Để có được gương mặt sáng trưng
Admin-DNQM
Nói chả phải khoe, tới giờ, Tony đi được 21 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó 1 nửa là đi mần ăn, tức sang o ép nó mua phân mua thuốc, còn lại là các đợt đi du hạc, hay các hội nghị, hội thảo chủ yếu về nông nghiệp, kinh phí các chuyến đi này thường do nước ngoài tài trợ. Tony cứ viết 1 cái thư sang, nói muốn đi, lời lẽ không rõ thú vị sao đó mà sau đó bọn nó ok ngay và chuyển tièn để mua vé máy bay và chuyển thư mời sang để làm visa. Đấy, viết dễ thương nó được lợi như thế đấy, các bạn nếu đang là hạc sinh sinh viên thì cố gắng hạc văn cho tốt vào. Nhưng nhớ phải sáng tạo nhé, vì thư mà có tính chất copy từ ý tưởng đến cách trình bày của ai đó thì tụi Tây nó ném vào sọt rác ngay sau khi đọc 2 dòng.
Như Tổng đây lúc đi thi đại hạc, cũng ô mega tê cộng phi, cũng tính số mol vừa đủ, cũng biết cân bằng để axit với ba zờ cho ra muối và nước ( nên chúng ta có thể áp dụng cái này, nếu lỡ giựt bồ của ai đó mà sợ tình địch nó tạt axit, thì nhớ thủ 1 lọ ba zờ trong túi. Lỡ bị tạt axit thì móc lọ ba zờ lên tạt lên ngay để tạo phản ứng trung hoà ra muối và nước, thế là an toàn...). Ủa quên, vì khối A nó vào được nhiều đại hạc, nên nhiều bạn tập trung quá mức, thậm chí thời Tony hạc, có bạn giải bộ đề tuyển sinh từ năm lớp 10, nên sau 3 năm luyện, thi trường nào cũng hai mấy điểm, nhưng viết chính tả sai be bét, thậm chí không biết biện chứng nghĩa là gì. Cái ra trường, viết đơn xin việc thì lủng củng, luộm thuộm, diễn đạt không trôi ý muốn nói, mà ác là một số đại hạc lớn hay công ty lớn, nó bắt phải viết tay nó mới chịu.....nhận vô hạc hay làm.
Ra trường đi làm còn ác hơn. Trừ đặc thù kỹ thuật trong sản xuất hay sửa chữa máy móc thiết bị hay lập trình, các việc khác đòi hỏi kỹ năng truyền thông. Lúc này người ta nói chuyện với nhau, giao tiếp với nhau bằng email, điện thoại, các cuộc gặp gỡ, đàm phán, trình bày, thuyết trình...những kiến thức toán lý hoá sinh kia trở nên hết sức mờ nhạt, thậm chí không dùng. Không ai hỏi mày tính giùm tao cái lim log này hay cái sin cos kia, khúc xạ ánh sáng, bước sóng tần số gì ráo trọi..mà nó thấy nói trơn tru lưu loát là khen hay. Tất nhiên dân tự nhiên có cái logic tốt, nên trình bày rõ ràng, không có miên man như dân văn chương. Nếu là dân tự nhiên mà có được kỹ năng nói tốt và viết tốt, thì ra trường xin việc ngon lành hơn và làm việc cũng ngon lành hơn.
Chưa kể là lúc trà dư tủu hậu, người ta nói về lịch sử, về địa lý, về văn chương thơ phú, về luận điểm này triết lý kia. Nên ai có kiến thức này, dễ được lòng người khác. Hay trong giao tiếp tiếng ngoại quốc, có những chữ mình chưa biết hoặc nghe không ra do họ phát âm lạ, nhưng kiến thức xã hội đó giúp mình đoán ý và trả lời lại ngon lành. Thật ra là do Tony chăm đọc sách. Sách là hệ thống các vấn đề đã được sắp xếp, nên mình đọc nhiều, vô hình trung sẽ sâu vào tiềm thức, tự nhiên tư duy ngôn ngữ của mình nó tốt lên. Tất nhiên phải lựa sách mà đọc, nhất là uy tín và khả năng thẩm mỹ của người viết, đặc biệt là sách văn học chứ kẻo thành vitamin quá liều. Muốn coi sách có đọc được không thì cứ ra nhà sách, mở 1 cuốn bất kỳ, sau đó mở 1 trang bất kỳ, đọc 1 đoạn bất kỳ. Đọc được hết đoạn đó mà hiểu, thì mới mua. Ngạn ngữ phương Tây có câu, đại ý là đừng bao giờ đi hỏi ý kiến hay đi tư vấn với một người không có thói quen đọc sáchvì họ có thể sẽ cho lời khuyên trớt quớt hay câu thành ngữ "người ít đọc sách thì không thể hiểu những vấn đề phức tạp " . Hay câu today a reader, tomorrow a leader...nên Tây hay Nhật, Hàn, thậm chí Thái, dân nó đọc sách rất kinh. Ở ga tàu điện ngầm nào cũng đọc, ở trên máy bay các chặng bay đường dài, đèn đọc sách lúc nào cũng bật sáng.....Việc đọc sách nhiều sẽ giúp cho gương mặt nó trở nên thanh tú và sáng trưng, dù xấu nhìn vẫn sáng......
Vậy thôi, vài dòng chia sẻ với sắp nhỏ. Thường người ta hay nói em mạnh toán hoá thì em yếu sinh lý, và ngược lại. Nhưng Tony hy vọng bạn nào cũng mạnh sinh lý, mạnh toán hoá, mạnh thể dục thể thao, mạnh văn sử địa hết nhen....
Chúc các bạn thi thiệt tốt!
Như Tổng đây lúc đi thi đại hạc, cũng ô mega tê cộng phi, cũng tính số mol vừa đủ, cũng biết cân bằng để axit với ba zờ cho ra muối và nước ( nên chúng ta có thể áp dụng cái này, nếu lỡ giựt bồ của ai đó mà sợ tình địch nó tạt axit, thì nhớ thủ 1 lọ ba zờ trong túi. Lỡ bị tạt axit thì móc lọ ba zờ lên tạt lên ngay để tạo phản ứng trung hoà ra muối và nước, thế là an toàn...). Ủa quên, vì khối A nó vào được nhiều đại hạc, nên nhiều bạn tập trung quá mức, thậm chí thời Tony hạc, có bạn giải bộ đề tuyển sinh từ năm lớp 10, nên sau 3 năm luyện, thi trường nào cũng hai mấy điểm, nhưng viết chính tả sai be bét, thậm chí không biết biện chứng nghĩa là gì. Cái ra trường, viết đơn xin việc thì lủng củng, luộm thuộm, diễn đạt không trôi ý muốn nói, mà ác là một số đại hạc lớn hay công ty lớn, nó bắt phải viết tay nó mới chịu.....nhận vô hạc hay làm.
Ra trường đi làm còn ác hơn. Trừ đặc thù kỹ thuật trong sản xuất hay sửa chữa máy móc thiết bị hay lập trình, các việc khác đòi hỏi kỹ năng truyền thông. Lúc này người ta nói chuyện với nhau, giao tiếp với nhau bằng email, điện thoại, các cuộc gặp gỡ, đàm phán, trình bày, thuyết trình...những kiến thức toán lý hoá sinh kia trở nên hết sức mờ nhạt, thậm chí không dùng. Không ai hỏi mày tính giùm tao cái lim log này hay cái sin cos kia, khúc xạ ánh sáng, bước sóng tần số gì ráo trọi..mà nó thấy nói trơn tru lưu loát là khen hay. Tất nhiên dân tự nhiên có cái logic tốt, nên trình bày rõ ràng, không có miên man như dân văn chương. Nếu là dân tự nhiên mà có được kỹ năng nói tốt và viết tốt, thì ra trường xin việc ngon lành hơn và làm việc cũng ngon lành hơn.
Chưa kể là lúc trà dư tủu hậu, người ta nói về lịch sử, về địa lý, về văn chương thơ phú, về luận điểm này triết lý kia. Nên ai có kiến thức này, dễ được lòng người khác. Hay trong giao tiếp tiếng ngoại quốc, có những chữ mình chưa biết hoặc nghe không ra do họ phát âm lạ, nhưng kiến thức xã hội đó giúp mình đoán ý và trả lời lại ngon lành. Thật ra là do Tony chăm đọc sách. Sách là hệ thống các vấn đề đã được sắp xếp, nên mình đọc nhiều, vô hình trung sẽ sâu vào tiềm thức, tự nhiên tư duy ngôn ngữ của mình nó tốt lên. Tất nhiên phải lựa sách mà đọc, nhất là uy tín và khả năng thẩm mỹ của người viết, đặc biệt là sách văn học chứ kẻo thành vitamin quá liều. Muốn coi sách có đọc được không thì cứ ra nhà sách, mở 1 cuốn bất kỳ, sau đó mở 1 trang bất kỳ, đọc 1 đoạn bất kỳ. Đọc được hết đoạn đó mà hiểu, thì mới mua. Ngạn ngữ phương Tây có câu, đại ý là đừng bao giờ đi hỏi ý kiến hay đi tư vấn với một người không có thói quen đọc sáchvì họ có thể sẽ cho lời khuyên trớt quớt hay câu thành ngữ "người ít đọc sách thì không thể hiểu những vấn đề phức tạp " . Hay câu today a reader, tomorrow a leader...nên Tây hay Nhật, Hàn, thậm chí Thái, dân nó đọc sách rất kinh. Ở ga tàu điện ngầm nào cũng đọc, ở trên máy bay các chặng bay đường dài, đèn đọc sách lúc nào cũng bật sáng.....Việc đọc sách nhiều sẽ giúp cho gương mặt nó trở nên thanh tú và sáng trưng, dù xấu nhìn vẫn sáng......
