùy tùng tổ chức ị ra rồi cho gieo trồng. Thật kỳ lạ, những hạt ngô này được trồng ở nước Nam thì xanh tốt lạ thường, cao sản hơn cả quê hương Giang Nam của nó gấp mấy lần, góp phần làm cho người dân quê lúc đó hết sức sung túc.
Khoa học ngày nay giải thích, vì trong hậu môn có 1 độ ẩm và 1 số vi khuẩn có lợi thẩm thấu vào trong hạt, giúp nó có độ nẩy mầm cao, cây chắc khỏe, rễ dài, bám đất, hút chất dinh dưỡng tốt. Chính phát minh này của ông đã mở đường cho việc phát triển công nghệ vi sinh xử lý hạt giống sau này của thế giới.
Tony có anh bạn đầu tư trồng ngô. Nghe Tony kể nên bắt chước, xử lý hạt giống bằng cách nhét vô ị ra, rồi trồng. Cả mấy hecta. Hôm bữa gặp Tony, thấy anh ấy đi dạng chân kiểu hàng hai (trong nam gọi là đi chàng hảng), hỏi anh sao vậy, ảnh nói “ năng suất rất cao, nhưng canh tác thể này thì đau đít quá em ạ”
Tuy xem thường, nhưng chính triều đình Trung Hoa cũng rất lo sợ. Vì nếu họ mạnh lên thì biên cương sẽ không ổn định và đe dọa thiên triều. Do vậy, các chiến dịch phá hoại mang màu sắc rất Trung Hoa được tiến hành trong suốt chiều dài lịch sử phong kiến, từ văn hóa đến kinh tế, tuyệt đối không để nước nào giàu có hay hùng mạnh hơn. Mỗi cuộc xâm lăng đất Việt, trừ sách tôn giáo, các sách dạy làm người, dạy mở mang đầu óc đều bị đốt sạch hay mang hết về bên kia biên giới, mà tàn bạo nhất với văn hóa Việt là nhà Minh sau khi đánh thắng Hồ Quý Ly. Những quốc gia láng giềng đều bị nhà Minh đem quân đánh phá theo chu kỳ, hòng dẹp mối nguy hiểm về kinh tế.
Tưởng đâu hết nhân tài, nhưng khí Đại Việt còn vượng, bỗng sinh ra một "Lê Lợi vi quân, Nguyễn Trãi vi thần". Với những câu chuyện ngựa trắng, trái bồ quân và thanh kiếm báu, dân chúng đồng lòng đi theo ủng hộ nên quánh cho giặc Minh chạy té khói. Thắng xong, cụ Trãi mới nói lại cho rõ là " tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có". Triều đình phương bắc lần nào cũng vậy, đánh thua rút quân về, mặc dù bắt tay hòa hiếu nhưng vẫn tiếp tục phá hoại. Đầu tiên là con người. Các nam thanh nữ tú của đất Việt, nếu sứ Trung Hoa sang và phát hiện, thì phải tìm cách bắt cóc đem về hòng bổ sung vào nguồn gen tốt của Trung Nguyên ( bây giờ việc bán qua biên giới vẫn còn nhưng hẻm phải nam thanh nữ tú nữa mà là mấy cô gái kẹt nét và ham chơi, nên nguồn gen của Trung Quốc càng ngày càng kém). Các long mạch ở đất Việt như núi Tản Viên, sông Tô Lịch....( long mạch là nơi hội tụ khí, nếu ai chôn (táng) cha mẹ khi mất vào đất ngay vị trí long mạch sẽ phát làm đế vương) đều bị người thiên triều sang ếm để không phát vượng trong suốt chiều dài lịch sử, mà đỉnh cao là Mã Viện và Cao Biền.
(Vụ long mạch và cuộc chiến tâm linh giữa Mã Viện, Cao Biền và Tả Ao sẽ kể ở bài sau. Độc giả tới đây sẽ nhìn nhau hỏi, ủa Tony là ai, là ai mà hiểu biết quá vậy. Mà thông tuệ quá vậy? Câu trả lời là: phàm là Tony, thì cái gì cũng biết. Phàm là người Việt, thì đều yêu mến Tony, say mê điên cuồng vì anh ấy, vì anh ấy không nhưng thông tuệ mà còn đệp choai).
Ừa để kể tiếp. Cứ lan man tự khen mình, nghe bắt mệt. Phàm là của ngon vật lạ của các xứ thì có thể đem về Trung Hoa để thiên triều thêm sung túc, nhưng những gì ngon lành của Trung Nguyên thì không được mang sang biên giới với đội ngũ hải quan dày đặc. Ngay cả một giống ngô ( bắp) cao sản nổi tiếng vùng Giang Nam, năng suất cao, triều đình Trung Hoa xem là bí mật của sức mạnh kinh tế, không cho phép mang đi. Người Tàu nào mang sang sẽ bị tru di tam tộc, còn người Nam thì đi bên đó về, sẽ bị hải quan biên giới khám xét kỹ càng, bóp họng móc tai lột quần xem có giấu hạt nào không.
Tuy nhiên, vỏ quýt dày có móng tay nhọn, đó là sự kiện ông Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, tương truyền là em cùng mẹ khác cha với Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, trong 1 lần đi sứ về, đã lừa hải quan Trung Hoa bằng cách nhét hạt ngô vào đít của mình và các tùy tùng ( giống em bé bị sốt lấy paracetamol nhét vào đit vậy). Sau khi hải quan cửa khẩu khám xét, thấy không mang gì ra khỏi nước họ nên cho qua. Sau đó, Trạng Bùng và các tùy tùng tổ chức ị ra rồi cho gieo trồng. Thật kỳ lạ, những hạt ngô này được trồng ở nước Nam thì xanh tốt lạ thường, cao sản hơn cả quê hương Giang Nam của nó gấp mấy lần, góp phần làm cho người dân quê lúc đó hết sức sung túc.
Khoa học ngày nay giải thích, vì trong hậu môn có 1 độ ẩm và 1 số vi khuẩn có lợi thẩm thấu vào trong hạt, giúp nó có độ nẩy mầm cao, cây chắc khỏe, rễ dài, bám đất, hút chất dinh dưỡng tốt. Chính phát minh này của ông đã mở đường cho việc phát triển công nghệ vi sinh xử lý hạt giống sau này của thế giới.
Tony có anh bạn đầu tư trồng ngô. Nghe Tony kể nên bắt chước, xử lý hạt giống bằng cách nhét vô ị ra, rồi trồng. Cả mấy hecta. Hôm bữa gặp Tony, thấy anh ấy đi dạng chân kiểu hàng hai (trong nam gọi là đi chàng hảng), hỏi anh sao vậy, ảnh nói “ năng suất rất cao, nhưng canh tác thể này thì đau đít quá em ạ”
23:24
Chửi (gửi CLB con dượng)
Admin-DNQM
Xã hội mình làm ăn ngày càng khó, nhiều vấn đề bất cập khiến mọi người căng thẳng và sẵn sàng nói những lời thô lỗ cho nhau. Nhưng mình cố gắng khác biệt nhé, cố gắng mở miệng ra là nói những từ đẹp đẽ, thơm tho, hay ho cho nhau. Vì mình thuộc 1 nhóm người Việt trẻ văn minh, đẳng cấp, sang trọng về mặt tâm hồn...dù tiền bạc sự nghiệp chưa nhiều, thì nhân cách phải lung linh cho dượng.
Chửi chính là một sự bất lực của trí tuệ. Dượng chưa thấy 2 người phương Tây, 2 người Nhật đứng chống nạnh chửi nhau bao giờ. Ngay cả ở Thailand, Indonesia...cũng không thấy. Họ chỉ tranh luận đúng sai rồi thôi. Còn chửi tay đôi, chửi đổng, chửi móc méo, nói ngôn từ xấu xí mày là con vật này, cha mẹ mày là....thì chỉ thấy ở Trung Quốc và Việt Nam.