Vậy thôi, vài dòng chia sẻ với sắp nhỏ. Thường người ta hay nói em mạnh toán hoá thì em yếu sinh lý, và ngược lại. Nhưng Tony hy vọng bạn nào cũng mạnh sinh lý, mạnh toán hoá, mạnh thể dục thể thao, mạnh văn sử địa hết nhen....
Chúc các bạn thi thiệt tốt!
07:26
Chửi thề Tây và Ta
Admin-DNQM
( Bài này xin lỗi trước mọi người, vì tính nhạy cảm của nó. Nhưng vì lý do học thuật nên không thể tránh được những từ không hay lắm)
Nhiều bạn đi Tây hay dùng “ngón tay thối”, tức ngón thứ 3, dài nhất trên bàn tay, gây hiểu lầm không hay cho bạn bè quốc tế. Vì ngón này thường dùng để vệ sinh cá nhân nên với phương tây, họ trỏ ngón đó với ai, thì là một sự sỉ nhục rất lớn. Mình biết mà tránh nhé, muốn chỉ cái gì thì chỉ lấy ngón trỏ và úp lòng bàn tay xuống, nhẹ nhàng. Nếu thẳng cánh tay có nghĩa là chỉ đạo hay cút xéo đi chỗ khác.
Khi nổi nóng, thường ta buột miệng chửi thề. Tây cũng vậy. Tuy nhiên, cách thể hiện là khác nhau. Ví dụ, ở VN, chửi thề phổ biến nhất là đ.mẹ ( từ ngoài Bắc) tới đ.mạ ( vô tới Huế), đ.móa ( tới Quảng Ngãi), đ.mé ( tới Phú Yên), và trở lại đ.má, đ.mẹ ở Nam Bộ. Nghĩa nôm của nó là fax your mother, tức mặc dù mày làm lỗi nhưng tao lại fax mẹ của mày. Vì với người Việt, đó là sự xúc phạm ghê gớm, nên nổi điên lên, chửi lại, cũng fax your mother luôn. Đối tượng trực tiếp là người khác, tức con dại thì cái phải mang. Nên chửi ở Việt Nam, toàn lôi phụ huynh vô.
Còn Tây thì khác. Tư duy khác. Mày làm lỗi thì đối tượng trực tiếp phải bị trừng phạt là mày. Nên nó sẽ nói fax you. Tony có hỏi 1 thằng Tây, nếu mày phạm lỗi, người ta không fax mày mà fax mẹ mày theo cách chửi thề của châu Á, thì mày thấy sao. Nó nhún vai và nói, you should ask her ( hỏi bà ấy đi chứ sao tao biết).
Còn Ta thì sao. Tony cũng hỏi 1 cô bạn thân câu hỏi tương tự. Nếu bạn ra nước ngoài, bạn phạm sai lầm, bị thằng Tây nó đòi fax you, thì em trả lời sao. Cô bạn cười khoái chí rồi nói, tui sẽ trả lời với nó là " my pleasure" ( rất hân hạnh). 1 chị bạn lớn tuổi hơn thì nói, nếu chị bị chửi như vậy, chị sẽ tươi cười kêu nó lại gần và thì thầm vào tai nó : when? ( khi nào). Nhớ nghen. Thằng kia nghe xong xám hồn chạy luôn.....
Còn bạn, nếu bạn đi nước ngoài, phải chuẩn bị câu trả lời, lỡ bị Tây nó chửi nó đòi fax you thì phải biết nói lại. Chuyện này cực kỳ phổ biến như ở Mỹ chẳng hạn, cho nên nếu bạn không chuẩn bị, nghe nó đòi fax rồi đứng hình hay khóc ú ớ thì nó fax thêm mấy cái nữa.
Nhiều bạn đi Tây hay dùng “ngón tay thối”, tức ngón thứ 3, dài nhất trên bàn tay, gây hiểu lầm không hay cho bạn bè quốc tế. Vì ngón này thường dùng để vệ sinh cá nhân nên với phương tây, họ trỏ ngón đó với ai, thì là một sự sỉ nhục rất lớn. Mình biết mà tránh nhé, muốn chỉ cái gì thì chỉ lấy ngón trỏ và úp lòng bàn tay xuống, nhẹ nhàng. Nếu thẳng cánh tay có nghĩa là chỉ đạo hay cút xéo đi chỗ khác.
Khi nổi nóng, thường ta buột miệng chửi thề. Tây cũng vậy. Tuy nhiên, cách thể hiện là khác nhau. Ví dụ, ở VN, chửi thề phổ biến nhất là đ.mẹ ( từ ngoài Bắc) tới đ.mạ ( vô tới Huế), đ.móa ( tới Quảng Ngãi), đ.mé ( tới Phú Yên), và trở lại đ.má, đ.mẹ ở Nam Bộ. Nghĩa nôm của nó là fax your mother, tức mặc dù mày làm lỗi nhưng tao lại fax mẹ của mày. Vì với người Việt, đó là sự xúc phạm ghê gớm, nên nổi điên lên, chửi lại, cũng fax your mother luôn. Đối tượng trực tiếp là người khác, tức con dại thì cái phải mang. Nên chửi ở Việt Nam, toàn lôi phụ huynh vô.
Còn Tây thì khác. Tư duy khác. Mày làm lỗi thì đối tượng trực tiếp phải bị trừng phạt là mày. Nên nó sẽ nói fax you. Tony có hỏi 1 thằng Tây, nếu mày phạm lỗi, người ta không fax mày mà fax mẹ mày theo cách chửi thề của châu Á, thì mày thấy sao. Nó nhún vai và nói, you should ask her ( hỏi bà ấy đi chứ sao tao biết).
Còn Ta thì sao. Tony cũng hỏi 1 cô bạn thân câu hỏi tương tự. Nếu bạn ra nước ngoài, bạn phạm sai lầm, bị thằng Tây nó đòi fax you, thì em trả lời sao. Cô bạn cười khoái chí rồi nói, tui sẽ trả lời với nó là " my pleasure" ( rất hân hạnh). 1 chị bạn lớn tuổi hơn thì nói, nếu chị bị chửi như vậy, chị sẽ tươi cười kêu nó lại gần và thì thầm vào tai nó : when? ( khi nào). Nhớ nghen. Thằng kia nghe xong xám hồn chạy luôn.....
Còn bạn, nếu bạn đi nước ngoài, phải chuẩn bị câu trả lời, lỡ bị Tây nó chửi nó đòi fax you thì phải biết nói lại. Chuyện này cực kỳ phổ biến như ở Mỹ chẳng hạn, cho nên nếu bạn không chuẩn bị, nghe nó đòi fax rồi đứng hình hay khóc ú ớ thì nó fax thêm mấy cái nữa.
07:23
Làm răng
Admin-DNQM
Xã hội mình đang sống đầy rẫy những hiểm nguy chực chờ. Tai nạn giao thông rình rập, cả những người đứng trên lề đường không hề tham gia giao thông vẫn chết tức tưởi. Những cơn mưa và những con đường ngập ngụa nước và rác, những người dân lom khom chạy xe máy dưới làn mưa và nguy hiểm treo trên tính mạng của mình, giành giật nhau từng m2 đường. Không khí sạch sẽ trong lành và thực phẩm an toàn là cái gì đó xa xỉ. Từ ly cafe đến miếng thịt heo, ẩn chứa trong đó là hóa chất, là mầm mống của bệnh ung thư và sự sụp đổ niềm tin giữa người và người. Rồi các tin về cướp, hiếp và giết...choáng hết các trang báo, đến nỗi tờ báo và ly cafe buổi sáng, lẽ ra phải là những tin vui, là động lực mạnh mẽ để làm việc cho một ngày mới, thì lại gây cho ta cảm giác buồn xo và chán chường. Ly cafe trở nên đắng ngắt, vì không biết có bao nhiêu đậu nành, bắp và hương liệu bên trong? Tin hay không tin trong màu sóng sánh thơm lựng kia, có bao nhiêu phần trăm là sự thật?
Bây giờ thì phải làm sao? Làm sao?
Không ai biết
Bèn đi Huế chơi. Thấy dân Huế bảo nhau " bây chừ thì phải làm răng!". Người kia cũng đáp lại " vậy phải làm răng!"
Làm răng? Mới thấy, bây chừ chỉ có dân Huế là còn lạc quan. Kinh tế và xã hội suy thoái thế này mà vẫn rủ nhau đi nha sĩ.
Bây giờ thì phải làm sao? Làm sao?
Không ai biết
Bèn đi Huế chơi. Thấy dân Huế bảo nhau " bây chừ thì phải làm răng!". Người kia cũng đáp lại " vậy phải làm răng!"
Làm răng? Mới thấy, bây chừ chỉ có dân Huế là còn lạc quan. Kinh tế và xã hội suy thoái thế này mà vẫn rủ nhau đi nha sĩ.