Tiếng Anh, chữ "chửi" rất ít ai dùng ( scold), trong khi tiếng Trung thi rất nhiều câu có chữ này ( ma). Dượng so sánh trong 2 cuốn 3000 câu tiếng Anh thông dụng thì không thấy câu nào nói chữ chửi bới trong khi cuốn 1600 câu tiếng Hoa phổ thông thì tràn ngập. Tây nó bực mình, nó có chửi thề để hạ hoả, nhưng đứng chửi nhau, lên mạng chửi nhau...thì không. Nhật nó bực mình, nó nhào vô quánh 1 cái, rồi hết. Vậy đi, bực quá thì chửi thề 1 cái, rồi thôi, lo làm lo hạc, dành thời gian cho việc khác.
Nên mình cũng đừng vào các trang mạng mà có mấy bài viết chửi bới nhé, chả có gì hay ho, đọc sẽ bị lây nhiễm cái tiêu cực của người viết, vì họ nhìn vấn đề phiến diện, cực đoan và méo mó. Mấy ông già văn hoá cũ hay chửi lắm. Mấy đứa trẻ mới tập viết cũng bắt chước mấy ông già này, cái gì cũng chửi. Thêm mấy chị biết viết lách chút cũng chửi để nổi tiếng. Còn comment thì ôi thôi, toàn chửi cho đã, vì ném đá trên mạng thì dễ do không lộ diện. Giải quyết được vấn đề không, rõ ràng là không.
Thì mình thông cảm, chửi là 1 sự bất lực của trí tuệ. Trí tuệ mình có mà, mình khác. Lo đọc các page văn minh, các trang web văn hoá nghệ thuật, thể thao, lịch sử.
Mình cố gắng thoái khỏi văn hoá xấu xí này
" Mẹ! Mẹ ơi cô dạy
Chửi nhau là không ngoan
Cái miệng nó xinh thế
Chỉ nói điều hay thôi."
Còn mình đọc bài này rồi mà vẫn tham gia cộng đồng chửi ấy, thì coi bức hình minh hoạ. 2 chị mặc váy chửi nhau, vì mất gà hay mất chó gì đó. Sau luỹ tre làng, mấy ngàn năm còn quá nhiều cái cũ.
Chửi chính là một sự bất lực của trí tuệ. Dượng chưa thấy 2 người phương Tây, 2 người Nhật đứng chống nạnh chửi nhau bao giờ. Ngay cả ở Thailand, Indonesia...cũng không thấy. Họ chỉ tranh luận đúng sai rồi thôi. Còn chửi tay đôi, chửi đổng, chửi móc méo, nói ngôn từ xấu xí mày là con vật này, cha mẹ mày là....thì chỉ thấy ở Trung Quốc và Việt Nam.
Tiếng Anh, chữ "chửi" rất ít ai dùng ( scold), trong khi tiếng Trung thi rất nhiều câu có chữ này ( ma). Dượng so sánh trong 2 cuốn 3000 câu tiếng Anh thông dụng thì không thấy câu nào nói chữ chửi bới trong khi cuốn 1600 câu tiếng Hoa phổ thông thì tràn ngập. Tây nó bực mình, nó có chửi thề để hạ hoả, nhưng đứng chửi nhau, lên mạng chửi nhau...thì không. Nhật nó bực mình, nó nhào vô quánh 1 cái, rồi hết. Vậy đi, bực quá thì chửi thề 1 cái, rồi thôi, lo làm lo hạc, dành thời gian cho việc khác.
Nên mình cũng đừng vào các trang mạng mà có mấy bài viết chửi bới nhé, chả có gì hay ho, đọc sẽ bị lây nhiễm cái tiêu cực của người viết, vì họ nhìn vấn đề phiến diện, cực đoan và méo mó. Mấy ông già văn hoá cũ hay chửi lắm. Mấy đứa trẻ mới tập viết cũng bắt chước mấy ông già này, cái gì cũng chửi. Thêm mấy chị biết viết lách chút cũng chửi để nổi tiếng. Còn comment thì ôi thôi, toàn chửi cho đã, vì ném đá trên mạng thì dễ do không lộ diện. Giải quyết được vấn đề không, rõ ràng là không.
Thì mình thông cảm, chửi là 1 sự bất lực của trí tuệ. Trí tuệ mình có mà, mình khác. Lo đọc các page văn minh, các trang web văn hoá nghệ thuật, thể thao, lịch sử.