07:20
Chuyện cái tổng đài điện thoại
Admin-DNQM
Ghé thăm, thấy từ trưởng phòng đến giám đốc trong công ty của anh bạn đều là Tây hết, Tony ngạc nhiên hỏi nên anh mới kể. Ba năm nay anh thuê Tây vô quản lý, dù phải trả lương cao gấp đôi. Ảnh cũng 60 tuổi ngoài nên khá chững chạc, trải qua nhiều ngóc ngách cuộc sống nên nội dung câu chuyện rất sâu. Từng là giảng viên trường du lịch, thành lập doanh nghiệp lữ hành được gần 20 năm. Anh nói Tây nó làm quần quật, chiều hết giờ làm ra quán bar uống bia rồi về ngủ. Mai đi làm tiếp. Chưa kể, giao dịch cũng được thuận lợi hơn vì một số người mắc bệnh “sợ Tây”, khi giao tiếp với đồng chủng thì quát tháo ầm ầm nhưng đứng trước mặt Tây thì nhũn như con chi chi ấy em ạ…
Thấy Tony tròn xoe mắt, nên anh kể tiếp. Từ lúc thành lập, cũng cả chục đời trưởng phòng người Việt rồi, vô làm một thời gian là thành ma thành quỷ. Thuê xe, ép nhà xe không còn nước nào để sống, ví dụ 5 triệu cho 1 chuyến xe đi Cần Thơ 3 ngày, em coi có ai làm được. Nhà xe bị ép quá, bèn đưa chiếc xe cũ mèm, không máy lạnh, thường xuyên bị tắt máy giữa đường. Tài xế mới ngáo ngơ thì mới chịu lương thấp, không biết đường biết sá, chạy tới chạy lui. Họ báo công ty giá thuê tới 10 triệu, rồi bắt nhà xe trả lại 5 triệu vào túi riêng. Gọi là nghệ thuật “Gửi Giá”. Nhà xe cũng ngậm đắng nuốt cay chứ không đi là có thằng khác nó giật mất. Thuê tàu cũng vậy, vì bên này ép quá nên bên kia lấy tàu cũ ra sử dụng, không ít lần gây tai nạn thương tâm.
Ảnh kể, chưa hết. Bữa ăn 1 triệu đồng/bàn chứ tụi nó “ gửi giá” thành 2 triệu, rồi lấy 1 triệu bỏ túi sau khi khách ăn xong. Khách sạn thì ép 10% hoa hồng. Nên thành hệ thống cạ cứng, khách nào cũng ép ở khách sạn đó và vô ăn nhà hàng đó. Thiết kế tour tham quan thì ít, shopping thì nhiều. Một số chỗ ép chi hoa hồng đến 40% tiền khách mua. Nhiều khách một đi không trở lại như dũng sĩ Kinh Kha qua sông Dịch Thủy, nói nước mày đâu phải thiên đường mua sắm, giá thì mắc gấp mấy lần Thái Lan mà cứ bắt shopping hoài. Còn sales thì ăn lương bên anh chứ còn nhận làm cộng tác cho cả chục công ty khác. Bắn đơn hàng này cho công ty này, bắn hợp đồng kia cho công ty kia. Nghe điện thoại thì cứ lén lút chạy ra chạy vô, có cả chục sim chục số khác nhau. Tháng nào cũng đem về 1 hợp đồng cho có, còn lại thì không rõ giao cho ai. Vấn đề là tụi nó không nghĩ đó là mất đạo đức, nghĩ đó là khôn ngoan mới chết.
Ảnh nói, đứa nào mới vào làm cũng như pha lê. Cái đi chơi nhậu nhẹt, tụi kia bày cho. Nói mày ngu quá. Có sống bằng lương hay hoa hồng thì sao giàu có nhanh chóng được. Phải tham gia cuộc đua làm giàu, bất chấp mọi thứ. Rồi từ từ bị ma lanh hóa, đến khi công ty biết thì đuổi việc. Ảnh nói, gần 20 năm kể từ ngày thành lập công ty, chưa có tiệc farewell party ( tiệc chia tay) nào vui cả. Nhìn ở nước ngoài, khi nghỉ việc, người ta làm tiệc chia tay bịn rịn. Rồi hàng năm có dịp gì đó, các “khai quốc công thần” và nhân viên cũ tập trung về, vui hết biết. Ở Việt Nam bây giờ, ảnh nói ngành khác không biết sao, chứ ngành của anh, phần lớn nhìn nhau bằng ánh mắt hình viên đạn ở bữa làm việc cuối cùng. Sếp thì nói sao bạn lại ăn cắp, bạn làm ở đây mà sao không hoàn thành nhiệm vụ ở đây, quyền lợi không OK thì có thể thương lượng lại chứ sao làm vậy. Còn họ thì gân cổ lên cãi, nói tôi mang tiền về cho công ty bao nhiêu, tôi nhớ hết. Nên giờ phải tìm cách lấy lại.
Rồi ra riêng, cùng nhau thành lập doanh nghiệp mô hình y chang cạnh tranh khốc liệt. Gọi khách hàng cũ, vì chẳng lấy gì làm quà bèn lôi chuyện thâm cung bí sử công ty cũ ra kể, vì dân mình ai cũng tò mò với văn hóa tiểu nông ăn sâu hàng thế hệ. Rồi thêm thắt vô cho nó hấp dẫn. Nói bà sếp đó ngủ với tao rồi, đảm đang lắm. Ông sếp đó cặp với em này em kia. Rồi giá mua giá bán, em làm ở đó sao không biết, tour đó có 5 triệu mà nó charge anh tới 10 triệu, qua em đi, em làm y chang vậy chỉ có 6 triệu thôi. Phá giá để giật mối cho hết….
Việc bạn trẻ ra riêng là rất tốt cho xã hội, nếu thật sự có tài năng và có may mắn, vì góp phần làm cái bánh GDP của quốc gia tăng lên. Làm chủ là ước mơ chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, tư thế làm chủ như thế nào mới là đáng nói. Năm 2012, hơn 25 triệu khách khách đến Malaysia, hơn 22 triệu khách đến Thái Lan, đến Singapore là 15 triệu, trong khi đến nước mình chỉ có 7 triệu, dù lượng di sản và cảnh đẹp để tham quan đều hơn. Anh nói, hàng ngàn công ty du lịch chứ chỉ có khoảng vài ba trăm công ty là có đam mê, có tâm với nghề, số còn lại mở ra vài tháng rồi đóng cửa. Thế giới 7 tỷ người, mà Việt Nam thì mới nhận có 7 triệu du khách, thì không lo thiếu nguồn cung, nếu thật sự đầu tư thời gian cho việc tìm kiếm khách. Đằng này không, trí tuệ toàn dùng vào việc hướng về công ty cũ, coi bên đó làm gì thì phá. Rủ hết nhân viên về, vây cánh với nhau cạnh tranh cho sếp cũ biết mặt, không rõ hận thù gì dữ dội vậy. Nhưng đâu vài ba tháng lại tan rã, chửi nhau ỏm tỏi vì ăn chia không đều, thằng này nói thằng kia ăn gian.
Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Cha mẹ ăn cắp, nói dối thì đừng mong con cái mình trở thành người tử tế, vì nó bắt chước. Thấy sếp mình “ăn”, thư ký bèn mỗi chiều xách về nửa gram giấy A4, để dồn cuối tháng đem ra cửa hàng photocopy. Thủ quỹ thì thụt két gửi lấy tiền lãi qua đêm, hoặc đem ra cho người ngoài vay nóng, lúc kiểm tra thì mượn đâu đó bỏ vào. Tài xế thì ăn xăng, đổ xăng 3 triệu lấy hóa đơn 5 triệu. Ảnh nói, đến như bà lao công công ty ảnh, chiều về còn bỏ trong giỏ 1 chai nước rửa bồn cầu. Toilet tuần nào cũng hết cả chục chai. Bị bảo vệ phát hiện tịch thu thì ôm giỏ ngồi khóc. Nói chị bỏ cả chục triệu mới mua được suất vô đây làm, chính cái cô trưởng phòng hành chính admin ăn khoản tiền này của chị chứ ai, trong khi lương lao công chỉ có 2-3 triệu, nên chị phải tìm cách thu hồi “dzốn”. Anh hỏi cô trường phòng hành chính thì chối bay chối biến, nói bà đó đổ oan cho em, chứ em đời nào lấy tiền của ai.
Tony nghe mà lòng buồn. Mới hỏi anh sao không tuyển nhân sự cấp cao người Việt, trả lương y chang Tây vậy. Ảnh nói cũng thử 3 lần rồi, nhưng 1 thời gian ngắn thì bị công ty khác săn mất. Thể loại đến với mình chỉ vì tiền, thì cũng có thể bỏ mình ra đi nếu có ai đưa tiền nhiều hơn. Còn mấy công ty khác, thay vì tuyển người mới ra trường về đào tạo để sử dụng, họ lại thích đi dụ dỗ nhân sự mấy công ty khác cho khỏe. Nên sinh viên tốt nghiệp thì hẻm có việc làm, mà doanh nghiệp cứ mãi đi săn bắn chứ hẻm chịu gieo trồng.
Anh nói, chưa bao giờ niềm tin giữa con người, giữa các doanh nghiệp với nhau lại đắt đỏ như bây giờ. Em có thấy cảnh cả trăm người nhảy vô hôi bia trong ánh mắt bất lực của anh tài xế xe tải không. Em có thấy hàng ngàn người giẫm đạp lên nhau để lấy được 1 quả quýt, 1 nhành hoa để làm lộc trên bàn thờ đức Thánh Trần không. Miễn là mình có, ai chết mặc ai. Nhà phố lô nhô, ai cũng làm nhà mình cao hơn, đẹp hơn, sạch hơn, còn rác thì quét qua nhà bên cạnh. Đi xe máy giành làn, lấn tuyến, bóp còi inh ỏi, chửi con này thằng kia sao không nhường cho họ. Xếp hàng thì thích chen ngang, mình phải hưởng trước, chen lấn cả với bà bầu, người già và trẻ em. Làm cái gì cũng coi có khả năng phết phẩy trong đó không thì mới làm. Suốt ngày suy nghĩ chuyện trục lợi cỏn con nên dáng vóc nó dần thấp đi và trí óc nó dần bé lại. Không dám bước hiên ngang. Đi đâu cũng sợ gặp người quen cũ, mặt cúi gầm, miệng mồm lí nhí, đớn hèn.
Nghe anh nói, Tony thấy bắt mệt. Mặc dù gật gù nhưng trong lòng nghĩ khác. Chắc anh này suy nghĩ tiêu cực bi quan mà nói quá, chứ xã hội thiếu gì người tốt. Vẫn còn đó bao nhiêu con người “ sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”, trung thực, hào sảng, quả cảm, nhân cách đẹp lung linh. Bao nhiêu người cần mẫn làm giàu bằng chính sức lực và trí tuệ của mình, vinh quang và chân chính. Chứ đâu phải ai cũng rẻ tiền như anh nói vậy.
Thấy anh căng thẳng nên Tony mới nói đùa, thôi để em tham gia cạnh tranh với anh cho vui nhé, em sẽ mở công ty trách nhiệm hữu hạn Chụp Giật. Tên tiếng Anh là “ Grasping and Tugging Co., Ltd”. Có 2 thành viên góp vốn. Chủ tịch Hội đồng quản trị, anh Trần Văn Chụp và phó chủ tịch, chị Lê Thị Giật.
Ai gọi tới, tiếp tân sẽ “Alo, dạ công ty Chụp Giật xin nghe”!
Thôi chơi tổng đài tự động nhờ bạn nào nói giọng Huế lồng tiếng cho hay.“Cạm ơn quỵ khạch đã gọi đện công ty trạch nhiệm hữu hạn Chụp Giật. Gặp anh Chụp, bậm phím 1. Gặp cô Giật, bậm phím 2. Còn nệu không gặp ai thì làm ơn cụp mạy”
Thấy Tony tròn xoe mắt, nên anh kể tiếp. Từ lúc thành lập, cũng cả chục đời trưởng phòng người Việt rồi, vô làm một thời gian là thành ma thành quỷ. Thuê xe, ép nhà xe không còn nước nào để sống, ví dụ 5 triệu cho 1 chuyến xe đi Cần Thơ 3 ngày, em coi có ai làm được. Nhà xe bị ép quá, bèn đưa chiếc xe cũ mèm, không máy lạnh, thường xuyên bị tắt máy giữa đường. Tài xế mới ngáo ngơ thì mới chịu lương thấp, không biết đường biết sá, chạy tới chạy lui. Họ báo công ty giá thuê tới 10 triệu, rồi bắt nhà xe trả lại 5 triệu vào túi riêng. Gọi là nghệ thuật “Gửi Giá”. Nhà xe cũng ngậm đắng nuốt cay chứ không đi là có thằng khác nó giật mất. Thuê tàu cũng vậy, vì bên này ép quá nên bên kia lấy tàu cũ ra sử dụng, không ít lần gây tai nạn thương tâm.
Ảnh kể, chưa hết. Bữa ăn 1 triệu đồng/bàn chứ tụi nó “ gửi giá” thành 2 triệu, rồi lấy 1 triệu bỏ túi sau khi khách ăn xong. Khách sạn thì ép 10% hoa hồng. Nên thành hệ thống cạ cứng, khách nào cũng ép ở khách sạn đó và vô ăn nhà hàng đó. Thiết kế tour tham quan thì ít, shopping thì nhiều. Một số chỗ ép chi hoa hồng đến 40% tiền khách mua. Nhiều khách một đi không trở lại như dũng sĩ Kinh Kha qua sông Dịch Thủy, nói nước mày đâu phải thiên đường mua sắm, giá thì mắc gấp mấy lần Thái Lan mà cứ bắt shopping hoài. Còn sales thì ăn lương bên anh chứ còn nhận làm cộng tác cho cả chục công ty khác. Bắn đơn hàng này cho công ty này, bắn hợp đồng kia cho công ty kia. Nghe điện thoại thì cứ lén lút chạy ra chạy vô, có cả chục sim chục số khác nhau. Tháng nào cũng đem về 1 hợp đồng cho có, còn lại thì không rõ giao cho ai. Vấn đề là tụi nó không nghĩ đó là mất đạo đức, nghĩ đó là khôn ngoan mới chết.
Ảnh nói, đứa nào mới vào làm cũng như pha lê. Cái đi chơi nhậu nhẹt, tụi kia bày cho. Nói mày ngu quá. Có sống bằng lương hay hoa hồng thì sao giàu có nhanh chóng được. Phải tham gia cuộc đua làm giàu, bất chấp mọi thứ. Rồi từ từ bị ma lanh hóa, đến khi công ty biết thì đuổi việc. Ảnh nói, gần 20 năm kể từ ngày thành lập công ty, chưa có tiệc farewell party ( tiệc chia tay) nào vui cả. Nhìn ở nước ngoài, khi nghỉ việc, người ta làm tiệc chia tay bịn rịn. Rồi hàng năm có dịp gì đó, các “khai quốc công thần” và nhân viên cũ tập trung về, vui hết biết. Ở Việt Nam bây giờ, ảnh nói ngành khác không biết sao, chứ ngành của anh, phần lớn nhìn nhau bằng ánh mắt hình viên đạn ở bữa làm việc cuối cùng. Sếp thì nói sao bạn lại ăn cắp, bạn làm ở đây mà sao không hoàn thành nhiệm vụ ở đây, quyền lợi không OK thì có thể thương lượng lại chứ sao làm vậy. Còn họ thì gân cổ lên cãi, nói tôi mang tiền về cho công ty bao nhiêu, tôi nhớ hết. Nên giờ phải tìm cách lấy lại.
Rồi ra riêng, cùng nhau thành lập doanh nghiệp mô hình y chang cạnh tranh khốc liệt. Gọi khách hàng cũ, vì chẳng lấy gì làm quà bèn lôi chuyện thâm cung bí sử công ty cũ ra kể, vì dân mình ai cũng tò mò với văn hóa tiểu nông ăn sâu hàng thế hệ. Rồi thêm thắt vô cho nó hấp dẫn. Nói bà sếp đó ngủ với tao rồi, đảm đang lắm. Ông sếp đó cặp với em này em kia. Rồi giá mua giá bán, em làm ở đó sao không biết, tour đó có 5 triệu mà nó charge anh tới 10 triệu, qua em đi, em làm y chang vậy chỉ có 6 triệu thôi. Phá giá để giật mối cho hết….
Việc bạn trẻ ra riêng là rất tốt cho xã hội, nếu thật sự có tài năng và có may mắn, vì góp phần làm cái bánh GDP của quốc gia tăng lên. Làm chủ là ước mơ chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, tư thế làm chủ như thế nào mới là đáng nói. Năm 2012, hơn 25 triệu khách khách đến Malaysia, hơn 22 triệu khách đến Thái Lan, đến Singapore là 15 triệu, trong khi đến nước mình chỉ có 7 triệu, dù lượng di sản và cảnh đẹp để tham quan đều hơn. Anh nói, hàng ngàn công ty du lịch chứ chỉ có khoảng vài ba trăm công ty là có đam mê, có tâm với nghề, số còn lại mở ra vài tháng rồi đóng cửa. Thế giới 7 tỷ người, mà Việt Nam thì mới nhận có 7 triệu du khách, thì không lo thiếu nguồn cung, nếu thật sự đầu tư thời gian cho việc tìm kiếm khách. Đằng này không, trí tuệ toàn dùng vào việc hướng về công ty cũ, coi bên đó làm gì thì phá. Rủ hết nhân viên về, vây cánh với nhau cạnh tranh cho sếp cũ biết mặt, không rõ hận thù gì dữ dội vậy. Nhưng đâu vài ba tháng lại tan rã, chửi nhau ỏm tỏi vì ăn chia không đều, thằng này nói thằng kia ăn gian.
Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Cha mẹ ăn cắp, nói dối thì đừng mong con cái mình trở thành người tử tế, vì nó bắt chước. Thấy sếp mình “ăn”, thư ký bèn mỗi chiều xách về nửa gram giấy A4, để dồn cuối tháng đem ra cửa hàng photocopy. Thủ quỹ thì thụt két gửi lấy tiền lãi qua đêm, hoặc đem ra cho người ngoài vay nóng, lúc kiểm tra thì mượn đâu đó bỏ vào. Tài xế thì ăn xăng, đổ xăng 3 triệu lấy hóa đơn 5 triệu. Ảnh nói, đến như bà lao công công ty ảnh, chiều về còn bỏ trong giỏ 1 chai nước rửa bồn cầu. Toilet tuần nào cũng hết cả chục chai. Bị bảo vệ phát hiện tịch thu thì ôm giỏ ngồi khóc. Nói chị bỏ cả chục triệu mới mua được suất vô đây làm, chính cái cô trưởng phòng hành chính admin ăn khoản tiền này của chị chứ ai, trong khi lương lao công chỉ có 2-3 triệu, nên chị phải tìm cách thu hồi “dzốn”. Anh hỏi cô trường phòng hành chính thì chối bay chối biến, nói bà đó đổ oan cho em, chứ em đời nào lấy tiền của ai.
Tony nghe mà lòng buồn. Mới hỏi anh sao không tuyển nhân sự cấp cao người Việt, trả lương y chang Tây vậy. Ảnh nói cũng thử 3 lần rồi, nhưng 1 thời gian ngắn thì bị công ty khác săn mất. Thể loại đến với mình chỉ vì tiền, thì cũng có thể bỏ mình ra đi nếu có ai đưa tiền nhiều hơn. Còn mấy công ty khác, thay vì tuyển người mới ra trường về đào tạo để sử dụng, họ lại thích đi dụ dỗ nhân sự mấy công ty khác cho khỏe. Nên sinh viên tốt nghiệp thì hẻm có việc làm, mà doanh nghiệp cứ mãi đi săn bắn chứ hẻm chịu gieo trồng.