Mình cố gắng thoái khỏi văn hoá xấu xí này
" Mẹ! Mẹ ơi cô dạy
Chửi nhau là không ngoan
Cái miệng nó xinh thế
Chỉ nói điều hay thôi."
Còn mình đọc bài này rồi mà vẫn tham gia cộng đồng chửi ấy, thì coi bức hình minh hoạ. 2 chị mặc váy chửi nhau, vì mất gà hay mất chó gì đó. Sau luỹ tre làng, mấy ngàn năm còn quá nhiều cái cũ.
23:21
Bệnh Autism
Admin-DNQM
Hồi đi hạc, Tony thấy bạn nào mà quay bài là khinh bỉ. Thấy hèn. Mặc dù không méc thầy cô, nhưng không ấm ức khi điểm mình thấp hơn. Vì điểm nào cũng được, đủ 5 là ra trường. Còn giỏi dở thì hạ hồi phân giải. Thấy nó cầm điểm 10 trên tay reo mừng mà mình thấy coi thường, vì quay bài chính là hành vi ăn cắp cái điểm ấy. Nên Tony hay ngồi trong 1 góc, chơi với 1-2 đứa thôi. Nên bị kết vào dạng bệnh tự kỷ, tiếng Anh là Autism ( đọc là Ó tịt dùm).
Còn nhớ, trong phòng thi, lúc thu lại bài, bạn nào mà cố gắng ráng viết thêm vài chữ nữa là Tony cũng khinh. Nhìn mặt đỏ bừng, tay chân luống cuống nghệch ngoạc thêm vài chữ là Tony bĩu môi. Nó có nhào tới bắt tay cũng gỡ tay ra, nói tay đang đau, xin đừng đụng đến. Còn Tony thì canh khoảng 15 phút hết giờ là đi lên bảng nộp bài, làm chưa hết cũng nộp, hất mẹt rồi đi ra khỏi phòng. Nhiều lúc ra ngoài rồi mới biết đáp số là sai, nhưng chẳng bao giờ hối tiếc. Vì thích như vậy, muốn chảnh thì phải trả giá chứ hối hận gì.
Tony hạc cái ngành mất 5 năm, cái năm 4 đi kiến tập và xin việc luôn ở 1 công ty nước ngoài về nghiên cứu thị trường. Quản lý Tony là 1 ông người Việt, phết phẩy kinh khủng. Ổng ăn tạp, cái gì cũng ăn. Visa làm cho đồng nghiệp nước ngoài sang Việt Nam 35 USD thì ổng lấy 50 USD. Mua hoa đi khai trương khách hàng, mua có 500 ngàn chứ kêu bên bán hoa xuất hóa đơn 700 ngàn. Làm cái gì ổng cũng ăn lời. Mình nói anh ăn thì ăn cho đáng luôn, không thì thôi. Chứ mấy đồng bạc lẻ vầy, cứ giấu giấu diếm diếm, thò thò thụt thụt em mệt quá. Anh giao bạn khác đi, mặc dù được chia tiền nhưng em thấy mình rẻ tiền quá.
Cái ổng điên tiết chửi mình ngu. Cái Tony nói nhẹ nhàng, dạ thưa anh, ngu hay không ngu là tùy quan điểm, nhưng em xác nhận là em không hèn. Cái ổng tìm cách méc sếp lớn đuổi mình. Cái mình biết được, mới vào phòng ảnh, nói anh à, những chuyện gì anh làm em sẽ không tham gia, nhưng cũng không nói ai biết. Em còn đi học và đây là việc làm thêm, thế giới người lớn phức tạp quá, em xin không bàn luận. Nhưng nếu anh xử em, thì em sẽ cũng không để anh yên. Bèn đọc câu ca dao “Trạng chết thì chúa cũng băng hà, dưa gang đỏ đít- thì cả đỏ trôn”. Mình ăn nói dạ thưa lễ phép nhưng lời lẽ rất cứng. Mình nói “ em dù chỉ mới 22 tuổi thôi nhưng cũng hiểu biết nhiều, và không phải là đứa hiền hay ngáo ngơ. Em sẽ nghỉ việc ở đây khi em thấy cần phải nghỉ”. Ổng nói mới sinh viên mà đã tinh vi tinh tướng. Nhưng từ đó về sau ổng không bao giờ nhìn thẳng mình nữa, không biết vì sợ hay vì ghét. Nhóm còn lại theo ổng, phết phẩy khí thế, có tiền có bạc nên ăn nói bạt mạng. Và mình tách biệt ra, tụi nó lại bảo là tự kỷ, không hòa đồng.