Anh nói, chưa bao giờ niềm tin giữa con người, giữa các doanh nghiệp với nhau lại đắt đỏ như bây giờ. Em có thấy cảnh cả trăm người nhảy vô hôi bia trong ánh mắt bất lực của anh tài xế xe tải không. Em có thấy hàng ngàn người giẫm đạp lên nhau để lấy được 1 quả quýt, 1 nhành hoa để làm lộc trên bàn thờ đức Thánh Trần không. Miễn là mình có, ai chết mặc ai. Nhà phố lô nhô, ai cũng làm nhà mình cao hơn, đẹp hơn, sạch hơn, còn rác thì quét qua nhà bên cạnh. Đi xe máy giành làn, lấn tuyến, bóp còi inh ỏi, chửi con này thằng kia sao không nhường cho họ. Xếp hàng thì thích chen ngang, mình phải hưởng trước, chen lấn cả với bà bầu, người già và trẻ em. Làm cái gì cũng coi có khả năng phết phẩy trong đó không thì mới làm. Suốt ngày suy nghĩ chuyện trục lợi cỏn con nên dáng vóc nó dần thấp đi và trí óc nó dần bé lại. Không dám bước hiên ngang. Đi đâu cũng sợ gặp người quen cũ, mặt cúi gầm, miệng mồm lí nhí, đớn hèn.
Nghe anh nói, Tony thấy bắt mệt. Mặc dù gật gù nhưng trong lòng nghĩ khác. Chắc anh này suy nghĩ tiêu cực bi quan mà nói quá, chứ xã hội thiếu gì người tốt. Vẫn còn đó bao nhiêu con người “ sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”, trung thực, hào sảng, quả cảm, nhân cách đẹp lung linh. Bao nhiêu người cần mẫn làm giàu bằng chính sức lực và trí tuệ của mình, vinh quang và chân chính. Chứ đâu phải ai cũng rẻ tiền như anh nói vậy.
Thấy anh căng thẳng nên Tony mới nói đùa, thôi để em tham gia cạnh tranh với anh cho vui nhé, em sẽ mở công ty trách nhiệm hữu hạn Chụp Giật. Tên tiếng Anh là “ Grasping and Tugging Co., Ltd”. Có 2 thành viên góp vốn. Chủ tịch Hội đồng quản trị, anh Trần Văn Chụp và phó chủ tịch, chị Lê Thị Giật.
Ai gọi tới, tiếp tân sẽ “Alo, dạ công ty Chụp Giật xin nghe”!
Thôi chơi tổng đài tự động nhờ bạn nào nói giọng Huế lồng tiếng cho hay.“Cạm ơn quỵ khạch đã gọi đện công ty trạch nhiệm hữu hạn Chụp Giật. Gặp anh Chụp, bậm phím 1. Gặp cô Giật, bậm phím 2. Còn nệu không gặp ai thì làm ơn cụp mạy”
07:14
Chuyện con ngựa
Admin-DNQM
Gần đây có người cho rằng trên thông báo tuyển dụng của ngân hàng X, điều kiện là nam từ 1m65, nữ từ 1m55 trở lên là 1 cách phân biệt đối xử nghiêm trọng, cần phải lên án. Cần phải có bình đẳng về giới, tuổi, chủng tộc, tôn giáo, màu da.....trong tuyển dụng và cho rằng ở các nước tiên tiến không có chuyện này. Không rõ những nước tiên tiến mà bài viết đề cập là nước nào nhưng mình thấy ở Nhật và Mỹ, văn hóa doanh nghiệp ở hai quốc gia đã từng làm việc, vẫn có sự ưu tiên trong tuyển dụng. Ở Mỹ, một người nhập cư cùng trình độ và làm công việc giống nhau nhưng mức lương sẽ thấp hơn người bản xứ. Các ông chủ trong lòng cũng có sự ưu tiên dân nhập cư trong tuyển dụng vì cần cù, chăm chỉ hơn và quan trọng là rẻ hơn. Điều này khiến tụi bản xứ thường không mấy thiện cảm với dân nhập cư, thậm chí ở Nga hay ở Anh, họ còn kỳ thị và lâu lâu còn đánh đập vô cớ, chỉ vì tức.
Tuyển chọn nhân viên tiêu chuẩn như thế nào hoàn toàn là quyền của doanh nghiệp. Ở Sài Gòn, làm chứng từ giấy tờ, các doanh nghiệp không nói ra vẫn có sự ưu tiên tuyển nữ tốt nghiệp nhân văn, hành chính, ngoại ngữ...Trong khi nếu telesales tức bán hàng qua điện thoại thì giọng miền Tây nam bộ vẫn ăn khách nhất do ngọt như mía lùi. Hay sales ngành máy móc chẳng hạn thì phải là nam giới, để đi nhậu với khách hàng tăng 1 tăng 2, rồi những thùng hàng mẫu nặng trình trịch nếu sales nữ thì phải thêm 1 anh nữa để bưng bê. Hay như nhân viên thủ quỹ, các ông chủ người Hoa chợ Lớn chỉ tuyển người có gia đình Phật tử, vì họ cho rằng những người này vì biết quy luật nhân-quả mà không dám làm bậy, không tham. Ở Thái Lan, người ta ưu tiên tuyển những người dù là Phật hay Thiên Chúa hay Hồi Giáo, Ấn Độ giáo, gì cũng được miễn là phải có..., vì họ cho rằng những người theo tôn giáo là có đức tin, biết sợ thượng đế, không dám làm bậy, vì có những cái chỉ mình họ làm họ biết, chứ giám sát sao hết được. Phật giáo thì sợ nhân quả, Thiên Chúa thì phải đi xưng tội. Công ty làm ngành giải trí thì họ ưu tiên ngoại hình chứ xấu quắc sao thu hút được đám đông. Có công ty chỉ tuyển nữ vì nhiều nam quá rồi, dượng thịnh âm suy, vô làm hương hoa cho đẹp đội hình. Họ có quyền từ chối không tuyển dụng người mà không đạt yêu cầu, mà không cần phải " lý do chính đáng" nào cả, đơn giản một cái thank-you letter là xong.
Trong thâm tâm đã có 1 sự phân biệt như vậy rồi, cho nên việc ghi rõ điều kiện tuyển dụng sẽ tiết kiệm thời gian và công sức của cả xã hội. Ví dụ mình cao có 1m60 thôi mà vẫn chạy đến nộp hồ sơ vô, bên ngân hàng X vẫn nhận hồ sơ nhưng im lặng hay mời lên, thấy lùn quá thì nói bâng quơ vài câu rồi cảm ơn, cho về. Có phải mắc công hem, 1 bên tốn thời gian gặp mặt, 1 bên thì vừa tốn tiền làm cái hồ sơ xin việc, vừa hy vọng rồi thất vọng, đau khổ hẻm biết tại sao mình rớt.
Gần đây các xí nghiệp ở Bình Dương ghi rõ không tuyển lao động tỉnh Y. Người dân có hộ khẩu tỉnh Y này cũng thấy bị tổn thương, tự ái và tất nhiên sẽ phản đối gay gắt. Thật ra, không phải không có lý do. Đặc trưng của lao động phổ thông tỉnh này là tính địa phương rất cao, vô Nam thấy làm được là rủ cả làng vào làm. Bác Cả của mình có xí nghiệp may mặc, bác ấy nói nhiều lúc ức lắm, chuẩn bị giao hàng, sáng vào thấy cả 1 dây chuyển mấy chục cô nghỉ hết, đi qua xí nghiệp bên cạnh chỉ vì lương cao hơn có 200 ngàn/tháng, làm bác ấy không giao hàng kịp, bị phạt hợp đồng và đối tác nhập khẩu nói Việt Nam tụi mày tổ chức sản xuất kém, dồn hết đơn hàng qua Trung Quốc. Cũng có đứa biết điều chạy qua xin lỗi, nhưng kêu ở lại làm thì kiên quyết nói không. Nó nói em không dám cãi, các chị ấy nói đi là phải đi, vì em ở chung, làm chung, rồi còn cha còn mẹ ở quê nữa. Căng thẳng chuyện nhân công miết mà bác Cả đóng cửa xí nghiệp may luôn, mấy xí nghiệp khác chuyên giành giật lao động ở bên cạnh cũng rứa, đóng cửa hết vì đối tác chán, không muốn làm với các đơn vị gia công suốt ngày giao hàng trễ . Đấy, nên thôi, nhiều doanh nghiệp nói không với hộ khẩu tỉnh Y cho lành, treo luôn trước cửa công ty, thấy cũng quá đáng thiệt nhưng cũng nên nghĩ lại cho họ. Có doanh nghiệp thì đồng ý tuyển, nhưng chia ra mà trị, bố trí ở các bộ phận khác nhau. Các xí nghiệp may của Hàn Quốc thì dân tỉnh nào cũng nhận, vì có chiêu bài nợ lương 1-2 tháng, công nhân tự bỏ đi là mất lương...mặc dù không phải họ không có tiền trả.
Thêm vào chuyện lao động tỉnh này tỉnh kia hay gây gổ đánh lộn vì bênh nhau một cách mù quáng. Mà công nhân sống chung, làm chung với nhau thì xích mích suốt, có khi chỉ là ngôn ngữ vùng miền, người này nói ý này người kia hiểu ý khác. Kiểu như chuyện ở xí nghiệp may nọ, xung quanh tre nó mọc nhiều, nên anh sếp mới phân công cô nấu cơm (người Huế) đi hái măng về cải thiện chất lượng bữa ăn. Cô bị lông tre nó bay vào gây ngứa mông, ở vùng quê miền trung thì người ta quen nói là ngứa đít, rất khó chịu nên hái măng không được nhiều. Khi về, sếp yêu cầu giải thích vì sao hái ít vậy. Cô mới thật thà báo cáo "thưa thủ trưởng, trong lúc đang hại măng, em bị ngựa địt....nên...". Anh thủ trưởng người Bắc mới nghe đến đây là cắt ngang "ối giời ơi, thấy ngựa thì cô phải lập tức chạy đi, chứ đứng đó làm gì cho nó tẩn, mà cái con ngựa to lớn thế, cô không chết là may. Cô đúng là gái chẳng ra gì". Cô gái giận dữ "- răng mà nói lạ rứa, phải con ngựa chi mô, em bị ngựa". Cãi qua cãi lại, rồi gây lộn ầm ĩ, bạn bè cô này chẳng hiểu mô tê gì, thấy đồng hương bị ức hiếp nên tập trung gậy gộc, tiến lên, rượt đuổi anh thủ trưởng chạy té khói.
Anh sợ quá chui vào bụi tre nấp. Một lúc sau bước ra thì cũng gãi sột soạt. Cô nấu cơm nhìn thấy và cười hả hả, đấy, thủ trưởng cũng bị ngựa. Răng mà nọi em hè...
Tuyển chọn nhân viên tiêu chuẩn như thế nào hoàn toàn là quyền của doanh nghiệp. Ở Sài Gòn, làm chứng từ giấy tờ, các doanh nghiệp không nói ra vẫn có sự ưu tiên tuyển nữ tốt nghiệp nhân văn, hành chính, ngoại ngữ...Trong khi nếu telesales tức bán hàng qua điện thoại thì giọng miền Tây nam bộ vẫn ăn khách nhất do ngọt như mía lùi. Hay sales ngành máy móc chẳng hạn thì phải là nam giới, để đi nhậu với khách hàng tăng 1 tăng 2, rồi những thùng hàng mẫu nặng trình trịch nếu sales nữ thì phải thêm 1 anh nữa để bưng bê. Hay như nhân viên thủ quỹ, các ông chủ người Hoa chợ Lớn chỉ tuyển người có gia đình Phật tử, vì họ cho rằng những người này vì biết quy luật nhân-quả mà không dám làm bậy, không tham. Ở Thái Lan, người ta ưu tiên tuyển những người dù là Phật hay Thiên Chúa hay Hồi Giáo, Ấn Độ giáo, gì cũng được miễn là phải có..., vì họ cho rằng những người theo tôn giáo là có đức tin, biết sợ thượng đế, không dám làm bậy, vì có những cái chỉ mình họ làm họ biết, chứ giám sát sao hết được. Phật giáo thì sợ nhân quả, Thiên Chúa thì phải đi xưng tội. Công ty làm ngành giải trí thì họ ưu tiên ngoại hình chứ xấu quắc sao thu hút được đám đông. Có công ty chỉ tuyển nữ vì nhiều nam quá rồi, dượng thịnh âm suy, vô làm hương hoa cho đẹp đội hình. Họ có quyền từ chối không tuyển dụng người mà không đạt yêu cầu, mà không cần phải " lý do chính đáng" nào cả, đơn giản một cái thank-you letter là xong.
Trong thâm tâm đã có 1 sự phân biệt như vậy rồi, cho nên việc ghi rõ điều kiện tuyển dụng sẽ tiết kiệm thời gian và công sức của cả xã hội. Ví dụ mình cao có 1m60 thôi mà vẫn chạy đến nộp hồ sơ vô, bên ngân hàng X vẫn nhận hồ sơ nhưng im lặng hay mời lên, thấy lùn quá thì nói bâng quơ vài câu rồi cảm ơn, cho về. Có phải mắc công hem, 1 bên tốn thời gian gặp mặt, 1 bên thì vừa tốn tiền làm cái hồ sơ xin việc, vừa hy vọng rồi thất vọng, đau khổ hẻm biết tại sao mình rớt.
Gần đây các xí nghiệp ở Bình Dương ghi rõ không tuyển lao động tỉnh Y. Người dân có hộ khẩu tỉnh Y này cũng thấy bị tổn thương, tự ái và tất nhiên sẽ phản đối gay gắt. Thật ra, không phải không có lý do. Đặc trưng của lao động phổ thông tỉnh này là tính địa phương rất cao, vô Nam thấy làm được là rủ cả làng vào làm. Bác Cả của mình có xí nghiệp may mặc, bác ấy nói nhiều lúc ức lắm, chuẩn bị giao hàng, sáng vào thấy cả 1 dây chuyển mấy chục cô nghỉ hết, đi qua xí nghiệp bên cạnh chỉ vì lương cao hơn có 200 ngàn/tháng, làm bác ấy không giao hàng kịp, bị phạt hợp đồng và đối tác nhập khẩu nói Việt Nam tụi mày tổ chức sản xuất kém, dồn hết đơn hàng qua Trung Quốc. Cũng có đứa biết điều chạy qua xin lỗi, nhưng kêu ở lại làm thì kiên quyết nói không. Nó nói em không dám cãi, các chị ấy nói đi là phải đi, vì em ở chung, làm chung, rồi còn cha còn mẹ ở quê nữa. Căng thẳng chuyện nhân công miết mà bác Cả đóng cửa xí nghiệp may luôn, mấy xí nghiệp khác chuyên giành giật lao động ở bên cạnh cũng rứa, đóng cửa hết vì đối tác chán, không muốn làm với các đơn vị gia công suốt ngày giao hàng trễ . Đấy, nên thôi, nhiều doanh nghiệp nói không với hộ khẩu tỉnh Y cho lành, treo luôn trước cửa công ty, thấy cũng quá đáng thiệt nhưng cũng nên nghĩ lại cho họ. Có doanh nghiệp thì đồng ý tuyển, nhưng chia ra mà trị, bố trí ở các bộ phận khác nhau. Các xí nghiệp may của Hàn Quốc thì dân tỉnh nào cũng nhận, vì có chiêu bài nợ lương 1-2 tháng, công nhân tự bỏ đi là mất lương...mặc dù không phải họ không có tiền trả.
Thêm vào chuyện lao động tỉnh này tỉnh kia hay gây gổ đánh lộn vì bênh nhau một cách mù quáng. Mà công nhân sống chung, làm chung với nhau thì xích mích suốt, có khi chỉ là ngôn ngữ vùng miền, người này nói ý này người kia hiểu ý khác. Kiểu như chuyện ở xí nghiệp may nọ, xung quanh tre nó mọc nhiều, nên anh sếp mới phân công cô nấu cơm (người Huế) đi hái măng về cải thiện chất lượng bữa ăn. Cô bị lông tre nó bay vào gây ngứa mông, ở vùng quê miền trung thì người ta quen nói là ngứa đít, rất khó chịu nên hái măng không được nhiều. Khi về, sếp yêu cầu giải thích vì sao hái ít vậy. Cô mới thật thà báo cáo "thưa thủ trưởng, trong lúc đang hại măng, em bị ngựa địt....nên...". Anh thủ trưởng người Bắc mới nghe đến đây là cắt ngang "ối giời ơi, thấy ngựa thì cô phải lập tức chạy đi, chứ đứng đó làm gì cho nó tẩn, mà cái con ngựa to lớn thế, cô không chết là may. Cô đúng là gái chẳng ra gì". Cô gái giận dữ "- răng mà nói lạ rứa, phải con ngựa chi mô, em bị ngựa". Cãi qua cãi lại, rồi gây lộn ầm ĩ, bạn bè cô này chẳng hiểu mô tê gì, thấy đồng hương bị ức hiếp nên tập trung gậy gộc, tiến lên, rượt đuổi anh thủ trưởng chạy té khói.
Anh sợ quá chui vào bụi tre nấp. Một lúc sau bước ra thì cũng gãi sột soạt. Cô nấu cơm nhìn thấy và cười hả hả, đấy, thủ trưởng cũng bị ngựa. Răng mà nọi em hè...
07:10
Ven hóa tranh luận
Admin-DNQM
Giáo sư X là 1 chuyên gia nông học được cả thế giới nể trọng. Kể cả sau này ông chuyển sang làm hiệu trưởng trường ĐH A, một đại học nhỏ và sinh sau đẻ muộn, nhưng thành quả của nó thật lớn lao với nhiều lứa sinh viên tốt nghiệp có chất lượng rất tốt. Tony đã từng làm việc với ĐH A và thật bất ngờ về cơ ngơi của trường, về công việc được sắp xếp rõ ràng, khoa học của những người lãnh đạo có tư duy tốt.
Tuy nhiên, trong đời, ông lại có lần há miệng mắc quai. Không riêng ông mà chúng ta, ai cũng ít nhất 1 lần. Đó là đâu chục năm về trước, ông có viết 1 bài báo, xem xét bỏ Tết cổ truyền, ăn Tết theo dương lịch như các nước phương Tây. Lập luận của ông là Tết này thật sự là tết của Trung Quốc, theo nông lịch. Các nước vốn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã không ăn Tết này nữa. Hàn Quốc chỉ xem là holiday, nghỉ 3 ngày, còn Nhật thì bỏ hẳn, chuyển qua tuần lễ vàng từ Noel đến Tết dương lịch để nghỉ như phương Tây. Giáo sư X còn lập luận là chúng ta nghỉ tết, thật sự là quá dài. Trước tết thì đã mất 1 tháng với tâm lý đã tháng chạp, lúc đó chúng ta bắt đầu quên dương lịch, toàn tính theo ngày âm, rằng bữa nay là mùng mấy tháng chạp rồi...nên bắt đầu chểnh mảng công việc, chuẩn bị nghỉ Tết. sau Tết thì với quan niệm còn mùng còn ăn chơi, còn Giêng còn ăn chơi, nên mất coi như 2 tháng. Đơn hàng xuất khẩu đi các nước khác sẽ bị thiệt hại, v.v.v nói chung ông đưa rất nhiều con số mang tính định lượng để làm cho bài viết thuyết phục.