Ngay bây giờ, khách đòi phết phẩy, gửi giá vô hợp đồng, Tony khinh liền. Nói thôi bên em không có dịch vụ đó. Khách nói vậy thôi mua chỗ khác à. Cái mình nói tùy anh, anh làm với bên em, em đảm bảo về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Em hài hước một cách thông minh, anh sẽ thấy đỡ stress. Thật ra nói mạnh miệng như vậy là vì Tony giàu quá rồi. Làm hèn vậy cũng chẳng làm chi, giàu thì cũng như thế này là đủ. Cũng ăn ngày 3 bữa. Sáng cũng phở bò, trưa cũng cơm gà, tối cũng bánh bèo bánh nậm. Nhức đầu là thay đồ đi Mỹ. Sài Gòn nóng là bay lên Đà Lạt, nghỉ dưỡng trong Villa De Tony dưới rừng thông. Giàu thêm thì hẻm biết làm gì cho hết tiền. Hổng lẽ sáng ăn 2 con tôm hùm điểm tâm, trưa 2 kg thịt bò Mỹ hay nhức đầu thì thay đồ bay ra ngoài vũ trụ?
Nên tâm thế Tony nó cao ngạo, nhiều lúc thấy hẻm giống ai. Tiền mình chủ yếu lấy của mấy thằng Ả Rập châu Phi chứ phải của con Na thằng Mít trong làng đâu mà nó bắt đi đám giỗ nhà nó cũng phải vác mặt qua cho được. Thích thì đi, hẻm thích thì thôi. Nên mấy ông đại gia Việt Nam gặp mình, đòi bảo trợ gì đó là Tony im lặng không nói. Hôm bữa bà chị họ tội nghiệp, ép mình đi ăn tiệc dưới lâu đài gì đó dưới quận 7 cho được, nói có mấy mối quan hệ hay lắm, giới thiệu cho em làm ăn. Cái mình nói đi với chị cho vui thôi, chứ quan hệ gì đó em hẻm cần thiết đâu chị ạ. Cái vô bàn ngồi, giới thiệu đây là anh A, chủ tịch ngân hàng X-Bank đó em. Tony thấy ổng hay lên tivi. Cái bả giới thiệu mình đây là cậu em mình, tên Tèo, kinh doanh phân bón nhưng hạc Ha Vợt về, giỏi lắm. Cái mình gật đầu chào rồi im lặng không nói gì. Anh A nói thế Ha Vợt ở bờ Đông hay bờ Tây ấy nhỉ? Con của anh nhé, 3 đứa đều từ bé đã sang bên đó, đứa đầu đang hạc ở ABC University, phải xuất sắc lắm mới được vào, em có biết không. Cái mình cũng lắc đầu. Ảnh nói ô hay lạ nhỉ, trường đấy nổi tiếng sao em không biết nhỉ. Cái mình nói dạ em chỉ biết mấy trường nằm trong top 5, mấy trường top dưới em không rõ.