Vừa đăng lên, 1 làn sóng phản đối mạnh mẽ. Nói theo ngôn ngữ bây giờ là bị ném đá. Ở VN, thật khó chấp nhận quan niệm mới ngược lại với cái quen thuộc. Dù ở nước ngoài, nhưng quan niệm như vậy được xã hội tôn trọng vì công bằng mà nói, quan niệm đó cũng có lý, và có lợi cho cộng đồng, không phải vì lợi ích một nhóm người hay 1 ngành nghề nào cụ thể. Chỉ là quan niệm cá nhân nên chúng ta có thể phản biện, tranh luận, hoặc ghi nhận.
Tranh luận là nguồn gốc của phát triển. Tuy nhiên, tranh luận phải có phương pháp, nên xoáy vào vấn đề cần mổ xẻ, tránh công kích cá nhân. Sau bài báo đó, giáo sư chọn giải pháp im lặng. Không đính chính hay tranh luận lại, vì đó là giải pháp tốt nhất sau khi cái gọi là rùm beng.
Ở VN, cứ ai phát biểu, thuận tai thì không nói gì, trái tai thì ôi thôi nhận đá mệt nghỉ. Bữa thì 1 ông Việt kiều vốn quen nổ (thông cảm, dù đã là tiến sĩ hay đang đi hạc như Tony, cứ phải nổ mới ra chất VK), bữa thì 1 ông "doanh nhân" chủ tịch hiệp hội gì đó nói năng rất quả quyết "chúng ta nên, chúng ta phải", bữa thì 1 cô ca sĩ muốn quánh bóng tên tuổi vì lâu rồi hát hẻm ai coi, nhưng tất cả đều có chung 1 cách là mời phóng viên tới để nghe phát biểu 1 câu xanh rờn, càng xanh càng tốt, đều có trong kịch bản PR rồi tung lên mạng. Có 1 nhóm người, không rõ phe nào, thấy A phát biểu là ủng hộ A, ném đá B, bữa sau B nói A lại, thấy cũng xuôi tai, quay lại ném đá A khí thế. Cứ cầm sẵn 2 cục đá trên tay, đọc xong là ném, loạn xạ. Giống con dơi, ngồi coi chim và chuột quánh nhau. Thấy chuột thắng thì nói tao là chuột, coi mặt tao nè, giống chuột hem. Thấy chim thắng thì nói tao là chim, vì tao biết bay.
Tony từng tham gia tranh luận với bạn học trong 1 cuộc rượu hồi còn sinh viên, đề tài là "Nên ăn sáng trước hay quánh răng trước". Đề tài thiệt dễ thương. Ban đầu rất vui, sau hồi cay cú, bên này lỡ nói sai 1 chữ, bên kia chụp lấy, ghi nhớ, triển khai diễn giải khí thế để phản công lại, bên này cũng không vừa, canh me mày nói sai chữ nào là bắt bí liền, lập tức triển khai ý và dùng lý lẽ, dẫn chứng để quật lại . Bên này đuối lý, bên kia hả hê, sung sướng. Sau đó chuyển qua đưa các bậc phụ huynh vào, rồi sau đó tuyên bố mày vô văn hóa tao có văn hóa, mày vô học tao có học, rồi lôi các bộ phận trong cơ thể cũng đưa ra ném vào mặt nhau, máu dâng lên ngút trời. Cũng may là Tony cũng đã kịp thời dĩ hòa vi quý bằng những câu chuyện hài hước, không là choảng nhau to. Bắt tay làm lành, cuối cùng chân nam đá chân chiêu, cặp kè nghiêng ngả lấy xe ra về, cả bọn kết luận, đề tài của tụi mình vừa tranh luận xong, thống nhất như thế này nhé: Mỹ không nên quánh I rắc.
Tuy nhiên, trong đời, ông lại có lần há miệng mắc quai. Không riêng ông mà chúng ta, ai cũng ít nhất 1 lần. Đó là đâu chục năm về trước, ông có viết 1 bài báo, xem xét bỏ Tết cổ truyền, ăn Tết theo dương lịch như các nước phương Tây. Lập luận của ông là Tết này thật sự là tết của Trung Quốc, theo nông lịch. Các nước vốn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã không ăn Tết này nữa. Hàn Quốc chỉ xem là holiday, nghỉ 3 ngày, còn Nhật thì bỏ hẳn, chuyển qua tuần lễ vàng từ Noel đến Tết dương lịch để nghỉ như phương Tây. Giáo sư X còn lập luận là chúng ta nghỉ tết, thật sự là quá dài. Trước tết thì đã mất 1 tháng với tâm lý đã tháng chạp, lúc đó chúng ta bắt đầu quên dương lịch, toàn tính theo ngày âm, rằng bữa nay là mùng mấy tháng chạp rồi...nên bắt đầu chểnh mảng công việc, chuẩn bị nghỉ Tết. sau Tết thì với quan niệm còn mùng còn ăn chơi, còn Giêng còn ăn chơi, nên mất coi như 2 tháng. Đơn hàng xuất khẩu đi các nước khác sẽ bị thiệt hại, v.v.v nói chung ông đưa rất nhiều con số mang tính định lượng để làm cho bài viết thuyết phục.
Vừa đăng lên, 1 làn sóng phản đối mạnh mẽ. Nói theo ngôn ngữ bây giờ là bị ném đá. Ở VN, thật khó chấp nhận quan niệm mới ngược lại với cái quen thuộc. Dù ở nước ngoài, nhưng quan niệm như vậy được xã hội tôn trọng vì công bằng mà nói, quan niệm đó cũng có lý, và có lợi cho cộng đồng, không phải vì lợi ích một nhóm người hay 1 ngành nghề nào cụ thể. Chỉ là quan niệm cá nhân nên chúng ta có thể phản biện, tranh luận, hoặc ghi nhận.
Tranh luận là nguồn gốc của phát triển. Tuy nhiên, tranh luận phải có phương pháp, nên xoáy vào vấn đề cần mổ xẻ, tránh công kích cá nhân. Sau bài báo đó, giáo sư chọn giải pháp im lặng. Không đính chính hay tranh luận lại, vì đó là giải pháp tốt nhất sau khi cái gọi là rùm beng.
Ở VN, cứ ai phát biểu, thuận tai thì không nói gì, trái tai thì ôi thôi nhận đá mệt nghỉ. Bữa thì 1 ông Việt kiều vốn quen nổ (thông cảm, dù đã là tiến sĩ hay đang đi hạc như Tony, cứ phải nổ mới ra chất VK), bữa thì 1 ông "doanh nhân" chủ tịch hiệp hội gì đó nói năng rất quả quyết "chúng ta nên, chúng ta phải", bữa thì 1 cô ca sĩ muốn quánh bóng tên tuổi vì lâu rồi hát hẻm ai coi, nhưng tất cả đều có chung 1 cách là mời phóng viên tới để nghe phát biểu 1 câu xanh rờn, càng xanh càng tốt, đều có trong kịch bản PR rồi tung lên mạng. Có 1 nhóm người, không rõ phe nào, thấy A phát biểu là ủng hộ A, ném đá B, bữa sau B nói A lại, thấy cũng xuôi tai, quay lại ném đá A khí thế. Cứ cầm sẵn 2 cục đá trên tay, đọc xong là ném, loạn xạ. Giống con dơi, ngồi coi chim và chuột quánh nhau. Thấy chuột thắng thì nói tao là chuột, coi mặt tao nè, giống chuột hem. Thấy chim thắng thì nói tao là chim, vì tao biết bay.
Tony từng tham gia tranh luận với bạn học trong 1 cuộc rượu hồi còn sinh viên, đề tài là "Nên ăn sáng trước hay quánh răng trước". Đề tài thiệt dễ thương. Ban đầu rất vui, sau hồi cay cú, bên này lỡ nói sai 1 chữ, bên kia chụp lấy, ghi nhớ, triển khai diễn giải khí thế để phản công lại, bên này cũng không vừa, canh me mày nói sai chữ nào là bắt bí liền, lập tức triển khai ý và dùng lý lẽ, dẫn chứng để quật lại . Bên này đuối lý, bên kia hả hê, sung sướng. Sau đó chuyển qua đưa các bậc phụ huynh vào, rồi sau đó tuyên bố mày vô văn hóa tao có văn hóa, mày vô học tao có học, rồi lôi các bộ phận trong cơ thể cũng đưa ra ném vào mặt nhau, máu dâng lên ngút trời. Cũng may là Tony cũng đã kịp thời dĩ hòa vi quý bằng những câu chuyện hài hước, không là choảng nhau to. Bắt tay làm lành, cuối cùng chân nam đá chân chiêu, cặp kè nghiêng ngả lấy xe ra về, cả bọn kết luận, đề tài của tụi mình vừa tranh luận xong, thống nhất như thế này nhé: Mỹ không nên quánh I rắc.
07:07
TEFL và TESOL
Admin-DNQM
Nhiều bạn giáo viên tiếng Anh cấp 2 và cấp 3 gửi thư cho TBS, muốn đi hạc tiếng Anh nâng cao nghiệp vụ với điều kiện chi phí thấp nhất. Tony có hỏi thăm bạn bè quốc tế thì họ chỉ nên sang Philippines, tham gia các chứng chỉ TEFL hay TESOL. Các bạn cứ search trên mạng, từ khoá " the best TESOL center in Philippines" chẳng hạn, nó sẽ ra hàng loạt.