Anh A có vẻ tức, cao giọng hỏi chú em làm gì, chỉ bán phân thôi à, bọn kinh doanh ngành đấy không có anh là chết. Anh ra tay cứu hết. Thế có biết ông P giám đốc phân bón Đầu Gà hem? Biết ông M giám đốc phân bón hiệu Đầu Voi hem. Ông K chủ tập đoàn Đuôi Chuột hem? Em muốn gặp không anh gọi phát ra ngay. Cái mình nói dạ biết, trong ngành em. Anh A đợi miết cũng hẻm thấy mình xin card hay số di động gì cả, nên sốt ruột hỏi thế chú em đang vay ở đâu. Mình cũng im lặng, lắc đầu, nở 1 nụ cười quý phái. Cả bàn xum xoe bu vô nói chuyện với ảnh, hỏi thăm quan hệ với chân dài này, ca sĩ kia, quan hệ với đại gia nọ, hỏi theo anh thì chính sách kinh doanh của ngành thép thế nào, ngành xi măng ra sao, dự đoán thị trường tài chính tiền tệ châu Á lên hay xuống. Rồi tình hình kinh tế xã hội thế giới năm nay sẽ diễn biến thế nào, anh A ngồi phán mấy câu, bọn kia nuốt từng lời, nhìn đầy ngưỡng mộ. Anh A cao hứng, vung tay chém gió phần phật, nói văng cả nước bọt lên bàn. Câu nào cũng ở thể khẳng định, như đinh đóng cột, ông Putin sẽ thế này, ông Obama sẽ thế kia… Mình không nói không cười, không tham gia câu chuyện. Thầy dạy ở Ha Vợt nói mà Tony cũng không tin nữa là mấy “phú ông” này. Kể cả mấy giáo sư tiến sĩ chuyên gia trong nước, mình cũng cho là thuộc thể loại “thầy đồ” trong làng trong xã, cũng tôn trọng nhưng không nghe theo bao giờ, vì chữ nghĩa của họ cũng có giới hạn.
Anh A đang nói nhưng vẫn cố liếc nhìn Tony coi có phản ứng gì không. Thấy Tony vẫn bình thản ngồi yên nên tức tối lắm. Bà chị cứ thúc cùi chỏ, nói em tham gia vô câu chuyện đi, làm quen đi, đừng để ổng phật lòng. Nhưng Tony thấy không tham gia được vì không đúng tần số, khác lé vồ. Vẫn im lặng bâng quơ nhìn lên trần nhà, lấy 2 cốc nước trước mặt rót qua rót lại…cho vui. Anh A cứ chờ mình mở miệng ra nói chuyện với ổng miết, mà mình vẫn cứ lạnh tanh.
Đâu được 1h đồng hồ thì chịu không nổi nữa.
Và anh A bật khóc….
P.S: Bài này mượn chứng tự kỷ để hài hước phê phán xã hội, nhiều người cho rằng mình bình thường còn người khác không giống đám đông là tự kỷ. Nhưng hãy suy nghĩ lại, liệu với cách quay cóp, xin điểm, tham lam phết phẩy, ba hoa chích choè....thì nhân cách đã bị khiếm khuyết. Chúng ta mạnh dạn tách ra khỏi đám đông nhảm nhí đó, dù chỉ có 1 mình mình vẫn cứ cao ngạo, không hùa theo, dù họ cho rằng mình tự kỷ cũng mặc. P.S này dành cho 1 số độc giả không có óc hài hước và nhạy cảm, bảo là TBS đem tự kỷ ra đùa, là không phải ý đó. Tks
Còn nhớ, trong phòng thi, lúc thu lại bài, bạn nào mà cố gắng ráng viết thêm vài chữ nữa là Tony cũng khinh. Nhìn mặt đỏ bừng, tay chân luống cuống nghệch ngoạc thêm vài chữ là Tony bĩu môi. Nó có nhào tới bắt tay cũng gỡ tay ra, nói tay đang đau, xin đừng đụng đến. Còn Tony thì canh khoảng 15 phút hết giờ là đi lên bảng nộp bài, làm chưa hết cũng nộp, hất mẹt rồi đi ra khỏi phòng. Nhiều lúc ra ngoài rồi mới biết đáp số là sai, nhưng chẳng bao giờ hối tiếc. Vì thích như vậy, muốn chảnh thì phải trả giá chứ hối hận gì.
Tony hạc cái ngành mất 5 năm, cái năm 4 đi kiến tập và xin việc luôn ở 1 công ty nước ngoài về nghiên cứu thị trường. Quản lý Tony là 1 ông người Việt, phết phẩy kinh khủng. Ổng ăn tạp, cái gì cũng ăn. Visa làm cho đồng nghiệp nước ngoài sang Việt Nam 35 USD thì ổng lấy 50 USD. Mua hoa đi khai trương khách hàng, mua có 500 ngàn chứ kêu bên bán hoa xuất hóa đơn 700 ngàn. Làm cái gì ổng cũng ăn lời. Mình nói anh ăn thì ăn cho đáng luôn, không thì thôi. Chứ mấy đồng bạc lẻ vầy, cứ giấu giấu diếm diếm, thò thò thụt thụt em mệt quá. Anh giao bạn khác đi, mặc dù được chia tiền nhưng em thấy mình rẻ tiền quá.
Cái ổng điên tiết chửi mình ngu. Cái Tony nói nhẹ nhàng, dạ thưa anh, ngu hay không ngu là tùy quan điểm, nhưng em xác nhận là em không hèn. Cái ổng tìm cách méc sếp lớn đuổi mình. Cái mình biết được, mới vào phòng ảnh, nói anh à, những chuyện gì anh làm em sẽ không tham gia, nhưng cũng không nói ai biết. Em còn đi học và đây là việc làm thêm, thế giới người lớn phức tạp quá, em xin không bàn luận. Nhưng nếu anh xử em, thì em sẽ cũng không để anh yên. Bèn đọc câu ca dao “Trạng chết thì chúa cũng băng hà, dưa gang đỏ đít- thì cả đỏ trôn”. Mình ăn nói dạ thưa lễ phép nhưng lời lẽ rất cứng. Mình nói “ em dù chỉ mới 22 tuổi thôi nhưng cũng hiểu biết nhiều, và không phải là đứa hiền hay ngáo ngơ. Em sẽ nghỉ việc ở đây khi em thấy cần phải nghỉ”. Ổng nói mới sinh viên mà đã tinh vi tinh tướng. Nhưng từ đó về sau ổng không bao giờ nhìn thẳng mình nữa, không biết vì sợ hay vì ghét. Nhóm còn lại theo ổng, phết phẩy khí thế, có tiền có bạc nên ăn nói bạt mạng. Và mình tách biệt ra, tụi nó lại bảo là tự kỷ, không hòa đồng.
Ngay bây giờ, khách đòi phết phẩy, gửi giá vô hợp đồng, Tony khinh liền. Nói thôi bên em không có dịch vụ đó. Khách nói vậy thôi mua chỗ khác à. Cái mình nói tùy anh, anh làm với bên em, em đảm bảo về chất lượng hàng hóa và dịch vụ. Em hài hước một cách thông minh, anh sẽ thấy đỡ stress. Thật ra nói mạnh miệng như vậy là vì Tony giàu quá rồi. Làm hèn vậy cũng chẳng làm chi, giàu thì cũng như thế này là đủ. Cũng ăn ngày 3 bữa. Sáng cũng phở bò, trưa cũng cơm gà, tối cũng bánh bèo bánh nậm. Nhức đầu là thay đồ đi Mỹ. Sài Gòn nóng là bay lên Đà Lạt, nghỉ dưỡng trong Villa De Tony dưới rừng thông. Giàu thêm thì hẻm biết làm gì cho hết tiền. Hổng lẽ sáng ăn 2 con tôm hùm điểm tâm, trưa 2 kg thịt bò Mỹ hay nhức đầu thì thay đồ bay ra ngoài vũ trụ?
Nên tâm thế Tony nó cao ngạo, nhiều lúc thấy hẻm giống ai. Tiền mình chủ yếu lấy của mấy thằng Ả Rập châu Phi chứ phải của con Na thằng Mít trong làng đâu mà nó bắt đi đám giỗ nhà nó cũng phải vác mặt qua cho được. Thích thì đi, hẻm thích thì thôi. Nên mấy ông đại gia Việt Nam gặp mình, đòi bảo trợ gì đó là Tony im lặng không nói. Hôm bữa bà chị họ tội nghiệp, ép mình đi ăn tiệc dưới lâu đài gì đó dưới quận 7 cho được, nói có mấy mối quan hệ hay lắm, giới thiệu cho em làm ăn. Cái mình nói đi với chị cho vui thôi, chứ quan hệ gì đó em hẻm cần thiết đâu chị ạ. Cái vô bàn ngồi, giới thiệu đây là anh A, chủ tịch ngân hàng X-Bank đó em. Tony thấy ổng hay lên tivi. Cái bả giới thiệu mình đây là cậu em mình, tên Tèo, kinh doanh phân bón nhưng hạc Ha Vợt về, giỏi lắm. Cái mình gật đầu chào rồi im lặng không nói gì. Anh A nói thế Ha Vợt ở bờ Đông hay bờ Tây ấy nhỉ? Con của anh nhé, 3 đứa đều từ bé đã sang bên đó, đứa đầu đang hạc ở ABC University, phải xuất sắc lắm mới được vào, em có biết không. Cái mình cũng lắc đầu. Ảnh nói ô hay lạ nhỉ, trường đấy nổi tiếng sao em không biết nhỉ. Cái mình nói dạ em chỉ biết mấy trường nằm trong top 5, mấy trường top dưới em không rõ.