Vé máy bay, mình nên làm cái thẻ tín dụng visa hay master, nửa đêm săn vé giá rẻ của hãng Cebu Pacific thì chỉ khoảng 4-5 triệu vé khứ hồi. Tiền hạc phí để lấy chứng nhận TESOL quốc tế khoảng 1500 USD, ăn ở 1 tháng bên đó cũng như bên mình, không mắc. Nên có khoảng 50 triệu là đi tu nghiệp 1 tháng bên đó vô tư, các chương trình cũng chỉ xong trong 1 tháng toàn thời gian. Làm vài năm để dành rồi đi. Về gỡ vốn mấy hồi với bằng cấp quốc tế.
Có chứng chỉ TESOL quốc tế thì có thể dạy tiếng Anh phổ thông bất cứ nơi đâu trên thế giới, bất cứ trung tâm nào. Về ngoài dạy ở trường, còn dạy thêm ở trung tâm, các cơ quan xí nghiệp trong vùng kiếm thêm tiền bạn nhé.
TBS
TEFL và TESOL là chứng chỉ dành cho người dạy tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, phần lớn GV người Hàn hay Nhật đều có chứng chỉ này, và phần lớn đều hạc ở Philippines vì gần, chi phí thấp và tiếng Anh ở Phi chuẩn nhất ở châu Á. Chứng chỉ này không cần thiết cho các bạn hạc tiếng Anh với mục đích không phải là đi dạy.
Vé máy bay, mình nên làm cái thẻ tín dụng visa hay master, nửa đêm săn vé giá rẻ của hãng Cebu Pacific thì chỉ khoảng 4-5 triệu vé khứ hồi. Tiền hạc phí để lấy chứng nhận TESOL quốc tế khoảng 1500 USD, ăn ở 1 tháng bên đó cũng như bên mình, không mắc. Nên có khoảng 50 triệu là đi tu nghiệp 1 tháng bên đó vô tư, các chương trình cũng chỉ xong trong 1 tháng toàn thời gian. Làm vài năm để dành rồi đi. Về gỡ vốn mấy hồi với bằng cấp quốc tế.
Có chứng chỉ TESOL quốc tế thì có thể dạy tiếng Anh phổ thông bất cứ nơi đâu trên thế giới, bất cứ trung tâm nào. Về ngoài dạy ở trường, còn dạy thêm ở trung tâm, các cơ quan xí nghiệp trong vùng kiếm thêm tiền bạn nhé.
TBS
TEFL và TESOL là chứng chỉ dành cho người dạy tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, phần lớn GV người Hàn hay Nhật đều có chứng chỉ này, và phần lớn đều hạc ở Philippines vì gần, chi phí thấp và tiếng Anh ở Phi chuẩn nhất ở châu Á. Chứng chỉ này không cần thiết cho các bạn hạc tiếng Anh với mục đích không phải là đi dạy.
06:50
Thơ của Tony
Admin-DNQM
Hồi cấp 3, Tony hay làm thơ, dù học ban A để thi trường kinh tế thành phố. Những tiết học chán ngắt như Sử hay Kỹ thuật nông nghiệp là lúc Tony ngồi làm thơ. Ngồi bên cạnh là bạn NL, cậu ấy cứ có bài nào mình vừa xuất khẩu ra là chép vào sổ, không biết cuốn sổ thơ đó giờ còn không nữa. Từ viết về bạn A đi vấp té đến thầy P rượt đuổi bạn B trong giờ quân sự, cô C hôm nay mặc áo màu vàng đi dạy thiệt đẹp, đến trời mưa trời nắng gió bão gì Tony cũng vun vút thành thơ được. Nhưng giống như nhiều truyện ngắn và bài báo của mình thời đi học đến lúc Fanpage TBS ra đời, viết xong gửi báo đăng rồi vứt mất, chẳng lưu lại.
Lên Sài Gòn học đại học, có lần Tony ở trọ với 4 bạn nữa, trong đó có bạn M, người Huế. M rất thích em L, là nữ sinh khoa xã hội ĐH tổng hợp. Em này vốn lãng mạn, yêu thơ mến văn. M lỡ nói xạo với L là biết làm thơ được nên cứ mỗi buổi sáng, em ấy kêu M qua ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo, chở nàng đi điểm tâm và đọc thơ. Ăn phở cũng đọc thơ, ăn xôi cũng đọc thơ.
M phóng lao thì phải theo lao, thế là tối nào nó cũng năn nỉ mình, bữa thì hủ tíu gõ, bữa thì bánh cuốn, Tony và 3 thằng kia lỡ ăn ngập mặt rồi thì phải cho ra 1 bài để sáng mai nó đạp xe qua tặng em. Em này đem đăng báo mực tím hay áo trắng gì đó để có nhuận bút 2 đứa nó ăn sáng, nhưng chủ yếu là khoe với các cô bạn học là bồ tao viết thơ tặng tao nè. Đâu được nửa năm thì mình không ở chung nữa, vì qua 1 người chị họ đi học cho gần. Thế là thằng này bị lòi ra là hổng biết làm thơ, rồi 2 bên giận dỗi, tình cảm phai lợt dần. Một buổi tối, nó đạp xe qua nhà mình, nó mời mình uống bia ăn cá cơm khô chiên giòn, tâm sự mọi thứ rồi nhờ mình viết 1 bài tạm biệt em, coi như ‘Bài Không Tên Cuối Cùng’. Năm đó tụi mình đều 19-20 tuổi, giờ đọc lại thấy buồn cười không chịu được vì quá sến. Bữa này nhận được message của M, M cũng là độc giả TBS, bạn gửi lại bài này yêu cầu Tony post trên mạng, đọc cho cuộc đời nó nhẹ nhàng, không ceng thẻng làm chi cho mệt.
"Có lẽ một điều anh chưa nói với em
trái tim anh đã thuộc về em đó
những hẹn hò đón đưa thuở nhỏ
cứ lớn dần thành nỗi nhớ mênh mông
Anh muốn hóa thân thành một dòng sông
Chở thuyền em đến bến bờ khao khát
nơi biển trời hòa một màu xanh ngát
em mỉm cười, xa lắm, phải không anh
Rồi thời gian lặng lẽ trôi nhanh
Dòng sông anh vẫn cứ trôi về phía biển
mang trong lòng mình con thuyền thánh thiện
Đó là em, em của riêng anh
Hai đứa chẳng ngờ hạnh phúc quá mong manh
Những kỷ niệm giờ chỉ là bọt nước
Anh biết, nhưng chẳng thể nào khác được
Lá trên cành đâu thể mãi màu xanh
Em sẽ thôi buồn khi đã hiểu lòng anh
Một con sông, phải bên bồi bên lở"
Lên Sài Gòn học đại học, có lần Tony ở trọ với 4 bạn nữa, trong đó có bạn M, người Huế. M rất thích em L, là nữ sinh khoa xã hội ĐH tổng hợp. Em này vốn lãng mạn, yêu thơ mến văn. M lỡ nói xạo với L là biết làm thơ được nên cứ mỗi buổi sáng, em ấy kêu M qua ký túc xá 135 Trần Hưng Đạo, chở nàng đi điểm tâm và đọc thơ. Ăn phở cũng đọc thơ, ăn xôi cũng đọc thơ.
M phóng lao thì phải theo lao, thế là tối nào nó cũng năn nỉ mình, bữa thì hủ tíu gõ, bữa thì bánh cuốn, Tony và 3 thằng kia lỡ ăn ngập mặt rồi thì phải cho ra 1 bài để sáng mai nó đạp xe qua tặng em. Em này đem đăng báo mực tím hay áo trắng gì đó để có nhuận bút 2 đứa nó ăn sáng, nhưng chủ yếu là khoe với các cô bạn học là bồ tao viết thơ tặng tao nè. Đâu được nửa năm thì mình không ở chung nữa, vì qua 1 người chị họ đi học cho gần. Thế là thằng này bị lòi ra là hổng biết làm thơ, rồi 2 bên giận dỗi, tình cảm phai lợt dần. Một buổi tối, nó đạp xe qua nhà mình, nó mời mình uống bia ăn cá cơm khô chiên giòn, tâm sự mọi thứ rồi nhờ mình viết 1 bài tạm biệt em, coi như ‘Bài Không Tên Cuối Cùng’. Năm đó tụi mình đều 19-20 tuổi, giờ đọc lại thấy buồn cười không chịu được vì quá sến. Bữa này nhận được message của M, M cũng là độc giả TBS, bạn gửi lại bài này yêu cầu Tony post trên mạng, đọc cho cuộc đời nó nhẹ nhàng, không ceng thẻng làm chi cho mệt.
"Có lẽ một điều anh chưa nói với em
trái tim anh đã thuộc về em đó
những hẹn hò đón đưa thuở nhỏ
cứ lớn dần thành nỗi nhớ mênh mông
Anh muốn hóa thân thành một dòng sông
Chở thuyền em đến bến bờ khao khát
nơi biển trời hòa một màu xanh ngát
em mỉm cười, xa lắm, phải không anh
Rồi thời gian lặng lẽ trôi nhanh
Dòng sông anh vẫn cứ trôi về phía biển
mang trong lòng mình con thuyền thánh thiện
Đó là em, em của riêng anh
Hai đứa chẳng ngờ hạnh phúc quá mong manh
Những kỷ niệm giờ chỉ là bọt nước
Anh biết, nhưng chẳng thể nào khác được
Lá trên cành đâu thể mãi màu xanh
Em sẽ thôi buồn khi đã hiểu lòng anh
Một con sông, phải bên bồi bên lở"
06:45
Đăng ký:
Bài đăng
(
Atom
)