Anh A có vẻ tức, cao giọng hỏi chú em làm gì, chỉ bán phân thôi à, bọn kinh doanh ngành đấy không có anh là chết. Anh ra tay cứu hết. Thế có biết ông P giám đốc phân bón Đầu Gà hem? Biết ông M giám đốc phân bón hiệu Đầu Voi hem. Ông K chủ tập đoàn Đuôi Chuột hem? Em muốn gặp không anh gọi phát ra ngay. Cái mình nói dạ biết, trong ngành em. Anh A đợi miết cũng hẻm thấy mình xin card hay số di động gì cả, nên sốt ruột hỏi thế chú em đang vay ở đâu. Mình cũng im lặng, lắc đầu, nở 1 nụ cười quý phái. Cả bàn xum xoe bu vô nói chuyện với ảnh, hỏi thăm quan hệ với chân dài này, ca sĩ kia, quan hệ với đại gia nọ, hỏi theo anh thì chính sách kinh doanh của ngành thép thế nào, ngành xi măng ra sao, dự đoán thị trường tài chính tiền tệ châu Á lên hay xuống. Rồi tình hình kinh tế xã hội thế giới năm nay sẽ diễn biến thế nào, anh A ngồi phán mấy câu, bọn kia nuốt từng lời, nhìn đầy ngưỡng mộ. Anh A cao hứng, vung tay chém gió phần phật, nói văng cả nước bọt lên bàn. Câu nào cũng ở thể khẳng định, như đinh đóng cột, ông Putin sẽ thế này, ông Obama sẽ thế kia… Mình không nói không cười, không tham gia câu chuyện. Thầy dạy ở Ha Vợt nói mà Tony cũng không tin nữa là mấy “phú ông” này. Kể cả mấy giáo sư tiến sĩ chuyên gia trong nước, mình cũng cho là thuộc thể loại “thầy đồ” trong làng trong xã, cũng tôn trọng nhưng không nghe theo bao giờ, vì chữ nghĩa của họ cũng có giới hạn.
Anh A đang nói nhưng vẫn cố liếc nhìn Tony coi có phản ứng gì không. Thấy Tony vẫn bình thản ngồi yên nên tức tối lắm. Bà chị cứ thúc cùi chỏ, nói em tham gia vô câu chuyện đi, làm quen đi, đừng để ổng phật lòng. Nhưng Tony thấy không tham gia được vì không đúng tần số, khác lé vồ. Vẫn im lặng bâng quơ nhìn lên trần nhà, lấy 2 cốc nước trước mặt rót qua rót lại…cho vui. Anh A cứ chờ mình mở miệng ra nói chuyện với ổng miết, mà mình vẫn cứ lạnh tanh.
Đâu được 1h đồng hồ thì chịu không nổi nữa.
Và anh A bật khóc….
P.S: Bài này mượn chứng tự kỷ để hài hước phê phán xã hội, nhiều người cho rằng mình bình thường còn người khác không giống đám đông là tự kỷ. Nhưng hãy suy nghĩ lại, liệu với cách quay cóp, xin điểm, tham lam phết phẩy, ba hoa chích choè....thì nhân cách đã bị khiếm khuyết. Chúng ta mạnh dạn tách ra khỏi đám đông nhảm nhí đó, dù chỉ có 1 mình mình vẫn cứ cao ngạo, không hùa theo, dù họ cho rằng mình tự kỷ cũng mặc. P.S này dành cho 1 số độc giả không có óc hài hước và nhạy cảm, bảo là TBS đem tự kỷ ra đùa, là không phải ý đó. Tks
23:18
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)